Sống chung với mẹ chồng còn tốt hơn nhiều ở cùng bố chồng khó tính
Trước khi lấy chồng, tôi những tưởng phải sống chung với mẹ chồng mới là vấn đề lớn, là nỗi ám ảnh của các nàng dâu.
Nhưng hiện tại tôi đã thấu hiểu, mẹ chồng vẫn chưa là gì khi trong nhà tôi còn có một người còn ghê gớm hơn, săm soi, xét nét từng ly từng tí khiến tôi vô cùng khó chịu và ngột ngạt. Người đó chính là bố chồng tôi.
Khi còn yêu nhau, biết tôi lo sợ khi phải ở cùng bố mẹ chồng, người yêu tôi đã an ủi rằng mẹ anh rất dễ tính, lại hiền lành ít nói nên tôi không phải bận tâm. Hơn nữa, bà không có con gái nên chắc chắn sẽ coi tôi như con cái trong gia đình, hàn huyên tâm sự mà không xét nét, nghiêm nghị quá mức.
Ảnh minh họa
Ngày về ra mắt nhà chồng, đúng là mẹ chồng tôi dễ tính thật khiến tôi rất an tâm, mọi lo lắng lâu nay bỗng dưng tan biến. Còn bố chồng tôi khi đó ít nói, thỉnh thoảng liếc qua nhưng tôi không mấy chú ý.
Ngày đầu về làm dâu, biết thân biết phận, và để giữ ý tứ với nhà chồng, tôi đã dậy sớm, làm mọi việc từ giặt giũ, nấu nước nóng đổ phích, chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà. Vậy mà sau khi chạy thể dục về, ông đã lu loa khiến cả nhà tỉnh giấc.
“Trời ơi, sao cô lại làm cái áo của tôi thành ra thế này. Cô có biết cái áo này đắt lắm không mà để nó bị phai như vậy. Có mỗi việc giặt giũ mà cũng không xong thì làm được cái gì”, tôi bị bố chồng mắng té tát.
Video đang HOT
Biết mình đã sai khi để chiếc áo sơ mi trắng của bố chồng bị phai màu, tôi đã không dám khóc mà nói lời xin lỗi, và hứa sẽ tẩy vết phai cho bố nhưng ông không nghe. Ông bảo, phai rồi vứt đi, có tẩy thì cũng loang lổ không mặc được.
Sau một thời gian ở nhà chồng, tôi mới hiểu, dù mình có muốn thoải mái nhưng người khác cứ cố gắng tạo ra rào cản thì mọi sự nỗ lực của mình chỉ là vô ích. Bố chồng tôi, đích thị là &’bà mẹ chồng’ thay thế. Nhưng kiểu khó chịu của đàn ông còn ghê gớm, hãi hùng gấp trăm lần của đàn bà.
Mỗi lần ngồi vào mâm cơm, cả nhà ăn đều khen ngon, chỉ riêng bố chồng tôi chưa một lần nói lời ưng ý. Thay vào đó, ông hết gẩy đũa đĩa này lại gẩy sang đĩa khác. Hôm thì chê thức ăn mặn, hôm lại nói nấu nhiều không ăn hết phí phạm, hôm khác lại chê tôi không biết đổi món cho cả nhà, tuần nào cũng diễn lại một món đến phát ngán. Trong khi tôi đã rất cố gắng, ngày nào đi chợ tôi cũng cố vắt óc nghĩ hôm nay nên ăn gì để vừa ngon, vừa đảm bảo, lại đổi khẩu vị cho cả nhà mà không bị đội tiền (vì tiền đi chợ vợ chồng tôi gần như phải lo hết cho cả nhà, bố mẹ chồng không đưa tiền ăn).
