Sống chung với COVID-19 – Bài 3: Chiến dịch vaccine toàn cầu
Tháng 12 năm ngoái, ngày mà cụ bà người Anh Margaret Keenan, 90 tuổi, trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech, được báo giới gọi là “V-Day”.
Bởi đó được coi là thời khắc của hy vọng đánh dấu con người đã tìm ra vũ khí hiệu quả để có thể chiến thắng virus SARS-CoV-2.
Một học sinh, 16 tuổi, được tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một năm sau, Công ty phát hành Từ điển Anh ngữ Oxford và nhà xuất bản sách tham khảo lâu đời nhất ở Mỹ Merriam-Webster đã lựa chọn “Vaccine” là từ khóa của năm 2021.
Liều vaccine tiêm cho cụ bà Maggie tháng 12 năm ngoái đồng thời đánh dấu việc Anh là nước đầu tiên trên thế giới triển khai chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19, cũng là chiến dịch tiêm chủng quy mô nhất trong lịch sử nước Anh. Một năm sau, các chiến dịch tương tự đã được thúc đẩy mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khi vaccine trở thành “chìa khóa” quan trọng giúp các nước chuyển sang chiến lược “sống chung an toàn với COVID-19″. Có thể nói, đây là chiến dịch tiêm chủng vaccine toàn cầu lớn nhất trong lịch sử.
Theo thống kê của Our World in Data, tính đến giữa tháng 12/2021, thế giới đã tiêm 8,55 tỷ liều vaccine, với 37,34 triệu liều được sử dụng mỗi ngày; 56,4% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó hơn 44% đã tiêm đủ liều.
Với mục tiêu tăng độ bao phủ vaccine càng nhiều càng tốt, các nước cũng dần mở rộng đối tượng được tiêm. Từ chỗ chỉ những người trưởng thành đủ điều kiện tiêm vaccine, ngày càng nhiều nước triển khai tiêm cho nhóm dưới 18 tuổi, với mục tiêu sớm mở cửa lại trường học. Đi đầu trong nỗ lực này là Mỹ, các nước châu Âu, Israel, đều là những nước sớm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine ở người trưởng thành khoảng 60-70%. Việc tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi được tiến hành thận trọng, hạ dần tuổi được phép tiêm vaccine, ban đầu là nhóm 12-17 tuổi. Tới nay, hơn 20 nước, trong đó có Mỹ, Canada, Chile, Israel… đã tiêm vaccine cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi. Tháng 9 vừa qua, Cuba trở thành quốc gia đầu tiên tiêm chủng đại trà cho trẻ em từ 2-11 tuổi, sử dụng vaccine nội địa.
Video đang HOT
Hơn 60 nước cũng triển khai tiêm mũi tăng cường cho người đã tiêm đủ liều vaccine, trong bối cảnh các nhà khoa học cho rằng hiệu quả bảo vệ của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi virus thường xuyên biến đổi, dẫn tới nguy cơ xuất hiện thêm các biến thế mới có thể né tránh được khả năng miễn dịch từ vaccine. Tiến trình tiêm mũi vaccine tăng cường cũng lặp lại như khi tiêm mũi vaccine thông thường, với việc ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương trước khi tiêm đại trà cho người dân.
Hộ chiếu và Chứng chỉ COVID-19 của EU. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi các nước chuyển sang chiến lược “sống chung an toàn với COVID-19″, chứng nhận tiêm chủng vaccine, hộ chiếu vaccine đã trở “giấy thông hành” không thể thiếu để nối lại các hoạt động kinh tế- xã hội trong trạng thái “bình thường mới”. Mỹ đã ban hành quy định bắt buộc nhân viên liên bang tiêm vaccine. Riêng thành phố New York còn bắt buộc thêm toàn bộ nhân viên làm việc trong khu vực tư nhân phải tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Ở châu Âu, Áo đã quyết định tiêm vaccine bắt buộc từ ngày 1/2/2022, Anh yêu cầu toàn bộ nhân viên tuyến đầu thuộc Cơ quan dịch vụ y tế (NHS) tại vùng England phải tiêm đủ liều vaccine trước ngày 1/4/2022. Nhiều nước châu Âu khác như Pháp, Italy và Hy Lạp cũng đã thông qua những điều luật bắt buộc tương tự đối với các nhóm đối tượng cụ thể.
