Sống chung với một “lũ” dậy thì
Bố mẹ mệt mỏi vì con trốn học, yêu sớm, đua đòi bạn bè, trộm tiền tiêu vặt…
Làm bố mẹ những cục cưng “bỗng dưng giỏi cãi” mùa dậy thì thật chẳng khác gì sống chung với lũ. Sơ ý hoặc không bình tĩnh là muốn khùng với nhau vì mâu thuẫn dạy còn tuổi “ổi ương” này ngay.
Bố mẹ chiến tranh vì con dậy thì trở tính
Sếp cơ quan cũng còn phải bó tay, xuống nước thông cảm cho mấy nhân viên bỗng dưng tâm tính thất thường, ít nhạy cảm với thời tiết nhưng vui buồn cau có đổi màu xoành xoạch tùy diễn biến khôn dại bất thường của mấy con “Trời” tuổi ô mai đắng ở nhà. Bố mẹ chúng nó đâm ra kinh niên mất ăn mất ngủ. Sinh bệnh từ tinh thần đến thể chất vì đám choai choai này.
Nhà cửa xáo tung không chỉ vì hành vi trái tính của con mà vì chính ở bố, mẹ và những phát sinh mâu thuẫn trực tiếp ở bố mẹ dù nguyên nhân… rất xa mới là do con.
Bố mẹ lúng túng trước biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con, mà chủ yếu là sốc trước những biểu hiện như con nói dối, chểnh mảng học hành, trốn học, yêu sớm, cãi bố mẹ, đua đòi bạn bè, trộm tiền để tiêu vặt, chơi game, rơi sâu vào trạng thái trầm uất vì con “hư”, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cá nhân của họ, của bạn đời, tác động tiêu cực tới quan hệ vợ chồng của họ, tạo môi trường căng thẳng khiến quan hệ giữa bố mẹ và con bị cuốn vào vòng xoáy mâu thuẫn khó gỡ.
Bố mẹ ức chế, xoay ra đổ lỗi vì nhau mà con hư, nhất là “con hư tại mẹ”, đá thúng đụng nia, giận cá con chém thớt bạn đời. Cơ chế giáo dục gia đình mắc hàng loạt lỗi hệ thống kiểu sinh nắn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giáo dục, không phối hợp được hoạt động dạy cọn. Người này nghiêm khắc thì người kia phản ứng chỉ trích ngay trước mặt con, hoặc bố nóng lên quát mẹ chiều con quá, mẹ lại giả vờ theo ý bố nhưng chiều giấm giúi và chì chiết bố sau lưng… Lợi dụng kẽ hở thiếu thống nhất, không cập nhật thông tin về con của bố mẹ, con sẽ tận dụng từng bên theo ý đồ tự do cá nhân của mình. Nhận ra sự mâu thuẫn của bố mẹ, con bớt nể sợ, bướng bỉnh, khó bảo hơn. Con từ chỗ chỉ trái tính do tâm lý lứa tuổi mà thành lệch lạc nhân cách thật sự, bố mẹ mâu thuẫn bé xé ra to, thù địch nhau, ly hôn chưa biết chừng.
Biết mình biết ta, trăm trận cùng hòa giải
Thực tế cú sốc khi con vào tuổi dậy thì của bố mẹ không dễ tránh nhưng chắc chắn sẽ qua được bởi nó là một sự kiện mang tính quy luật trong chiều dài đời sống gia đình.
Cú sốc này của bố mẹ một phần do bước chuyển trong hành vi của con thay đổi từ chỗ bé bỏng ngoan ngoãn, tuân thủ bố mẹ sang giai đoạn muốn được tự lập mà hành vi có xu hướng khác với cái tôi trẻ ranh trước đó, tức là làm ngược với những điều người lớn chỉ vẽ. Bố mẹ không hiểu nổi cơn sốc của mình và ngay con cũng không hiểu điều đang diễn ra với con nhưng đó chính là một quá trình tìm hiểu chính con hình thành cá tính riêng biệt của con, đồng thời bố mẹ bước vào giai đoạn mới của vai trò làm cha mẹ. Lúc này, ứng xử giáo dục của bố mẹ phải đặt trên cơ sở tốc độ biến đổi nhanh trong nhu cầu phát triển và cá tính của con hơn là chủ yếu theo khuôn mẫu giá trị sống của bản thân bố mẹ và gia đình.
Độ sốc của phụ huynh được nhấn mạnh bởi lòng xót con, lo lắng trước hình thức lệch lạc chuẩn mực sống trong các biểu hiện của con ảnh hưởng tới kết quả học tập và tương lai lâu dài của con. Sĩ diện của bố mẹ về đứa con ngoan khiến mặc cảm con hư trở thành cơn trầm uất. Sự khép kín làm nỗi buồn đau trở nên quá tải, sinh bệnh tật và rồi luôn quan hệ vợ chồng.