Có lần, tôi chuẩn bị nồi ốc chuối đậu cho bữa tối, cả nhà khen ngon, vậy mà bố tôi vừa ăn miếng cơm đầu tiên đã nhăn mặt, quẳng đũa đứng dậy với giọng “cơm nước chúng mày nấu thế này thì chết, định hại ông già này à?”. Tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì, gặng hỏi thì bố chồng tôi dỗi không nói và đi ra ngoài. Đến tận hôm sau, khi nhờ chồng dò hỏi thì tôi mới được biết ông ăn phải sạn.
Chỉ chuyện nhỏ thế thôi mà bố chồng tôi làm “mặt nặng mày nhẹ” với tôi cả tháng trời. Tôi hỏi không thèm trả lời.
Cuối tuần, thay vì được ngủ nướng, được đi chơi cùng gia đình như những nhà khác, tôi phải nai lưng dọn dẹp 4 tầng nhà. Từ lau, quét nhà cửa đến rửa tủ bát, tủ giày. Thậm chí có lần, bố chồng tôi bắt hai vợ chồng phải tự giặt mấy bộ chăn mền, không cho giặt máy. Lý do ông đưa ra là chăn mền nằm cả tuần bẩn, phải giặt bằng tay mới sạch, giặt máy chỉ dành cho người lười.
May mắn tôi không phải dạng lười, lại là người tươm tất nên hiếm khi sơ hở. Nhưng dường khi bố tôi lúc nào cũng theo dõi, để ý nên dù chỉn chu thế nào tôi vẫn bị “bắt lỗi”.
Thấy tôi rửa bát xong, chưa kịp lau tay ông đứng gần đó phán: “Rửa bát xong nhớ tráng lại bằng nước sôi, con lau luôn cái bàn, kệ bếp cho sạch. Nền bếp chỗ con đứng cũng ướt nhẹp, lau luôn đi kẻo lát ai không để ý bước vào ngã thì khốn. Bố thấy mày lôi thôi lắm, làm đâu để đấy, chẳng có ý thức gì cả”.
Đến nước này, tôi uất quá nói lại: “Con chưa làm chứ không phải không làm. Con nghĩ bố ăn cơm xong nên lên nhà nghỉ ngơi, xem ti vi, uống trà cho thư giãn, chứ để ý con làm mấy việc lặt vặt làm gì cho mệt ạ”.
Chỉ đợi có vậy, bố tôi lu loa lên là tôi láo toét, rồi “bố mẹ mày nhà quê không biết dạy con”.
Thật sự tôi rất khó chịu và bực bội khi phải sống chung với bố chồng còn khó tính, ghê gớm hơn mẹ chồng. Tôi đang tính với chồng xin ra ngoài ở riêng. Nếu nói ra chuyện này, chắc chắn bố chồng tôi sẽ kiếm cớ la mắng và không hài lòng nhưng suốt ngày sống dưới chướng của người khác, bị người khác chửi bới, soi mói, mệt mỏi vô cùng nên dù bố mẹ chồng tôi có đồng ý hay không, tôi vẫn sẽ quyết tâm ra ngoài ở.
Theo Dân Việt
Về ra mắt, tôi 'tá hỏa' khi biết có tới hai người mẹ chồng tương lai
Đứng trước hai người mẹ chồng tương lai đều xinh đẹp, tài giỏi và kiếm tiền 'bá đạo', tôi không khỏi lo sợ và bối rối.
Yêu nhau từ năm thứ hai đại học nhưng đến khi ra trường anh mới dẫn tôi về nhà chơi. Anh cũng nói rằng, về mà bố mẹ 'gật đầu' là hai đứa tổ chức đám cưới luôn. Chậm mà chắc. Còn hơn về sớm, bị săm soi chưa chắc đã đến được với nhau.
Sợ mất điểm trước các bậc phụ huynh nên tôi mặc kín đáo nhất có thể. Dù biết trước nhà anh cũng có điều kiện nhưng hôm đó tôi vẫn bị 'đơ' vì không ngờ nhà chồng tương lai lại giàu có đến vậy. Lúc đó, tôi càng sợ hãi và không biết nói gì dù đã chuẩn bị tinh thần trước.
