‘Sống chung với mẹ chồng’ giờ chỉ là chuyện nhỏ
Các đôi vợ chồng trẻ thường gặp khá nhiều áp lực khi bắt đầu một cuộc sống mới. Lúc này, cuộc hôn nhân màu hồng đã không còn như những gì các bạn tưởng tượng nữa. Áp lực dần xuất hiện, ngay cả việc vợ chồng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, sử dụng
ảnh minh họa
Có nhiều gia đình trước khi có sự xuất hiện của thành viên mới là con dâu thì đã có một thói quen được hình thành. Mọi chi tiêu, quy định trong gia đình đều được mẹ chồng kiểm soát và sắp xếp. Đừng vội cho rằng bạn có thể thay đổi mọi trật tự theo ý mình. Thay vào đó, hãy học cách dung hòa và thích nghi với điều đó trong một giới hạn nhất định nhé.
Học cách thích nghi trước khi phàn nàn
Trận chiến giữa nàng dâu và mẹ chồng vốn là cuộc chiến chưa bao giờ có hồi kết. Theo bạn ai sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất? Đó chính là chồng bạn. Là người ở giữa vừa đóng vai trò là con vừa đóng vai trò là chồng, chỗ dựa của gia đình, đừng khiến anh ấy phải khó xử.
So với hàng chục năm gắn bó của gia đình, thì bạn là thành viên mới, bạn phải học cách thích nghi trước khi kêu than hoặc trách móc chồng mình. Hãy nghĩ cho chồng mình và cho cả mẹ chồng vì cũng giống như bạn, con trai của bà đã được bà nuôi nấng và gắn bó, rất khó để bà có thể chấp nhận để con trai mình thuộc về người khác.
Video đang HOT
Nếu mẹ chồng quản lý tài chính, bạn nên làm gì?
Quan trọng là bạn biết thống nhất chi tiêu ngay từ khi về làm dâu, đừng lo sợ mất lòng. Việc bạn rõ ràng mọi thứ rất cần thiết đặc biệt là với mẹ chồng. Có thể bà sẽ lo lắng buồn phiền, sợ hai vợ chồng sẽ không biết cách để dành, hoang phí cho những việc không cần thiết. Thế nhưng đó là nỗi lo chung của phụ huynh, không phải của bạn.
Là người vợ, con dâu, bạn phải làm rõ vai trò làm chủ tài chính của gia đình nhỏ của mình. Mỗi chi tiêu trong nhà gia đình cần sự thống nhất giữa bạn và chồng bạn, mẹ chồng có quyền góp ý nhưng không có quyền can thiệp.
Tự chủ trong mọi việc
Mỗi gia đình cha mẹ đều có tính cách riêng, có thể có những người rất thương con cháu, đôi khi muốn đỡ đần nhưng nếu để việc đó quá lâu, bạn sẽ bị rơi vào tình trạng ỷ lại, không động tay động chân vào việc gì. Ngược lại có những bà mẹ chồng không muốn giúp đỡ con cái, ông bà cảm thấy rất bận, không có nhiều thời gian đón cháu, hay chăm sóc cháu. Để tránh việc phải thường xuyên nhờ vả cha mẹ, bạn và chồng nên tự chủ động, có thể là thuê giúp việc, có thể là thay nhau sắp xếp mọi việc.
X ây dựng tình cảm mẹ chồng nàng dâu
Có thể điều đó khó khi diễn ra ngày một ngày hai nhưng nếu bạn kiên trì thì không điều gì là không thể. Đừng bao giờ coi mẹ chồng hay gia đình nhà chồng là “người dưng nước lã”. Thứ nhất đó là bố mẹ của chồng mình – người sẽ gắn bó với mình cả đời. Thứ hai đó sẽ là ông bà của con mình. Vì vậy cần phải giảm bớt căng thẳng trong mọi tình huống, “dĩ hòa vi quý” luôn là ưu tiên hàng đầu khi xảy ra mâu thuẫn.
Theo Thegioitre
Bưng bát cháo nóng đứng ngoài cửa, tôi suýt ngất khi nghe được những lời chị dâu nói với bạn
Tôi đối xử với chị dâu còn hơn cả chị gái. Vậy nhưng chị ấy không những chẳng biết điều còn cạnh khoé và để ý tôi từng chút một.
