Sống chung với em dâu tương lai, tôi ôm cả “cục tức” mà không làm gì được vì mẹ chồng
Em trai chồng và bạn gái xác định cưới, nhà tôi còn phòng trống nên mẹ chồng bảo cho cô ta vào đó ở.
Vợ chồng tôi lấy nhau gần 10 năm rồi và có 2 đứa con. Hồi mới cưới, bố mẹ chồng cho hai đứa một căn nhà để ở nên chúng tôi không phải lo lắng gì về vấn đề nhà cửa cả, nhờ vậy cũng đỡ áp lực kinh tế một phần. Căn nhà này rất gần nhà của bố mẹ chồng, trong cùng một khu dân cư nên tiện chạy qua chạy lại.
Sau chồng còn một cậu em trai kém 5 tuổi, chú đang yêu một cô bạn gái quê ở tỉnh lẻ. Cả hai xác định cưới xin, bố mẹ chồng quý cô nàng này lắm nên mới bảo vợ chồng tôi cho em nó ở nhờ. Còn chú chồng vẫn ở cùng bố mẹ bên nhà kia.
- Cái Thanh (tên bạn gái của em trai chồng) thân con gái một mình lên thành phố không quen biết ai nhiều. Phòng ốc bên ngoài giá đi thuê đắt đỏ, bố mẹ cũng xác định nó là dâu con trong nhà, bên nhà con còn một phòng trống thì cho em nó vào đó ở. Một là đỡ tốn tiền nhà, hai là chị em gần gũi nhau hơn. Nó cũng hiền lành, ngoan ngoãn lại chăm chỉ, tốt tính nên con không phải lo lắng gì đâu.
Mẹ có lời thì vợ chồng tôi cũng không có lý do gì để từ chối cả. Vậy là từ đó Thanh sống cùng gia đình tôi, ban ngày cô qua bên nhà bố mẹ chồng tôi ở bên đó, tối về nhà tôi ngủ thôi.
Mẹ chồng đã sắp xếp cho em dâu tương lai vào ở chung nhà với vợ chồng tôi khiến tôi rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên ở bên nhà bố mẹ chồng, cô ta rất sạch sẽ, việc gì cũng tranh làm nên càng được lòng ông bà. Thế nhưng về bên nhà tôi thì cô ta lại cực kỳ bừa bộn. Sau 6 tháng sống chung, tôi chưa bao giờ thấy Thanh cầm chổi quét giúp tôi cái nhà cả, đã vậy đôi khi còn bày thêm việc ra cho tôi làm.
Chẳng hạn như buổi tối cô ta úp bát mì ăn khuya, ăn xong cũng không nỡ rửa bát luôn mà vứt vào chậu để tôi rửa. Hay ăn hoa quả ngoài phòng khách, cô ta ăn xong vứt luôn rổ vỏ và dao ở đấy chứ không đổ rác đi. Nhà có trẻ nhỏ, dao kéo vứt lung tung như thế rất nguy hiểm nên tôi không vừa lòng chút nào.
Tôi có nhắn tin cho cô em dâu “hờ” rằng khi nào rảnh thì phụ chị dọn dẹp với, cũng nhắc nhở Thanh việc cất đặt dao kéo thì cô ta chỉ ừ qua chuyện rồi không làm gì, vẫn chứng nào tật nấy. Tới bây giờ Thanh đã ở nhà tôi gần một năm rồi nhưng cô ta chưa dọn dẹp nhà cửa cho tôi được bữa nào luôn.
Video đang HOT
Đỉnh điểm là tối hôm trước, Thanh quét mỗi cái phòng của mình rồi tùa rác ra ngoài phòng khách, để nguyên đống rác và chổi ở đấy. Lười, ở bẩn đến mức này là cùng, tôi giận run người nhưng vẫn phải nhẹ nhàng nhắn tin cho cô ta, kiếm cớ đuổi đi:
- Thanh à, chị đang chuẩn bị cho 2 đứa nhỏ nhà chị ngủ riêng, nên em qua bên kia ở, nhường phòng cho các cháu nhé. Dù gì em cũng như dâu con trong nhà, hai đứa sắp cưới rồi còn gì.
Tức giận với hành động của Thanh, tôi nhắn tin kiếm cớ đuổi cô ta đi. (Ảnh minh họa)
Cô ta xách đồ qua nhà bố mẹ chồng tôi ở thật, đêm thì ngủ cùng với bà nội. Nhưng đáng nói là cô ta lại mách chuyện này với mẹ chồng tôi. Mẹ chồng chẳng phân biệt đúng sai, chỉ nghe chuyện từ một phía rồi qua tận nhà chửi tôi không kịp vuốt mặt.
- Cái nhà này là của tôi, tôi còn chưa sang tên đổi chủ. Thiết nghĩ có nhà mà để các con phải lăn lộn ở ngoài thật không đành lòng nên mới cho hai đứa ở ké, vậy mà cô chưa gì đã này nọ, ỷ lớn rồi bắt nạt người mới. Cô làm dâu gần chục năm rồi thì phải biết chứ, chị em có gì không hợp thì bảo ban nhau, đằng này cô lại đuổi nó đi. Ở đây lâu quá riết rồi quên mất ai mới là chủ cái nhà này phải không?