Xác định vaccine cùng thuốc điều trị và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, Việt Nam đã triển khai bài bản Chiến lược vaccine phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Đảng, Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực, trong đó công tác ngoại giao vaccine được tăng cường để có thể nhập khẩu vaccine nhanh nhất, nhiều nhất về cho đất nước.
Sau khoảng 5 tháng kể từ khi phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, hơn 135 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng an toàn, miễn phí cho người dân. Hơn 75% người trưởng thành Việt Nam đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó khoảng 55% đã tiêm đủ liều vaccine. Nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng, Việt Nam cũng đang triển khai tiêm chủng cho nhóm từ 12-17 tuổi để giúp học sinh có thể nhanh chóng trở lại trường học.
Nhằm chủ động hơn về vaccine, việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt kết quả ban đầu. Hiện Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm 2 loại vaccine “made in Vietnam” gồm Nano Covax và Covivac.
Trong cuộc chạy đua với sự biến đổi của virus SARS-Cov-2, thế giới không những cần tăng sản lượng và nâng cao hiệu quả vaccine mà còn phải nghiên cứu phát triển thêm các loại vaccine khác nhau nhằm đáp ứng đủ nhu cầu toàn cầu, nhất là ở những quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Sau khi biến thể Omicron xuất hiện, các hãng dược như Pfizer, Moderna đã nhanh chóng bắt tay vào “cập nhật” vaccine hiện có để tăng cường hiệu quả đối phó với biến thể mới, nhà sản xuất vaccine Sputnik V của Nga cũng sẵn sàng cho ra mắt phiên bản mới của vaccine này để đối phó riêng với Omicron. Phản ứng nhanh của các hãng dược phẩm phần nào cho thấy thế giới đã làm chủ được “vũ khí” hữu hiệu nhất trong cuộc chiến với COVID-19.
Một phụ nữ được tiêm vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc phát triển các dạng vaccine mới bên cạnh vaccine tiêm truyền thống cũng được đẩy mạnh. Nga đã bào chế loại vaccine dạng xịt mũi và có thể xuất khẩu vào năm sau. Bồ Đào Nha đang nghiên cứu một loại vaccine có thể ăn cùng các chất lỏng như sữa chua hoặc nước trái cây. Một sản phẩm đầy tiềm năng khác, theo nhận định của nhà sinh học cấu trúc Jason McClellan thuộc Đại học Texas (Mỹ), là loại vaccine dạng miếng dán bắp tay do các nhà khoa học Australia phát triển.
Những hình thức vaccine mới không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tượng, mà còn khắc phục những vấn đề trong sản xuất. Các loại vaccine mới sẽ không cần đến bơm kim tiêm truyền thống, góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt tới 2 tỷ ống tiêm để phục vụ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào năm 2022, nhất là ở những nước nghèo. Hơn nữa, các loại vaccine tiềm tàng này có thể dễ dàng bảo quản hơn, không đòi hỏi lưu trữ ở nhiệt độ rất thấp như đối với vaccine công nghệ mRNA, điều có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia nghèo, khó tiếp cận các thiết bị công nghệ cao. Chuyên gia Ruben Fernandes, người điều phối dự án vaccine dạng ăn được ở Bồ Đào Nha, cho rằng mục tiêu của các nhà nghiên cứu là bào chế được loại vaccine giá thành rẻ và nguồn cung bền vững, giúp các nước nghèo có nhiều sự lựa chọn hơn.