Ngày về ra mắt, tôi mới biết nhà anh không được bình thường như những gia đình khác. Ngoài bố, mẹ và em trai ra, còn có một bà mẹ kế nữa, anh gọi là dì. Khi biết gia cảnh lạ lùng nhà chồng tương lai, tôi cũng ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu làm sao mà họ lại có thể sống chung hòa thuận. Như vậy, nghiễm nhiên tôi có tới hai người mẹ chồng tương lai.
Ngày về ra mắt, tôi mới biết mình có tới... hai bà mẹ chồng tương lai (Ảnh minh họa)
Sau đó, nghe bạn trai kể thì mẹ kế vốn là người hỗ trợ rất lớn trong việc kinh doanh của bố mẹ anh. Vì quá bận rộn mà mẹ anh không quan tâm nhiều đến chồng được. Cũng vì thế mà bố anh nảy sinh tình cảm với người ấy. Khi có tình cảm, bố anh về nhà 'thành khẩn' khai báo. Mẹ anh cũng rất khoan dung, cho người thứ ba ở lại chung nhà luôn. Dì và bố không có thêm người con chung nào nữa. Cả gia đình họ sống với nhau hòa thuận với nhau 7, 8 năm nay rồi.
Nghe xong chuyện, tôi không khỏi khâm phục sự mạnh mẽ của mẹ anh. Nếu là tôi, chắc sẽ không đủ bản lĩnh để nhường chồng như thế. Khác với mẹ anh, dì là người rất tình cảm, nhẹ nhàng và nấu ăn rất ngon. Cũng có sắc, có tài nhưng dì lại là người khéo ứng xử với người xung quanh hơn. Bởi vậy, không có gì lạ khi cả anh và em trai đều rất quý mến dì.
Qua lời anh kể và tiếp xúc trực tiếp, tôi thấy mẹ chồng tương lai đẹp, tài giỏi, lạnh lùng và kiếm tiền 'bá đạo'. Có lẽ cũng vì thế mà bà không hợp tính với một người có phần nhu mì như tôi lắm. Nhưng rất may, bà không phản đối chuyện tình cảm của cả hai. Bà cho các con quyền tự quyết kèm theo câu: 'Sướng khổ tự chịu'.
Xét về tính cách thì tôi và mẹ anh không hợp nhau cho lắm (Ảnh minh họa)
Tôi còn biết, từ nhỏ cả anh và em trai đều sợ mẹ. Ngoài con chó cảnh coi như con thì với ai mẹ anh cũng cứng nhắc, khó tính. Vì quả thật mẹ anh không giống một người mẹ thuần túy cho lắm. Bà không thích con nít và không thích bị bất cứ ai quấy rầy, bắt chuyện. Nên hai đứa con từ nhỏ đã luôn phải dè chừng mỗi khi muốn lân la đến gần mẹ.
Sau lần ra mắt đầy ngạc nhiên ấy, đúng như lời anh nói chúng tôi nhanh chóng bàn chuyện đám cưới. Vì tính cách trái ngược, nếu ở chung chắc chắc xung đột giữa tôi và mẹ chồng là không thể tránh khỏi. Bởi vậy, với sự hỗ trợ của gia đình, chúng tôi chuyển ra ở riêng ngay sau khi cưới. Sau đó, cũng thỉnh thoảng mới về nhà chồng nhưng tôi vẫn bị 'thót tim' khi đối mặt với người đàn bà 'thép' ấy.
Theo GĐVN
Sống chung với mẹ chồng thế này, dâu nào chẳng thích Chung sống dưới một mái nhà, không ít lần xảy ra hiểu nhầm không đáng có, vậy nhưng, điều cuối cùng đọng lại chính là tình cảm mẹ chồng nàng dâu luôn thuận hòa, vui vẻ. Đi ngược lại với suy nghĩ của số đông, chọn cách sống chung với mẹ chồng chính là một trong những lựa chọn hiếm hoi của các...