Sông băng tan chảy khiến vô số vi khuẩn thoát ra sông hồ

Theo dõi VGT trên

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng các dòng sông băng tan chảy ở Bắc Bán cầu sẽ khiến vô số vi khuẩn thoát ra sông hồ.

Sông băng tan chảy khiến vô số vi khuẩn thoát ra sông hồ - Hình 1
Ảnh minh họa: Đại học Aberystwyth

Theo đài Sputnik, các nhà khoa học tại trường Đại học Aberystwyth (Anh) đã phân tích các mẫu nước tan chảy từ 4 con sông băng ở dãy núi Alps thuộc châu Âu, cũng như các sông băng ở Canada, Thụy Điển, Svalbard và dải băng phía tây Greenland. Đáng ngạc nhiên, họ đã tìm thấy hàng chục nghìn vi khuẩn trong mỗi ml nước thu thập được. Những phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Nature Communications Earth and Environment.

Dựa trên dữ liệu từ các mẫu nước, các nhà khoa học dự đoán rằng băng tan từ 10 dòng sông băng trên khắp Bắc Bán cầu sẽ giải phóng hơn 100.000 tấn vi khuẩn trong 80 năm tới. Con số này tương đương với 650.000 tấn carbon thải ra sông, hồ, vịnh và đại dương mỗi năm. Tất cả phụ thuộc vào tốc độ tan chảy của sông băng và liệu con người có thể hạn chế biến đổi khí hậu hay không.

Tiến sĩ Arwyn Edwards, nhà vi trùng học, tác giả nghiên cứu của trường Đại học Aberystwyth, cho biết: “Số lượng vi khuẩn thoát ra từ sông băng phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ tan chảy của các dòng sông đó và mức độ ấm lên của Trái Đất. Khối lượng vi khuẩn thoát ra là rất lớn ngay cả khi tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức vừa phải”.

Video đang HOT

Giới chuyên gia vẫn đang tìm cách xác định mức độ ảnh hưởng của nguy cơ lây lan mầm bệnh cho hệ sinh thái. Trung bình có khoảng 650.000 tấn carbon bị thải trở lại không khí mỗi năm vì băng tan do biến đổi khí hậu.

Theo ông Edwards, sông băng là một kho chứa nước đóng băng khổng lồ, nhưng bài học quan trọng thu được từ nghiên cứu này đó là chúng cũng giúp duy trì các hệ sinh thái riêng. Trong quá trình vi khuẩn tan ra từ sông băng trên núi trôi xuống hạ nguồn, có khả năng chúng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho các hệ sinh thái mà chúng tiếp xúc.

Tuy nhiên, đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể loại trừ nguy cơ băng tan giải phóng mầm bệnh nguy hiểm. Kết quả đầy hy vọng đó là những vi khuẩn này sẽ trở thành nguồn cung cấp các phân tử sinh học tiềm năng trong tương lai, chẳng hạn các loại kháng sinh mới. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ loại vi khuẩn đó là gì.

“Chúng tôi chưa có đủ dữ liệu để hiểu rõ giá trị và mối đe dọa đến từ các vi khuẩn này. Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi về liệu có xuất hiện mầm bệnh ‘ngày tận thế’ tan ra từ sông băng hay không. Tôi cho rằng nguy cơ này rất thấp, nhưng không phải là không có. Vì vậy, chúng ta cần phân tích mối đe dọa đến từ những vi khuẩn đó”, Tiến sĩ Edwards cho biết.

Quá trình tan băng sẽ phần nào tự diễn ra, khi các sông băng tan chảy, vi khuẩn bên trong chúng sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên bằng cách giải phóng các sắc tố để bảo vệ vi khuẩn khỏi tác hại của ánh nắng Mặt Trời. Nhưng những sắc tố đen này hấp thụ ánh sáng, làm gia tăng quá trình ấm lên và đẩy nhanh quá trình phá hủy môi trường băng.

Trước đó, báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cũng cho biết các sông băng nổi tiếng ở núi Dolomites (Italy), công viên Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931

Ngày 22/8, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ cảnh báo thể tích các sông băng tại nước này đã giảm một nửa kể từ năm 1931, sau khi lần đầu phục dựng được xu hướng sông băng biến mất trong thể kỷ 20.

Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931 - Hình 1
Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931. Ảnh: Reuters

Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí khoa học The Cryosphere, sử dụng tư liệu từ kho ảnh TerrA, trong đó chụp được khoảng 86% các khu vực sông băng của Thụy Sĩ, phân tích khoảng 21.700 bức ảnh được chụp trong giai đoạn từ năm 1916-1947.

Tình trạng sông băng tan chảy nhanh chóng tại dãy núi Alp và những nơi khác do biến đổi khí hậu đang ngày càng được theo dõi chặt chẽ kể từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, cho tới nay, thế giới vẫn còn biết rất ít về cách thức sông băng thay đổi trước thời điểm này trong thế kỷ 20, khi có ít nhà thám hiểm theo dõi sông băng qua thời gian, với việc sử dụng các mô hình tính toán thể tích khác nhau.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật ETH Zurich, Viện Nghiên cứu liên bang về rừng, tuyết và phong cảnh của Thụy Sĩ tuyên bố đã phục dựng lại được địa hình của toàn bộ các sông băng tại Thụy Sĩ vào năm 1931, tạo điều kiện cho việc xem xét cách thức những dòng sông này biến đổi. Dựa trên việc phục dựng và so sánh với dữ liệu từ những năm 2000, các nhà nghiên cứu kết luận rằng thể tích sông băng đã giảm 50% trong giai đoạn từ năm 1931-2016.

Để phục dựng lại địa hình, các nhà nghiên cứu sông băng đã sử dụng phép quang trắc lập thể - một kỹ thuật được dùng để xác định bản chất, hình dạng và vị trí của bất kỳ vật thể nào dựa trên các cặp ảnh. Tác giả nghiên cứu Erik Schytt Mannerfelt cho hay nếu biết được địa hình bề mặt sông băng tại hai mốc thời gian khác nhau, các nhà khoa học có thể ước lượng được sự chênh lệch về thể tích băng. Các nhà nghiên cứu đã công bố những cặp ảnh về cùng một điểm, chụp cách nhau gần một thế kỷ, cho thấy sự thay đổi rõ rệt qua thời gian. Sông băng Fiescher là một ví dụ điển hình. Vào năm 1928, khu vực này giống như một biển băng, song đến năm 2021, chỉ còn sót lại vài điểm trắng trên sườn núi xanh mướt.

Do các hình ảnh dùng để phục dựng được chụp vào những năm khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chọn năm 1931 là thời điểm tham chiếu và dựng lại địa hình bề mặt tất cả các sông băng trong năm đó. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng thể tích sông băng không hề liên tục suy giảm trong thế kỷ qua, thậm chí có xu hướng tăng mạnh một cách rời rạc trong những năm 1920 và 1980. Mặc dù thể tích sông băng có lúc tăng lên trong thời gian ngắn, song khi so sánh giữa năm 1931 và 2016, thể tích đã sụt giảm mạnh trong giai đoạn này.

Trên thực tế, tổng thể tích các sông băng đã giảm ở tốc độ nhanh chưa từng thấy. Trong khi các sông băng Thụy Sĩ mất nửa thể tích trong giai đoạn 85 năm tính đến năm 2016, mạng lưới theo dõi sông băng Thụy Sĩ (GLAMOS) chỉ ra rằng chỉ riêng 6 năm sau đó, thể tích sông băng còn giảm thêm 12%. Đây là bằng chứng cho thấy thể tích sông băng đang giảm ngày càng nhanh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu
05:55:57 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nga tấn công Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận

07:29:39 18/11/2024
Trong khi đó, theo Thống đốc thành phố Mykolaiv, ông Vitalii Kim, ít nhất hai người thiệt mạng và sáu người bị thương ở thành phố này trong cuộc tấn công lớn bằng UAV và tên lửa của Nga.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Trên 20.000 người Haiti phải di dời do bạo lực băng nhóm tội phạm

06:11:31 18/11/2024
Tội phạm bạo lực ở Port-au-Prince vẫn ở mức cao, với các băng nhóm được trang bị vũ khí tốt kiểm soát khoảng 80% thành phố, dù một lực lượng quốc tế do Kenya đứng đầu đã được triển khai để giúp cảnh sát Haiti khôi phục trật tự.

Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1

05:48:15 18/11/2024
Theo đó, người này gần đây đã đến Đông Phi, được chẩn đoán và điều trị ngay sau khi trở về Mỹ tại một cơ sở y tế địa phương và hiện đã được xuất viện. Kể từ đó, người này đã được cách ly tại nhà và các triệu chứng đang cải thiện.

APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển

05:46:02 18/11/2024
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc rất coi trọng hợp tác châu Á - Thái Bình và nước này sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC năm 2026.

Australia: Cháy rừng hoành hành tại bang Victoria, hàng trăm người sơ tán

05:43:24 18/11/2024
Ủy viên quản lý tình trạng khẩn cấp của bang Victoria, Rick Nugent cho biết hai vụ cháy đã thiêu rụi hơn 1.900 ha, gây thiệt hại về vật nuôi và nông nghiệp. Nhà chức trách đang tiếp tục đánh giá mức độ thiệt hại.

Tiếp tục leo thang các vụ tấn công lẫn nhau giữa Israel - Hezbollah

05:41:22 18/11/2024
Trong khi đó, quân đội Israel báo cáo về một trận mưa tên lửa dữ dội vào thành phố Haifa và cho biết một giáo đường Do Thái đã bị tấn công, khiến hai thường dân bị thương.

Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải trả giá đắt vì rải truyền đơn

05:38:47 18/11/2024
Triều Tiên đã nhiều lần phản ứng giận dữ khi các nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang theo các tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng và hàng tiêu dùng Hàn Quốc qua biên giới.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế

05:33:58 18/11/2024
Các quan chức Liên hợp quốc và các đại biểu khác tại Baku hy vọng rằng một thông điệp mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo G20 có thể giúp tạo động lực chính trị cho một thỏa thuận COP29 về tài chính khí hậu.

Trí tuệ nhân tạo: Mỹ, Trung Quốc nhất trí không nên để AI kiểm soát vũ khí hạt nhân

05:31:02 18/11/2024
Mỹ và Trung Quốc lần đầu đàm phán chính thức về vấn đề AI hồi tháng 5 tại Thụy Sĩ, nhưng dường như không đề cập đến quá trình quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.

Siêu bão Man-yi tấn công Philippines 'có khả năng gây thảm họa'

05:29:12 18/11/2024
Cơ quan núi lửa cũng cảnh báo mưa lớn do Man-yi đổ xuống có thể gây ra dòng trầm tích núi lửa, hay còn gọi là bùn, từ ba ngọn núi lửa, bao gồm cả Taal, phía Nam Manila.

Có thể bạn quan tâm

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'

Sao châu á

08:12:44 18/11/2024
Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn nữ hoàng cảnh nóng ; Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ nói về tin đồn săn trai trẻ.

Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới

Sao việt

08:07:48 18/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đẹp mặn mà sau khi sinh con thứ 2 được vài tháng, MC Trấn Thành được khen ngày càng trẻ ra.

Tôi đến một trong những quốc gia giàu nhất thế giới

Du lịch

07:42:42 18/11/2024
Những khu chợ bán kim cương và thú nuôi chim ưng xa xỉ, đó là hình ảnh khiến tôi ấn tượng khi du lịch tại đất nước giàu có thuộc top hàng đầu thế giới.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Cách làm ếch nướng lá lốt đơn giản

Ẩm thực

05:55:32 18/11/2024
Ếch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng.

Đêm cuối trước khi ly hôn, chồng bất ngờ gõ cửa rồi đưa ra lời đề nghị khiến tôi nghẹn ngào

Góc tâm tình

05:52:37 18/11/2024
Nhiều lần em khuyên chồng nên ly hôn vợ để đến với người khác. Thế nhưng lần nào nghe vợ nói, chồng em cũng gạt luôn. Anh bảo không có con thì có thể xin con nuôi.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.