Sống chung với căn bệnh bị cho là “điên” nhiều năm, đây là những chia sẻ của 1 nhân viên IT đang mắc rối loạn lưỡng cực
Robert Spencer, một nhân viên IT tại Bắc Carolina (Mỹ) đã sống chung với căn bệnh rối loạn lưỡng cực (bi-polar) trong suốt 30 năm. Dưới đây là những chia sẻ của anh về cách mà mọi người gọi những người bị rối loạn tâm lý nói chung với một từ điển hình – “Điên”.
Mặc dù ngày càng có nhiều các sự kiện được tổ chức về chủ đề rối loạn tâm lý, phần lớn trong số đó vẫn đem đến một cái nhìn có phần thiếu thiện cảm cho những căn bệnh này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc rối loạn tâm lý chủ yếu là nạn nhân của bạo lực hơn là kẻ thủ phạm gây ảnh hưởng cho xã hội.
Nhiều người bị rối loạn tâm lý là nạn nhân của bạo lực.
Và có một từ, một từ khiến tôi băn khoăn suốt những năm tháng niên thiếu, một từ mà tôi nghe đi nghe lại mỗi ngày, thậm chí nhiều lần một ngày nhiều người, và họ dùng nó để đánh giá con người tôi, đó chính là “điên”. Sau khi tra cứu trong từ điển, dưới đây là những ý nghĩa thông dụng cùng cảm nhận cá nhân của bản thân tôi.
Điên (crazy) là tính từ được định nghĩa như sau:
1. Bị loạn trí, có những biểu hiện mất kiểm soát, quá khích.
_ Từ đồng nghĩa: mất trí (mad), loạn trí (deranged).
2. Nhiệt tình quá mức (đối với một sự vật, sự việc nào đó). Ví dụ: “tôi điên lên vì bóng đá”.
Video đang HOT
_ Từ đồng nghĩa: đam mê cái gì (passionate about), dành thời gian cho cái gì (devoted to).
Quả là một từ điển hình với 2 ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Trong suốt 50 năm cuộc đời, tôi đã nghe thấy từ này nhiều không kể xiết. Điều mà tôi chẳng mấy quan tâm cho đến khi tốt nghiệp trung học. Sau khi đi khám và được chẩn đoán mắc rối loạn tâm lý, “điên” chính là từ gây ám ảnh mà tôi không bao giờ muốn nghe lại một lần nữa. Nhưng tôi đã phải nghe nó, từ gia đình, bạn bè và cả những người xa lạ, “điên” với cả 2 ý nghĩa trên. Thi thoảng nó mang ý nghĩa vô hại nhưng phần lớn những lần còn lại thì không như vậy. Phần lớn người ta dùng từ “điên” với ý nghĩa đầu tiên để mô tả những bệnh nhân rối loạn tâm lý một cách tiêu cực.
“Điên” là từ thường được dùng để chỉ những người mắc bệnh tâm lý.
Bệnh tâm lý là một loại bệnh, ngay cả khi một số người lựa chọn không chấp nhận nó. “Điên” là từ thường dùng để chỉ những người đang bị bệnh tâm lý, những người bị cho là nguy hiểm, yếu ớt, vô dụng, khó đoán và không thể có những hành vi hay mối quan hệ bình thường. Tất nhiên khi nói từ đó, bản thân người nói cũng chẳng suy nghĩ quá nhiều. Nhưng kỳ lạ thay với ý nghĩa đầu tiên của từ “điên”, nó cùng lúc làm tổn thương một nhóm người. Nó là một từ được dùng với hàm ý chỉ trích một người hoặc nhóm người, những kẻ “điên” bị coi như “vết nhơ” của xã hội.
Nếu nghĩa đầu tiên của từ “điên” nhất định phải xuất hiện trong từ điển, có lẽ nó nên được để xuống vị trí cuối cùng. Hoặc có thể bỏ đi ý nghĩa đầu tiên ấy để mở ra một thời kỳ văn minh và hiện đại hơn. Từ “điên” với ý nghĩa đầu tiên chẳng mấy tốt đẹp đã tồn tại quá lâu, là thứ vũ khí ngôn từ gây tổn thương cho biết bao người.
Chúng ta không nên gọi bệnh nhân tâm lý là điên mà hãy thông cảm với họ hơn.