Dịch COVID-19 dự kiến còn diễn biến phức tạp cả trên thế giới và khu vực. Kiểm soát dịch thành công lúc này không phải là không ghi nhận ca bệnh nào mà là để rất ít người phải nhập viện và rất ít người tử vong, điều mà các nhà khoa học cho rằng vaccine có thể làm được. Các nghiên cứu khoa học tới nay đều cho thấy dù không phải là tấm lá chắn tuyệt đối, song vaccine có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ bệnh trở nặng và tử vong ở người mắc COVID-19. Ví dụ, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh khẳng định vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca làm giảm nguy cơ tử vong do biến thể Delta tới 90%.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Pháp, Trưởng Khoa virus học tại Bệnh viện đại học Rennes, Giáo sư Vincent Thibault khẳng định cho đến nay, sử dụng vaccine vẫn là biện pháp duy nhất và tốt nhất để có thể chống lại virus SARS-CoV-2 cũng như các biến thể khác. Do đó, việc tiêm chủng vaccine hay nghiên cứu phát triển vaccine chắc chắn sẽ tiếp tục được các nước chú trọng trong năm 2022.
Tuy nhiên, để vaccine phát huy hiệu quả cao nhất, thì mọi người dân trên thế giới cần phải được tiếp cận công bằng và bình đẳng với vaccine, bởi như cảnh báo của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus: “các nước giàu dù có sở hữu nhiều vaccine vẫn không thể trở thành những ‘thiên đường an toàn’, nếu như các nước nghèo còn đang vật lộn với dịch bệnh”.
Cụ bà 121 tuổi trở thành tấm gương chống dịch COVID-19 ở Ấn Độ
Ở tuổi 121, cụ Dholi Devi đã trở thành người già nhất thế giới hoàn thành hai mũi vaccine ngừa COVID-19.
Cuối tháng 8 vừa qua, khi cụ được tiêm liều thứ hai tại nhà riêng ở ngôi làng Gar Katiyas hẻo lánh ở tỉnh Udhampur thuộc bang Jammu & Kashmir (Ấn Độ), người dân quang làng đã ca ngợi sự quyết tâm của cụ.
Trung tướng Y K Joshi tới thăm cụ Dholi Devi. Ảnh: thehindu.com
Vốn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ vì sức khỏe rất tốt ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Devi hiện còn đi đầu trong cuộc chiến chống đại dịch tại nơi mình sống. Giới chức y tế cho biết chính cụ đã gợi cảm hứng cho cả làng để chiến dịch tiêm phòng COVID-19 đạt thành công lớn.
Để công nhận sự đóng góp của bà, Tư lệnh quân khu miền Bắc, Trung tướng Y K Joshi đã tới thăm nhà riêng của cụ ngày 21/5 sau khi cụ được tiêm mũi thứ nhất ngày 17/5. Tại đây, Trung tướng Joshi xúc động nói "Trong bối cảnh cả những người có học vấn tại các vùng đô thị còn do dự đi tiêm, với việc đi đầu để khuyến khích cả làng, cụ bà 121 tuổi này đã có thể thay đổi suy nghĩ của người dân địa phương". Ông nhấn mạnh: "Cụ Devi đại diện cho tiếng nói của hy vọng giữa bóng tối đại dịch. Được cụ khơi nguồn cảm hứng, cả làng giờ đã tự nguyện đi tiêm phòng".
Cụ Devi không gặp một vấn đề nào về sức khỏe - dù chỉ là cảm cúm - sau khi được tiêm. Để ca ngợi lòng dũng cảm và ý thức về sức khỏe của cụ Devi, người phụ trách y tế của bang, ông Jatinder Singh đã đăng tải một đoạn video ghi lại cảnh các nhân viên y tế đến nhà cụ để tiêm mũi thứ hai. Ông viết: Cụ Dholi Devi 121 tuổi đã minh chứng rằng tuổi tác chỉ là một con số".
Ngoài cụ Dholi Divi, cụ Thakri Devi 90 tuổi ở khu vực Kashira, cũng thuộc tỉnh Udhampur, đã lan truyền cho mọi người xung quanh nhận thức về dịch bệnh và khuyến khích họ đi tiêm. Cụ Thakri Devi đã có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất và đã qua khỏi. Sau khi phục hồi, cụ đã chủ động đi tiêm ngày 2/5 và cũng đã tạo một tấm gương cho nhiều người khác làm theo.
EU đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành Ngày 31/8, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 70% người trưởng thành ở Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, đạt mục tiêu mà liên minh này đặt ra vào đầu năm nay. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Điều này có nghĩa là ít nhất 255 triệu người ở...