Lúc mẹ chồng mắng tôi, bà gọi cả nhà vào gồm cả bố chồng, chồng tôi, em trai chồng và cả cô em chồng “hờ” kia nữa. Dù ôm cả “cục tức” trong người nhưng bà mắng xối xả nên tôi chẳng chen vào được một lời.
Cuối cùng tôi phải muối mặt đưa chìa khóa nhà sơ cua cho Thanh, nhưng từ đó đến nay cô ta vẫn chưa về nhà. Giờ chưa qua cửa đã thảo mai, khó chung đụng như vậy, mai mốt cô ta về làm dâu không biết tôi phải sống thế nào nữa đây.
Ngộp thở vì sống chung với bố mẹ chồng, câu nói của người lạ khiến tôi bừng tỉnh
Và chị quyết định thay đổi. Chị xác định, khi chưa thể ngay lập tức ra ngoài ở riêng thì phải thay đổi cách sống trong chính căn nhà này.
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là bài toán khó giải (ảnh minh hoạ)
Sống chung với bố mẹ chồng luôn là bài toán khó với các nàng dâu. Có người đủ khéo léo để dung hoà các mối quan hệ, vừa giữ gìn được tình cảm gia đình, lại vừa có được cuộc sống thoải mái. Cũng có người phải sống cuộc sống ngột ngạt vì những mâu thuẫn, xích mích nhỏ nhặt hằng ngày, dần dần đ.ánh mất chính mình.
Chị Thanh Hải kể lại câu chuyện làm dâu của mình với rất nhiều trăn trở. Chị gần 40 tuổi, 12 năm kết hôn cũng là 12 năm sống chung với bố mẹ chồng, nếm trải cuộc sống bí bách đến ngộp thở.
Năm 26 tuổi, chị lên xe hoa về nhà chồng. Chồng chị là con trai một nên ngay từ đầu đã xác định không thể tách bố mẹ ra ngoài ở riêng. Ảnh hưởng từ cách giáo dục của bố mẹ, chị luôn cho rằng, trong mối quan hệ với nhà chồng, nhẫn nhịn và "dĩ hoà vi quý" phải đặt lên hàng đầu. Thậm chí, muốn gia đình êm ấm thì người phụ nữ phải triệt tiêu cái tôi.
Nhưng chị không ngờ, cuộc sống chung đụng lại khó sống đến vậy. Ai cũng nghĩ chị may mắn khi lấy chồng về "sẵn nong sẵn né", sẵn nhà sẵn cửa. Chỉ riêng chị thấy mình đang sống kiếp "ăn nhờ ở đậu", căn nhà này là của bố mẹ chồng, chị chưa một lần được sắp xếp nhà cửa theo ý mình.
Bất cứ đồ dùng gì chị mua về, đặt ở đâu cũng phải hỏi ý kiến bố mẹ chồng. Chị muốn di chuyển thứ gì đi cũng phải được bố mẹ chồng cho phép mà thường không bao giờ được đồng ý ngay. Phòng riêng của vợ chồng chị, ông bà sẵn sàng "xộc" vào bất cứ lúc nào mà không cần gõ cửa. Đôi khi chị bày bừa ra phòng một chút cũng bị nhắc nhở. Có lần chị chủ động thay khoá phòng để giữ chút không gian riêng còn lại thì bị nói móc: "Anh chị sợ mất cắp hay sao mà phải thay khoá phòng". Dần dà, chị không muốn can thiệp bất cứ điều gì liên quan đến căn nhà này.
Chị từng khóc khi đọc được một bài viết đại ý rằng: "Phụ nữ nào cũng muốn có cái bếp của riêng mình".
"Căn bếp chưa bao giờ là nơi thuộc về tôi khi mọi món ăn phải nấu theo ý ông bà. Từ lâu rồi, bố mẹ chồng tôi nhận việc nấu nướng và nếu tôi cố tình ở đó làm vướng chân thì nồi niêu xoong chảo sẽ kêu to hơn bình thường hoặc cánh cửa tủ lạnh sẽ kêu "phập" một tiếng thật mạnh. Những hành động đó khiến tôi tan nát lòng tự trọng", chị Hải tâm sự.
Chị nói rõ với chồng, điều duy nhất chị quan tâm và muốn được bày tỏ tiếng nói chỉ là hai đứa con. Tuy nhiên, ngay cả việc này, chị cũng không được toại nguyện. Khi con nhỏ, những bất đồng trong cách chăm sóc con cái giữa chị và ông bà khiến chị muốn phát điên. Khi con lớn chút, sự gò bó của ông bà áp lên cả bọn trẻ. Con chị không được hét to, không được chạy nhảy trong nhà, sau 9 giờ tối không được thắp điện phòng khách...
