Sông băng tan chảy làm dịch chuyển đường biên giới Thụy Sĩ – Italy
Nằm trên dãy Alps phủ đầy tuyết, đường biên giới giữa Thụy Sĩ và Italy đã bị dịch chuyển sau khi một khối băng tan chảy, đẩy một nhà nghỉ trên núi vốn dĩ ở Italy vào thế tranh chấp.
Biển báo hiệu lãnh thổ Thụy Sĩ trên núi Alps. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, đường biên giới giữa hai nước chạy dọc theo đường phân chia thoát nước. Tại đường phân chia thoát nước này, nước băng tan chảy xuống hai sườn của ngọn núi về phía hai quốc gia kia.
Tuy nhiên, khi sông băng Theodul tan chảy, đầu nguồn sông đã thu về hướng nhà nghỉ Rifugio Guide del Cervino – một nơi nghỉ chân cho du khách khi tham quan đỉnh Testa Grigia cao 3.480 m. Điều này đồng nghĩa với việc biên giới giữa hai nước đã dịch chuyển.
Frederic, một du khách 59 tuổi nghỉ chân tại nhà hàng, cho biết: “Thực đơn viết bằng tiếng Italy, và chúng tôi trả tiền bằng đồng euro thay vì đồng franc Thụy Sĩ. Song thực tế chúng tôi đang ở Thụy Sĩ hay Italy”.
Video đang HOT
Đây cũng là chủ đề tranh luận sôi nổi trong các cuộc đàm phán ngoại giao từ năm 2018 và kết thúc bằng một thỏa hiệp vào năm ngoái. Tuy nhiên, các chi tiết trong thỏa thuận vẫn còn được giấu kín.
Khi nhà nghỉ Rifugio Guide del Cervino được xây dựng trong năm 1984, tất cả nội thất trong nhà nghỉ từ bàn ghế, giường tủ nằm hoàn toàn bên phía lãnh thổ Italy. Song hiện này, với sự dịch chuyển biên giới, 2/3 không gian nhà nghỉ, bao gồm phần lớn giường và nhà hàng, lại nằm ở phía Nam Thụy Sĩ.
Vấn đề được trở nên đáng quan tâm vì kinh tế khu vực này phụ thuộc vào du lịch. Đây là một trong những khu nghỉ mát trượt tuyết lớn nhất thế giới, và đang phát triển khi một ga cáp treo đang được xây dựng cách đó vài mét.
Từ năm 1973 đến năm 2010, sông băng Theodul đã mất gần 1/4 diện tích. Băng tan đã khiến lớp đá bên dưới lộ ra, thay đổi đường phân chia thoát nước và buộc hai quốc gia phải vẽ lại 100 m đường biên giới.
Ông Alain Wicht, quan chức phụ trách đường biên giới tại cơ quan lập bản đồ quốc gia Swisstopo của Thụy Sĩ, nói rằng những điều chỉnh như vậy xảy ra thường xuyên và thường được giải quyết bằng cách so sánh kết quả đọc của các nhà khảo sát, thay vì sự can thiệp từ các chính trị gia.
“Phần diện tích lãnh thổ này không đáng là bao. Tuy nhiên, nơi đây lại xuất hiện một tòa nhà đem lại giá trị kinh tế cho khu đất”, Alain giải thích.
Về phần mình, những người đồng cấp Italy từ chối bình luận do tình hình quốc tế phức tạp.
Cựu giám đốc Swisstopo, Jean-Philippe Amstein, cho biết những tranh chấp như trên thường được giải quyết bằng cách trao đổi các lô đất có diện tích và giá trị tương đương. Song trong trường hợp này, Thụy Sĩ không quan tâm đến việc lấy một mảnh sông băng và người Italy thì không thể đền bù một mảnh đất trên bề mặt cho Thụy Sĩ.
Hy Lạp nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính mới
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Hy Lạp (ELSTAT), nợ công của nước này đã tăng thêm hơn 13 tỷ euro từ quý 1/2021 đến quý 2/2022.
Một góc phiên họp tại Quốc hội Hy Lạp. Ảnh: Euractiv.com
Nợ công của Hy Lạp đã tăng đáng kể so với năm ngoái và trong bối cảnh giá cả toàn cầu giảm và lạm phát cao, khiến tổng nợ ở mức 193% GDP, dẫn đến lo ngại rằng quốc gia này có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính.
Tại Hy Lạp, lạm phát trong tháng 6 là 11,6%, tăng so với mức 10,5% được ghi nhận vào tháng 5/2022, một trong những tỷ lệ cao nhất trong khu vực đồng euro. Trong khi đó, theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Hy Lạp (ELSTAT), nợ công đã tăng thêm 13,417 tỷ euro từ quý 1 năm 2021 đến quý 2 năm 2022.
Trong khi đó, tổng doanh thu của chính phủ lên tới 18,982 tỷ euro so với 16,340 tỷ euro năm ngoái. Thuế đối với thu nhập và tài sản là 2,947 tỷ euro so với 2,743 tỷ euro trong quý 1/2021. Nhưng điều này là không đủ để lấp đầy khoảng cách.
Stefan Legge, một giảng viên kinh tế tại Đại học St.Gallen ở Thụy Sĩ, cho biết quốc gia này cùng với Italy, nước đang trong tình trạng tương tự, có thể gặp rắc rối do mức nợ công cao.
Chuyên gia Legge nói: "Nỗi sợ hãi đang trở lại rằng Italy hoặc Hy Lạp hoặc một số quốc gia khác sẽ không thể chi trả cho mức lãi suất cao hơn và cuối cùng có thể phá sản".
Vào đầu tháng 7, Fitch Ratings đã đưa ra triển vọng tích cực của Hy Lạp là BB nhưng cảnh báo rằng tỷ lệ nợ vào năm 2024 vẫn được dự báo là một trong những nước được đánh giá cao nhất và gấp ba lần các nước xếp hạng BB khác.
Chi phí thực phẩm, năng lượng và nhiên liệu tăng vọt đã dẫn đến những lời chỉ trích đáng kể đối với chính phủ và những lời kêu gọi về một cuộc bầu cử sớm vào mùa thu. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis, được bầu vào năm 2019, nói rằng điều này sẽ không xảy ra vì ưu tiên của ông vẫn là tiến hành một loạt các cải cách.
Mỹ bắt giữ tàu chở dầu Nga Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) Mỹ đã bắt giữ để kiểm tra một con tàu chở đầy dầu nhiên liệu và dầu khí chân không đang trên đường từ Nga đến bang Louisiana. Ảnh minh họa: Getty Images Theo đài RT (Nga), con tàu mang tên Daytona, thuộc sở hữu của Công ty TMS Tankers của Hy Lạp,...