Sống chậm ở xứ Mường
Dù cho “Chậm” không phải là chậm như trong lời kể của người dân xứ Mường, nhưng với bất cứ ai từng có lần đi qua Mường Chậm (Hòa Bình) chắc sẽ chẳng bao giờ muốn đi nhanh.
Mường Chậm, thung lũng yên bình
Mường Bi, xứ Mường nổi tiếng và lớn nhất trong các xứ Mường xưa ở Hòa Bình (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động) nay là vùng đất rộng lớn với nhiều thung lũng trù phú, bằng phẳng thuộc huyện Tân Lạc. Nơi đây không chỉ là cái nôi của văn hóa Mường Hòa Bình mà còn lưu giữ nhiều điều hấp dẫn.
Nơi cao nhất và cũng “trẻ” nhất của Mường Bi nằm ở độ cao trên 1.200m so với mặt nước biển, Mường Chậm còn có tên gọi khác là Lũng Vân hay Thung Mây, nơi quanh năm mây mù bao phủ đúng như cái tên của nó. Những làn mây mỏng tang quanh năm bay là là chờn vờn thung vắng. Không khí mát mẻ do ba mặt được bao bọc bởi ba dãy núi: núi Trâu, núi Pó, núi Tiên khiến cho vùng đất này xưa nay vẫn vắng bước chân du khách.
Mường Chậm mà không chậm. Bởi nếu theo tiếng Mường thì từ “chậm” hoàn toàn không có nghĩa. Còn nếu hiểu theo tiếng phổ thông thì như người già ở xứ này giải thích: chữ “chậm” này không phải là nhanh hay chậm, và cho đến này nay vẫn không ai biết được tại sao và tự bao giờ, người dân xứ Mường nơi đây lại gọi vùng đất này là Mường Chậm.
Đường đi Mường Chậm không hề “chậm” bởi nó gần và lại dễ đi. Cả chặng đường chỉ có một con dốc Mun nối với Cổng Trời và vài vòng cua như chỉ để làm cho tay lái bớt đi phần lười nhác. Từ thành phố Hòa Bình đi chừng 30 km đến Tân Lạc rồi cứ theo quốc lộ 6 mà đi thêm chừng 4km đến ngã ba chợ Lồ, rẽ trái qua núi Cột Cờ rồi cứ thẳng theo con đường ấy mà đi thêm 10km nữa là đến với vùng đất cao nhất xứ Mường Bi. Thung lũng Mường Chậm nằm dưới chân của những ngọn núi cao nhất xứ Mường. Một bên là khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, nơi có đường cắt ngang đỉnh núi thông sang huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Một bên có đường đi Quốc lộ 15C để ngược Mai Châu hoặc xuôi về Mường Lát. Cũng bởi con đường bằng phẳng, không xa mà lại dễ đi nên nhiều người thích khám phá thiên nhiên, nhiều du khách vẫn thường chọn qua đây bằng xe đạp để có thể thảnh thơi, túc tắc vừa đi vừa ngắm cảnh ở nơi đẹp nhất xứ Mường.
Bởi ở Mường Chậm, Lũng Vân, cả thung lũng mây hoàn toàn yên tĩnh, thưa vắng bóng người, chỉ thấp thoáng bóng nhà sàn lấp ló xen lẫn trong mây. Cảnh sắc, thiên nhiên, bản làng tĩnh lặng, yên ả mà không hoang lạnh bởi hòa lẫn trong mây là những nếp khói lam chiều. Người Mường vốn ít tò mò về người khác và lại thân thiện, dễ gần. Gặp ai cũng chỉ thấy họ khẽ nhoẻn miệng cười. Nếu có hỏi han, nhờ vả họ cũng chẳng ồn ào mà vẫn nhiệt tình giúp đỡ.
Mường Chậm nhiều đời nay vẫn thế. Từ thung lên núi có nhiều bản Mường nhưng lại thưa thớt dân cư. Cuộc sống nhẹ trôi qua mấy trăm năm mà cảnh vật, con người cũng không nhiều thay đổi. Mường Chậm quả đúng là vùng đất “chậm”.
Video đang HOT
Theo ANTD
Ngôi nhà Lang cuối cùng của người Mường bị cháy
Ngôi nhà Lang cuối cùng của người Mường, với tuổi thọ hơn 100 năm đã bị thiêu huỷ trên 90%, cùng 200 hiện vật quý trong bảo tàng đã bị cháy hoàn toàn. Đây là hậu quả từ việc làm vô ý thức của 4 du khách người Việt.
Theo thông tin từ Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường tỉnh Hoà Bình, ngôi nhà Lang cuối cùng của người Mường đã bị phá huỷ gần như hoàn toàn trong một vụ cháy. Vụ cháy diễn ra vào lúc 19h ngày 24/10 vừa qua đã khiến nhà Lang - ngôi nhà sàn của vị quan Lang duy nhất còn sót lại và đang được bảo tồn tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường - đã bị thiêu hủy hơn 90%, chỉ còn trơ lại cột.
