Sống chậm: Chuyện ‘đứng đường’
Tin ‘tốt’ là Hà Nội đang ‘ngâm cứu’ mô hình phố đèn đỏ. Tin không tốt là đàn ông mua dâm sẽ phải… ra đường.
Phải nói ngay, tốt không phải là ở ý nghĩa tạo điều kiện cho mấy anh ‘nhóm máu D’ có thể thỏa sức vẫy vùng.
Ở đây, tốt có ý nghĩa là sẽ chấm dứt những ‘bi kịch Quảng Ninh’ khi lực lượng chức năng bắt các cô gái, lúc ấy vẫn trần như nhộng phải ‘dang tay ra’ để chụp ảnh hiện trường.
Còn ‘ra đường’, không phải là để bán dâm mà là để dọn vệ sinh, trong một hình thức phạt bổ sung được gọi là ‘lao động công ích’.
Có rất nhiều sự thật được thừa nhận trong một bài trả lời phỏng vấn được cho là khá thẳng thắn của Chi Cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội.
Nào là ‘Việt Nam vẫn là một trong những nước bán dâm nhiều nhất’ đến mức ‘dù không thừa nhận nhưng mặc nhiên hiện nay nó vẫn trở thành t hương hiệu như Quất Lâm, Đồ Sơn’…
Ảnh minh họa
Rồi ‘không chỉ trong nước, họ còn ra cả nước ngoài để tổ chức mua bán dâm’…
Và cả câu chuyện cách đây 4 – 5 năm, phố đèn đỏ đã chính thức được đề xuất nhưng không nói thì ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra khi phố vẫy vẫn tồn tại ở khắp nơi.
Nhưng điều gì khiến cho một đề xuất được cho là không ít tiến bộ của Bộ LĐ – TB – XH về việc lựa chọn Hà Nội, TP HCM, Nam Định là các tỉnh thí điểm có phố đèn đỏ lại bị la ó, phản đối dữ dội như vậy?
Là phong tục tập quán, là tâm lý người Việt Nam – những thứ thực tế không hề thiếu sức nặng trong dư luận cũng như trong các lập luận phản bác nhưng chẻ hoe ra là gì thì lại khó cắt nghĩa.
Và trong khi chúng ta cứ mải ‘cắt nghĩa’ chuyện phong tục tập quán thì mại dâm vẫn cứ tồn tại, bất chấp cơ quan quản lý có muốn hay không.
Video đang HOT
‘Tôi cho rằng khi mà chưa thể có được một giải pháp hài hòa thì nên lựa chọn cách thực hiện như chợ tình Trung Quốc’, nơi mà ‘Nhà nước sẽ thu thuế và gái mại dâm ở đây được coi là một nghề’ – lời vị chi cục trưởng nọ.
Và theo ông, đó là giải pháp trong khi chờ xã hội chấp nhận những khu đèn đỏ.
Nhưng thật lạ, trong khi chờ đợi, những người đàn ông mua dâm sẽ phải… ra đường, khi, cũng chính ông bảo rằng:
‘Một số nước trên thế giới đã áp dụng nhiều hình thức xử lý người mua bán dâm như p
Theo Lao động
Hành trình từ đất lửa về đất Cảng của cuốn nhật ký
"Người cha già của liệt sỹ Mạnh Hùng run run nhận cuốn nhật kí từ tay tôi rồi ôm vào lòng như đang ôm con trai mình sau 45 năm xa cách, ông khóc, chúng tôi cũng khóc theo", thầy Nhân kể.
Bài 1: Người thầy 45 năm cất giữ nhật ký liệt sỹ thất lạc
Câu chuyện tìm lại thân nhân liệt sĩ Lưu Mạnh Hùng là cả một chặng đường khá dài và không đơn giản đối với người thầy có duyên với cuốn nhật ký.
Trở về
Sau khi cuốn nhật kí bị thất lạc hơn 10 năm trời, thầy Lý Quang Nhân đã tìm lại được ở nhà một người bạn cùng quê và quyết tâm phải tìm cho ra thân nhân của liệt sĩ Lưu Mạnh Hùng để trao lại cuốn nhật kí.
Cả cuốn nhật kí chỉ có hai câu thơ nhắc đến hai địa danh là Nam Triệu, Đồ Sơn, chỉ với hai thông tin ít ỏi đó và niềm tin về quê hương của liệt sĩ Hùng ở Hải Phòng, thầy đã viết thư gửi tới Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng, nhưng không được trả lời.
Cuốn nhật ký liệt sỹ Lưu Mạnh Hùng bị thất lạc 45 năm, nay đã về bên thân nhân liệt sỹ.
Chờ đợi một thời gian, thầy lại viết thư gửi tỉnh đội Quảng Bình, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình và được biết, mộ phần của liệt sĩ đã được chuyển về quê nhưng không rõ ở đâu.
"Ngày 14/7/2013, tôi nhờ thầy Hoàng Công Hậu, phụ trách tin học của trường đăng tải thông tin kèm một số hình ảnh về cuốn nhật ký trên một số trang mạng. Bốn ngày sau, tôi nhận một cuộc điện thoại của cô gái tên Hằng, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sỹ (viết tắt là Marin)".
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Trung tâm Marin đã tra cứu dữ liệu và kiểm tra thông tin về liệt sĩ Lưu Mạnh Hùng.
Anh đã hy sinh ngày 26-5-1968 tại Quảng Bình. Trung tâm tiếp tục liên hệ với Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng và được biết: Em trai của liệt sĩ Lưu Mạnh Hùng là ông Lưu Mạnh Dũng, hiện đang sống tại số nhà 11/75 đường Cát Bi, phường Cát Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng.