Điên cuồng với tình yêu, điên cuồng với những bộ phim hay phát điên vì một món ăn, một môn thể thao… hãy dùng từ “điên” với ý nghĩa như thế. Bởi chúng ta luôn luôn có thể tạo nên một xã hội giàu sự cảm thông hơn.
Source (Nguồn tham khảo): Nami, Beautiful Mind VN, Better Help…
Theo Helino
WHO công nhận "nghiện game" là chứng bệnh rối loạn tâm lý
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung "nghiện game" vào danh sách phân loại bệnh được công nhận chính thức (ICD). Bản danh sách sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) được thông qua vào cuối tuần qua, với sự nhất trí của 194 thành viên WHO.
Ảnh minh họa: CBS News
Theo WHO, "nghiện game" là một chứng bệnh rối loạn tâm lý đặc trưng bởi "hành vi chơi game liên tục và tái diễn" trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
Các biểu hiện của bệnh nghiện game bao gồm: suy giảm khả năng kiểm soát khi chơi game (VD: tần suất, cường độ...), tăng dần mức độ ưu tiên cho trò chơi điện tử trong cuộc sống và chơi game liên tục hoặc tăng dần bất chấp hậu quả tiêu cực.
Các chuyên gia của WHO cho rằng nghiện game dẫn tới nguy cơ "suy giảm đáng kể" cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp.
Chuyên gia tâm lý Shekhar Saxena (WHO) cho biết trường hợp tệ nhất mà bà từng chứng kiến trong quá trình nghiên cứu là bệnh nhân dành 20 giờ/ngày để chơi game; bỏ qua những nhu cầu hàng ngày khác như ăn, ngủ, đi làm, đi học v.v.
Ông Saxena nhấn mạnh rằng chỉ có một số ít người chơi phát triển chứng rối loạn liên quan đến trò chơi điện tử, nhưng nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời ngăn chặn bệnh nghiện game ở con cái.
"Nghiện game là một hành vi nhất thời, không thường xuyên xảy ra", ông Saxena nói. "Chỉ khi biểu hiện của bệnh tồn tại trong khoảng 1 năm hoặc lâu hơn thì mới có thể chẩn đoán là có nguy cơ mắc chứng rối loạn".
Quyết định công nhận nghiện game là một chứng bệnh đã vấp phải phản ứng quyết liệt của nhóm Liên minh Trò chơi Điện tử (VGC), cho rằng game trên tất cả nền tảng đã "được hơn 2 tỷ người trên toàn cầu yêu thích". Bên cạnh đó, "giá trị giáo dục, trị liệu và giải trí" của trò chơi điện tử hoàn toàn có cơ sở và được công nhận rộng rãi.
Ảnh minh họa: NYPost
Bản danh sách phân loại bệnh của WHO (ICD) đã được cập nhật liên tục trong vòng 10 năm qua; bao gồm 55.000 loại thương tích, bệnh tật và nguyên nhân dẫn tới tử vong. ICD là cơ sở cho WHO và các chuyên gia khác đối chiếu và cập nhật các xu hướng về sức khỏe.
Ngoài ra, phiên bản sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) đánh dấu lần đầu tiên WHO số hóa hoàn toàn bản danh sách phân loại bệnh, giúp bác sĩ và các nhân viên y tế trên toàn cầu tiếp cận dễ dàng hơn.
Dự kiến, WHO sẽ tham vấn thêm ý kiến chuyên gia đến từ các quốc gia thành viên tại Hội nghị Y tế Thế giới diễn ra vào tháng 5/2019, trước khi chính thức công nhận "nghiện game" là một chứng bệnh rối loạn tâm lý vào 1/1/2020.
Theo CBSNews /viettimes
Khiến 2 bệnh nhân thiệt mạng, 1 bệnh nhân bị vỡ hàm: Bác sĩ nha khoa bị thu hồi giấy phép hành nghề Bác sĩ nha khoa Shawana Patterson ở Bắc Carolina (Mỹ) đã bị thu hồi giấy phép hành nghề sau sự cố cực kỳ nghiêm trọng khiến 2 nạn nhân tử vong tại phòng nha khoa của mình. Kennadi Nesti, một bệnh nhân cũ, vừa lên tiếng thuật lại trải nghiệm khủng khiếp với nha sĩ Patterson. Nesti tới phòng khám của nha sĩ...