Video đang HOT
Sĩ diện của bố mẹ về đứa con ngoan khiến mặc cảm con hư trở thành cơn trầm uất (Ảnh minh họa)
Để vượt qua giai đoạn khó khăn nuôi dạy con dậy thì, duy trì ổn định đời sống gia đình, bố mẹ cần vượt qua cú sốc của chính mình, bình tĩnh tin rằng nếu giúp con vượt qua cú sốc của chính mình sẽ hạn chế được hệ lụy cả về cuộc đời con và quan hệ vợ chồng. Để tránh, khắc phục xung đột giữ bố mẹ trong quá trình dạy con, cần hiểu đúng việc bạn đời đổ lỗi, chán chường hoặc thiếu hợp tác không phải bao giờ cũng là sự vô trách nhiệm mà đó là biểu hiện sốc rất thường gặp khi con bắt đầu tuổi dậy thì. Mỗi đứa con có đặc tính tâm lý khác nhau và biểu hiện rối loạn hành vi dậy thì cũng khác nhau nên việc nhân biết và cơn sốc của bố mẹ cũng có thể tái phát dù là từng nuôi mọt con lớn trước đó.
Chèo lái con thuyền gia đình qua thời con khó bảo
Trước hết cần loại trừ mặc cảm con hư và phân biệt rõ đó là những trải nghiệm mang tính thử sai trong quá tình trưởng thành. Bố mẹ sẽ có vai trò hướng đạo bằng lạt mềm chứ không phải xích sắt. Kể cả những “trả giá” nào đó trong khuôn khổ không quá nguy hại cũng không có gì khủng khiếp so với cả một cuộc đời con. Tình yêu và sự thừa nhận giá trị của cách chung sống từ phía bố mẹ vẫn luôn là điều chúng cần để lớn lên.
Xác định trách nhiệm giáo dục là trách nhiệm chung của vợ và chồng, tuyệt đối tránh đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm, bé xé ra to dẫn tới mất cơ hội hợp tác dạy con, thậm chí gây vết hằn oán trách khó xóa trong lòng nhau, nguy cơ chưa thể lường hết cho tình cảm vợ chồng. Từng được giáo dục theo cách khác nhau nên bố mẹ tất nhiên sẽ có quan đểm riêng về cách dậy dỗ thế hệ sau. Nếu áp đặt quan điểm dạy con cho bạn đời thì không phải là thực hiện mong muốn con được phát triển toàn diện.
Điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải xác định được mình mong muốn con trở thành như thế nào để cùng thống nhất về cách dạy dỗ, từ việc định hướng cho con đến hợp đồng tác chiến bên lệnh ngầm, bên bình tĩnh hơn thì trực tiếp xử lý cùng con, bàn bạc phân công thường xuyên phần “kẻ đấm người xoa”, vai trò đưa đón, kiểm soát con và giáo dục con, phối hợp với nhà trường tìm hiểu nhóm bạn…
Vợ chồng thống nhất cách dạy con sẽ giúp nhau vượt qua mặc cảm thất bại và bạn đời, hỗ trợ nhau, chống quá tải khi trách nhiệm dạy con dồn lên vai một người dễ dẫn tới stress rất nặng, suy sụp và thất bại trong uốn nắn, giúp đỡ con. Hai người sẽ làm điểm tựa cho nhau, kiềm chế khi sốc hay khi một bên mềm yếu, nản trong việc dạy con. Nếu chưa đồng ý vẫn cần tôn trọng nhau, tối kỵ xúc phạm nhau trước mặt con cái hay lôi kéo con về phía mình, luôn tỏ ra thống nhất quan điểm trước mặt con để chúng có niềm tin, dù chỉ ngấm ngầm thừa nhận, là dù sao bố mẹ đã cùng nghĩ thế thì ắt là đúng và chúng giữ nguyên được niềm tôn trọng bố mẹ.
Khi con có biến đổi thể hình, dấu hiệu dậy thì như xuất tinh, hành kinh và yêu sớm là lúc bố mẹ cần phân công vai trò giáo dục giới tính và chia sẻ phù hợp.
Bố mẹ em cũng rất nên cởi mở chia sẻ và phối hợp với giáo viên, người thân khác như ông bà, họ hàng… để nhận được lời tư vấn phù hợp, hỗ trợ giúp đỡ con.
Chung vai chia sẻ gánh trách nhiệm làm bố mẹ trong một thời kỳ khó khăn cả của con và gia đình cũng là một cách gây dựng, giữ gìn hạnh phúc. Hai bên có cơ hội chia sẻ và hiểu nhau hơn, thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương với gia đình, bạn đời. Qua đây tình cảm vợ chồng lại được củng cố và chín đằm hơn, đúng nghĩa chia ngọt sẻ bùi.