Từ ngày chị ấy về làm dâu, tôi chưa từng làm gì để mối quan hệ của chúng tôi xảy ra mâu thuẫn. Chị dâu tôi có thai, ốm nghén suốt 3 tháng đầu. Thấy chị ấy nôn oẹ, tôi cũng không để chị ấy phải đụng tay làm việc nhà.
Nhà tôi có máy giặt nhưng chị dâu bảo giặt máy hại quần áo nên không giặt máy. Mấy tháng cuối thấy chị ấy nặng nề, tôi còn giặt quần áo cho chị ấy hàng ngày. Chị dâu tôi ở nhà bán hàng online, thi thoảng ai hỏi mua hàng thì trả lời. Rảnh rỗi là thế nhưng chị ấy ở nhà cũng không làm việc gì kể cả cắm cơm. Tôi đi làm cả ngày, về đến nhà là tất bật cơm nước, dọn dẹp cũng chưa bao giờ tị nạnh với chị ấy.
Bưng bát cháo nóng đứng ngoài cửa mà tôi hụt hẫng vì nghe được lời chị dâu nói với bạn.
Trước mặt tôi lúc nào chị dâu cũng đon đả vui vẻ. Chị ấy còn khoe có em chồng ngoan với bạn và để tôi nghe được. Thật ra tôi tốt với chị ấy không phải vì muốn được biết ơn. Chỉ là nghĩ rồi sau này cũng sẽ đi làm dâu. Tôi tốt và thông cảm cho chị dâu thì mai kia em chồng và nhà chồng cũng đối xử với tôi như vậy.
Mẹ tôi năm nay ngoài 60, sức khoẻ không còn được như trước nên không thể thức đêm chăm cháu cùng con dâu. Tôi thương chị dâu vất vả nên đêm nào cũng xuống phòng ngủ cùng chị ấy.
Bình thường người khác kiêng khem 1 tháng nhưng tôi kiêng cho chị ấy hẳn 2 tháng. Cơm bưng nước rót, thức ăn hàng ngày tôi tẩm bổ không thiếu thứ gì cho chị dâu. Chưa kể chị ấy kêu thèm phở, thèm ruốc tôi cũng lích kích tự mua thực phẩm về nấu cho đảm bảo. Mặc dù không thể so sánh với hương vị ngoài quán nhưng tôi nghĩ mình tự nấu sẽ an toàn hơn. Chị ấy lại mới sinh, ăn uống càng nên cẩn trọng.
Vậy mà chị ấy lại nghĩ là tôi tiếc tiền. Hôm nay bạn thân của chị dâu đến chơi nhà. Tôi thì lục đục dưới bếp nấu cho chị ấy món cháo cá chép. Đang hí hửng bưng lên để chị ấy ăn giữa buổi thì nghe chị ấy than thở với bạn: "Có sung sướng gì đâu. Bảo thèm phở thì nó mua về tự nấu rồi bắt mình ăn. Nhắm mắt nhắm mũi ăn chứ chẳng thấy ngon miệng gì cả. Đưa cho 50 ngàn mà làm được bát phở chẳng được mấy miếng thịt bò".
Tôi bưng bát cháo nóng đứng ngoài cửa mà trong lòng thấy hụt hẫng. Không phải tôi đang tự khen mình. Nhưng tôi nào có tiếc với chị ấy vài chục nghìn tiền phở. Tính ra tiền nguyên liệu tôi mua còn nhiều hơn cả tiền bát phở chị ấy mua ở nhà hàng.
Nghĩ đến những lời chị dâu nói với bạn, tôi cảm thấy tổn thương lòng tự trọng quá. Muốn làm người tốt cũng khó như vậy đấy. Không biết còn có những chuyện gì tôi làm chị ấy phật ý nữa đây. Chẳng lẽ em chồng và chị dâu thì không thể có mối quan hệ yên ổn được hay sao?
Theo Phunutoday
Chồng đòi tôi phải có trách nhiệm với gia đình anh Anh nói phụ nữ lấy chồng phải có trách nhiệm với gia đình chồng, nhưng không nói đến trách nhiệm của anh với gia đình tôi... Ảnh minh họa Tôi và chồng cưới nhau được 6 năm, người ta nói, hôn nhân bước qua 5 năm thì sẽ bền vững, nhưng tôi không cảm nhận được sự bền vững đó. Chúng tôi luôn...