Thông tin từ phía ông Vũ Đức Hiếu - Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường cho biết: Vụ việc xẩy ra do một nhóm khách tại Hòa Bình, gồm 2 nam 2 nữ đi trên hai ôtô, vào Bảo tàng Mường tham quan và sử dụng dịch vụ ăn uống trên nhà Lang. Trong thời gian chờ đợi món ăn, nhóm khách tự ý đốt lửa ở bếp Mường trong nhà Lang để... nướng ngô. Khi ngọn lửa bùng lên, khách hoảng loạn, không kêu trợ giúp từ nhân viên Bảo tàng mà bỏ chạy, hậu quả là toà nhà Lang cuối cùng đã bị phá huỷ. Không những gây nên vụ cháy khiến một trong những di sản văn hoá cực kỳ quan trọng bị phá huỷ, trong khi lên xe ôtô tháo chạy, 4 người kể trên còn dùng xe húc thẳng vào ba nhân viên Bảo tàng khi các nhân viên này muốn ngăn họ lại.
Ông Vũ Đức Hiếu cho biết, khi đám cháy bùng lên các nhân viên, cán bộ Bảo tàng Mường đã làm mọi công tác và biện pháp khống chế, khắc phục họa hoạn: sử dụng bình cứu hỏa sẵn có, gọi cứu trợ Cứu hỏa 114, gọi trợ giúp 113... tuy nhiên, do tuyến đường từ thành phố Hòa Bình dẫn vào Bảo tàng Mường đang trong quá trình sửa chữa, xe cứu hỏa sau 30 phút mới tới được nơi xảy ra cháy. Trong khi ngôi nhà Lang, chủ yếu kết cấu bằng hệ khung gỗ, sàn vách gỗ, mái cọ, là những vật liệu rất dễ cháy, hậu quả là ngôi nhà cùng gần 200 hiện vật nhiều chủng loại bằng đồng, gỗ, gốm, tre, vải... nguyên bản từ nền văn hóa Mường đã bị thiêu hủy hoàn toàn.
Nói về hậu quả của vụ cháy, phía bảo tàng cho biết: Ngôi nhà Lang, với tuổi thọ hơn 100 năm, của gia đình quan Lang nhà bà Hà Thị Lợi thuộc địa phận Mường Chậm, huyện Tân Lạc, Hòa Bình, một công trình kiến trúc nguyên bản của nhà Lang - tầng lớp cao nhất trong xã hội người Mường - được gia đình lưu giữ qua nhiều đời, và được Bảo tàng Mường bảo tồn như một hiện vật văn hóa giá trị nhất đã bị thiêu hủy trên 90%, chỉ còn lại bộ khung cột.
Gần 200 hiện vật được lưu giữ bên trong tái hiện nguyên bản đời sống sinh hoạt của nhà Lang, bao gồm: bộ cồng chiêng, bộ sưu tập súng săn, bộ sưu tập đồ đồng sinh hoạt gồm sanh, ninh, mâm, chậu, nồi các cỡ, đèn đồng; các loại đồ gốm bát, đĩa, bình, lọ; các loại đồ gia dụng mây tre đan, rương, chăn, gối... được Bảo tàng Mường tìm kiếm và sưu tập trong thời gian gần 15 năm, đã bị thiêu hủy toàn bộ.
Ông Vũ Đức Hiếu, giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, nhận định: "Đây là một thiệt hại nghiêm trọng, không chỉ riêng với Bảo tàng Mường về giá trị vật chất và tinh thần, mà còn là sự tổn hại của cả nền văn hóa Mường, bởi sự độc nhất của ngôi nhà Lang và các hiện vật là không thể tái hiện lại".
Mất mát này còn là hồi chuông cảnh báo về thái độ và hành vi ứng xử của con người đối với các giá trị di sản văn hóa. Những công trình, hiện vật được lưu giữ, bảo vệ và chăm sóc của cả xã hội trong nhiều năm, bỗng chốc hóa thành mây khói chỉ vì hành vi thiếu ý thức và thái độ của một số cá nhân.
Ngôi nhà của của cụ Hà Thị Hợi, hiện cụ đã gần 114 tuổi
Ngôi nhà Lang trước khi bị cháy
Các hiện vật có trong ngôi nhà cũng đã bị cháy hoàn toàn
Những gì còn sót lại của nhà Lang sau đám cháy
Phan Anh
Theo Dantri
Tìm vết "Bánh xe khổng lồ" Có ai từng lên biên giới mà không xao xuyến với những bóng thướt tha của người con gái Thái gánh đôi bương nước qua cây cầu tre lắt lẻo. Có ai từng lên biên giới mà khi trở về lại không có những giây phút lắng mình nhớ về những bánh xe quay bên dòng nước, quay suốt một đời mà không...