Ngày 22/7/2013, sau 45 năm ở đất lửa, cuốn nhật ký đã trở về quê hương đất Cảng trong không khí vô cùng xúc động.
Thầy Nhân vẫn giữ bản photo của cuốn nhật kí
"Nhận cuốn nhật kí của anh Hùng từ tay tôi, ông Lưu Văn Sắc (bố liệt sĩ Lưu Mạnh Hùng) năm nay 86 tuổi òa khóc, chúng tôi cũng không ai cầm được nước mắt.
Cũng tại đó, lần đầu tiên tôi được thấy di ảnh và những lời kể của gia đình về anh Hùng. Anh sinh năm 1945, là anh cả trong gia đình gồm 6 anh chị em.
Học hết lớp 5, anh tham gia thanh niên xung phong, sau đó về làm công nhân tại Sở Thủy lợi Hải Phòng. Tháng 4/1965, anh giấu gia đình viết đơn tình nguyện nhập ngũ và ra đi trong trận chiến bảo vệ phà Long Đại. Cuốn nhật kí cũng là kỉ vật duy nhất mà gia đình giữ lại được cho đến bây giờ", thầy Nhân kể.
Mộ chí chưa có tên anh!
Biết được địa điểm hi sinh của liệt sĩ Hùng, gia đình đã về xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) để tìm mộ nhưng chưa tìm được. Anh hiện đang nằm ở nghĩa trang liệt sỹ xã An Ninh trong sự nuối tiếc của những người đang sống.
Chúng tôi tìm về nhà mệ Trần Thị Đáp (còn gọi là mệ Xệu), 94 tuổi ở thôn Kim Nại, xã An Ninh. Bà vốn là cán bộ phụ nữ xã, người trực tiếp chứng kiến sự hy sinh của anh Hùng và đồng đội trong trận chiến không cân sức ngày 26/5/1968, và cũng chính là người đã hương khói 4 phần mộ liệt sỹ trong trận đánh này.
Hỏi mệ còn nhớ chú Hùng người Hải Phòng, hi sinh trong trận bảo vệ bến phà Long Đại vào một sáng tháng 5/1968 không, trên khuôn mặt già nua không còn chỗ cho những nếp nhăn ấy nước mắt chỉ chực trào ra.
Mệ Trần Thị Đáp, người đã chứng kiến sự hi sinh và chăm sóc mộ cho liệt sĩ Hùng.
Mệ kể: "Đơn vị chú Hùng đóng ở đồi Đại Hẩu, đang ngụy trang thì bị địch phát hiện. Chúng dùng máy bay quần thảo, cắt bom vào trận địa pháo cao xạ từ 7h sáng đến 12h trưa, các chú bộ đội đã dùng súng phòng không, súng bộ binh đồng loạt đáp trả.
Sau khi địch rút, mệ và mọi người chạy lên nhà thôn thì thấy chú Khang, chú Cảnh (người Hà Tây) đã chết. Chú Hùng bị thương vào cổ, mọi người tập trung băng bó nhưng cũng không qua khỏi. Chú Duy (người Nam Hà) chuyển xuống bệnh viện 112 đóng tại Hoành Phổ, 3 ngày sau thì mất. Xã An Ninh tổ chức an táng cho các chú ấy chu đáo lắm. Và mệ được địa phương cử ra chăm sóc 4 ngôi mộ của các chú.
Mệ nhớ, chú Hùng người thấp đậm, khi hi sinh chú ấy mặc áo cộc tay, tóc cắt mới tinh, mệ thương các chú ấy lắm".
Hòa bình lập lại, 3 liệt sỹ Khang, Cảnh, Duy đều tìm về với quê hương, xã cũng xây dựng nghĩa trang mới nên những phần mộ còn lại đều được quy tập về nghĩa trang của xã.
"Hôm quy tập, mệ phải ở lại để trông coi một ngôi mộ của một người bà con nên không đi theo tiểu của chú Hùng được, vì mộ của chú Hùng đã bị lũ năm 1979 làm mất bia nên mệ dặn mọi người rất kĩ là phải nhớ viết tên tuổi đánh dấu lại cho đàng hoàng khỏi bị thất lạc.
Sau khi bốc mộ cho người bà con, mệ chạy lên nghĩa trang, hỏi mọi người cái tiểu chú Hùng mô, lúc đó mọi người mới ngơ ngác hỏi nhau, hàng trăm tiểu sành được quy tập về sắp hàng giống nhau tăm tắp, biết tìm chú ở mô, lúc đó mệ chỉ biết đứng khóc.
Nằm nơi nghĩa trang thôn tên tuổi đàng hoàng, nay về nơi ở mới, chỉ một chút vô tâm thôi mà thành vô danh... Hùng ơi!".
Hằng năm, cứ mỗi dịp 27/7, các anh em của liệt sỹ Lưu Mạnh Hùng lại đến thắp hương cho anh mình tại nghĩa trang liệt sỹ xã An Ninh, không ai nỡ trách cứ chi mệ, chỉ có mệ tự vấn lương tâm... lại tự trách mình.
"Mệ vẫn mong sớm tìm được mộ chú Hùng để chú ấy về với quê hương, nhưng nếu chú ấy nằm lại với Quảng Bình, thì nơi mô trên đất nước Việt Nam ni cũng là đất mẹ", mệ Đáp chia sẻ.
Hải Sâm
Theo_VietNamNet
Thông tin cán bộ, người lao động được nghỉ 3 ngày tham gia mít tinh là thất thiệt Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thông tin lan truyền trong một số khu vực dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng về việc "Nhà nước sẽ cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động nghỉ 3 ngày, từ ngày 6 đến 8-6 để tham dự mít tinh, biểu...