Theo VNE
6 cách chuyển từ bạn sang yêu
Một ngày nào đó bạn bỗng cảm thấy trái tim mình "loạn nhịp" trước người bạn thân bao năm gắn bó.
Chạy đến và thổ lộ hết lòng mình với cậu ấy? Liệu có "quê" quá không? Nhỡ "người ta" không thích mình thì sao? Hãy thử thăm dò chàng bằng những cách sau đây!
1. Đặt những nick name cho chàng
Bạn và chàng vẫn thường xưng hô là "ông bà" hay thậm chí "mày, tao". Vậy thì không được rồi! Dấu hiệu đầu tiên khi thấy &'cảm nắng' chàng là cảm thấy không còn hứng thú với cách xưng hô trước nữa! Vì vậy, tốt nhất hãy thử gọi chàng bằng một số nichname dựa vào sở thích hay tính tình chàng, ví dụ như: thầy giáo (nếu chàng làm giảng viên), chàng trai tháng 6 (nếu như chàng sinh vào tháng 6).
Gọi nickname sẽ khiến hai người gần gũi nhau theo kiểu tình nhân hơn là bạn - tớ. Bạn cũng có thể yêu cầu chàng đặt những nickname cho mình để dò xem chàng nghĩ về bạn thế nào. Còn nếu bạn cảm thấy khó tìm nickname để gọi chàng thì tốt nhất là hãy chuyển sang xưng tên chứ đừng gọi kiểu "bỗ bã" như trước nữa, đó không phải là cách xưng hô của những người yêu nhau.
2. Thay đổi những gì hàng ngày
Giả dụ trước bạn và chàng thường xuyên đến nhà nhau chơi thì giờ hãy gợi ý cho chàng thay vì đến nhà khi có việc, hãy rủ nhau đi đâu đó chơi, quán xá nào đó, hoặc có thể đi xem phim, nghe nhạc. Hãy cố gắng hẹn hò với chàng như những đôi thông thường khác.
Bạn và chàng đang là bạn bè thân thiết
3. Ăn mặc đẹp khi có thể gặp chàng
Trước đây bạn không để ý đến cách ăn mặc và thường xuề xòa, qua loa khi chàng đến chơi. Bạn nghĩ rằng là bạn bè thì không cần phải đẹp đẽ trước mặt nhau, nhưng nay bạn đâu muốn hai người chỉ là bạn bè thông thường nữa, vậy thì cách tốt nhất để lôi cuốn sự chú ý của chàng là hãy thay đổi cách ăn mặc, gợi cảm và hấp dẫn hơn. Biết đâu chàng sẽ nhận ra sự dễ thương của cô bạn gái thân thiết ngày nào và thay đổi tình cảm với bạn.
4. Nói cho chàng biết bạn tìm một mẫu hình giống chàng
Bạn thân thiết với chàng vì thế mọi tính cách, sở trường, sở đoản của chàng bạn đều nắm rõ hơn ai hết.Một buổi ngồi nói chuyện, hãy làm ra vẻ vô tình kể cho chàng nghe những tiêu chuẩn về người bạn đời của bạn, trong đó có những phẩm chất giống như chàng. Nếu có tình cảm với bạn, chàng sẽ dễ dàng đoán ra ý bạn.
Nay nếu chuyển sang tình yêu thì có khó?
5. Tán tỉnh chàng theo kiểu trêu đùa
Vì hai bạn vốn là bạn thân nên nếu tự nhiên nói với chàng những câu tình cảm thì chàng sẽ ngạc nhiên và đẩy bạn vào trạng thái "quê", vì thế, khi vui vẻ, hãy thử nói những câu đùa vui, tán tỉnh chàng một cách hài hước để "dò" xem thái độ của chàng thế nào.
6. Chê bai những người theo đuổi bạn
Một trong những cách phát tín hiệu cực với chàng đó là hãy tâm sự với chàng chuyện tình yêu của bạn, hãy nói cho chàng biết bạn cảm thấy khó chịu thế nào với các "đuôi" đang bám riết lấy mình. Nêu chàng nhiệt tình, bạn có thể nhờ chàng đóng vai "người yêu" để loại bỏ những anh chàng kia và cũng là một cách thể chàng hiểu tình cảm của bạn.
Theo VNE
Cử chỉ tiết lộ điều anh ấy muốn nói Hãy để ý cử chỉ cơ thể người đàn ông trước cả những lời anh ấy nói, bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều thu nhặt được. Lần đầu gặp gỡ Điều đầu tiên cần nắm bắt trong việc nhận biết các tín hiệu từ một người đàn ông là: Họ luôn rất rõ ràng. Nếu lần đầu tiên gặp gỡ anh ấy...