Cuộc sống ngột ngạt khiến chị bế tắc (ảnh minh hoạ)
Cuộc sống của chị ngột ngạt như vậy suốt nhiều năm nhưng không có trận cãi vã nào to tát xảy ra bởi chị luôn nhẫn nhịn. Chị lờ đi sự áp đặt và thái độ tiêu cực của ông bà. Chị sợ nếu nói ra để đôi bên mâu thuẫn thì "khi đi mắc núi, khi về mắc sông". Có vài lần chị muốn xin ra ở riêng nhưng chồng chị lấy chuyện đạo hiếu ra để ngăn cản, còn mẹ chồng chị "lăn ra" ốm nặng để phản đối.
Khi bày tỏ nỗi ấm ức với chồng, chị chỉ nhận được câu trả lời: "Em bịt tai vào mà sống", "Cuộc sống thế nào thì cứ để yên như vậy đi". Chị tự chủ về kinh tế, số tiền tiết kiệm đủ để mua một căn nhà tử tế cho vợ chồng và hai đứa con nhưng lại không thể dọn ra ở riêng vì chồng và bố mẹ chồng không cho phép.
Những ẩn ức tích tụ từ ngày này qua năm khác khiến tâm hồn chị nguội lạnh. Chị không còn đủ tỉnh táo để phán xét mà tự động ghét tất cả không gian xung quanh. Chỉ cần nghe thấy tiếng bước chân của bố mẹ chồng chị cũng khó chịu đến phát điên. Chị gặm nhấm nỗi bất hạnh ấy gần 10 năm trời và đến một ngày, chị "bừng tỉnh".
"Lần đầu tiên tôi đem chuyện của mình kể cho một người xa lạ, đó là admin của một nhóm chuyên chia sẻ những bài viết "sữa chữa hôn nhân". Cô ấy nói một câu khiến tôi sực tỉnh: "Em bất hạnh vì em không DÁM sống cho mình". Đúng vậy, gần 10 năm trời tôi luôn sống trong nỗi sợ, sợ mất đi mối quan hệ tưởng như rất yên bình, sợ con cái thấy gia đình xáo trộn, sợ lật bài ngửa rồi vẫn phải ở cùng nhau thì cuộc sống ngột ngạt gấp nghìn lần... Tôi luôn trốn tránh thay vì thẳng thắn đối diện và giải quyết vấn đề, mâu thuẫn chất chồng, cuối cùng tôi lại là người bế tắc nhất", chị Hải tâm sự.
Và chị quyết định thay đổi. Chị xác định, khi chưa thể ngay lập tức ra ngoài ở riêng thì phải thay đổi cách sống trong chính căn nhà này.
"Tôi vạch rõ ranh giới với bố mẹ chồng, điều gì mình có quyền làm và điều gì mình không bao giờ can thiệp. Khi muốn vào bếp, tôi sẽ vào và nếu ai đó thái độ, tôi sẽ hỏi thẳng lý do vì sao. Khi muốn bài trí nhà cửa, cắm hoa... tôi sẽ làm và nếu bị chê bai tôi sẽ vui vẻ mà nói rằng: "Vì con thích". Khi xảy ra mâu thuẫn, tôi bày tỏ quan điểm đến cùng. Thay vì "b.ạo h.ành lạnh" tôi biến nó thành "chiến tranh nóng" để cho ra kết quả cuối cùng... Thích gì và ghét gì tôi đều bày tỏ một cách thẳng thắn, văn minh", chị kể.
Sau một thời gian, chị nhận ra rằng, những nỗi sợ trước đó quá vô nghĩa. Khi can đảm đối diện với vấn đề, mọi thứ không tệ như chị nghĩ. Bố mẹ chồng chị vì sự thẳng thắn, rõ ràng của chị mà nhún nhường hơn. Chị dần có được tiếng nói trong căn nhà này và không còn cảm giác đi ở nhờ.
"Hoặc sống thẳng thắn, không ngại va chạm, hoặc dọn ra ngoài ở riêng, không có gì làm tôi sợ nữa. Ngay cả khi cuộc sống hiện tại đã dễ thở hơn, tôi vẫn ấp ủ mong muốn được ra ngoài ở, xây dựng mái ấm của riêng mình. Nhưng không vội vàng được, tôi cần từ từ thuyết phục chồng và bố mẹ chồng rồi khi cần thiết sẽ quyết liệt một phen", chị Hải chia sẻ.
Thấy mặt em dâu tương lai, cả nhà phản đối kịch liệt rồi xấu hổ trước lời em trai nói Bố mẹ tôi gượng cười, cố tỏ ra bình thường để hỏi chuyện nhưng tôi biết bố mẹ không hề hài lòng với nàng dâu tương lai này. Bố mẹ tôi sinh được hai người con trai, tôi tuy là anh cả, hơn em tận 5 tuổi nhưng không giỏi giang bằng em. Trong khi tôi làm ngày làm đêm chỉ chỉ đủ...