Sông băng dày nhất thế giới đang tan chảy trước 80 năm so với dự kiến
Trước sự tàn phá nặng nề của biến đổi khí hậu, ngay cả sông băng dày nhất thế giới cũng không tránh khỏi cảnh bị tận diệt dần dần.
Một bộ ảnh được NASA công bố cho thấy sông băng Taku ở Alaska đã thực sự tan chảy sau hơn 70 năm. Các nhà nghiên cứu đã đoán được hiện tượng này, nhưng không ngờ nó diễn ra sớm hơn 80 năm so với dự kiến. Tiến sĩ Mauri Pelto, giáo sư khoa học môi trường tại Đại học Nichols kiêm giám đốc của Dự án Khí hậu Bắc Cascades, đã nghiên cứu về Taku suốt 30 năm. Trong khoảng thời gian từ 1946 đến 1988, khi chứng kiến chiều dày băng của con sông tăng thêm 0,3 mét mỗi năm, ông tin rằng dòng sông này sẽ còn phát triển và trở nên lớn hơn nữa.
Sông băng Taku năm 2014, trước khi băng bắt đầu tan chảy.
Và hình ảnh mới nhất được ghi lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, từ năm 1989, tốc độ kết băng ở đây bắt đầu chậm dần. Khoảng thời gian 2013 – 2018, Taku đã hoàn toàn ngưng đóng băng. Đến năm ngoái, con sông này bắt đầu có dấu hiệu tan chảy cực kỳ rõ ràng, Pelto cho biết hiện tượng này có liên quan trực tiếp đến nhiệt độ mùa hè nóng kỷ lục tại Alaska.
Taku là sông băng ở Alaska.
“Chúng tôi đã nghĩ Taku có khả năng phát triển suốt phần còn lại của thế kỷ”, ông nói. “Sau vài năm ngừng phát triển, các con sông băng sẽ tan chảy dần dần. Tôi nghĩ mọi người cũng không ngờ Taku lại bị đánh bại quá nhanh”. Trong hơn 30 năm quan sát 250 con sông băng trên khắp thế giới, Pelto nhận thấy Taku là nơi duy nhất không có dấu hiệu tan băng, song tình hình hiện tại đã khác. “Điều này thật khó chấp nhận, trước nay tôi vốn nghĩ mình vẫn còn một con sông băng để gửi gắm hy vọng. Bây giờ niềm hy vọng cuối cùng ấy cũng khuất phục trước biến đổi khí hậu rồi”, ông chia sẻ.
Pelto phát hiện ra sự thật về Taku khi xem hình ảnh từ Đài quan sát Trái đất của NASA, cho phép ông phân tích những thay đổi trong đường ranh giới nơi tuyết chuyển thành băng và ngược lại.
Vào cuối mùa hè, ranh giới này cho thấy lượng tuyết tan và tuyết mới tích tụ tương đương nhau. Nếu trong một mùa mà khối lượng tuyết tan nhiều hơn, lằn ranh này sẽ lấn lên cao hơn về phía lòng sông. Các nhà nghiên cứu có thể tính toán thay đổi trong khối lượng sông băng bằng cách theo dõi sự dịch chuyển của ranh giới trên. Taku được xem là sông băng dày nhất thế giới với độ sâu 1481 mét, đồng thời là con sông băng lớn nhất ở Juneau Icefield.
Thanh Vân
Theo saostar.vn/Dailymail
Cãi nhau với bạn trai, thiếu nữ xinh đẹp nhảy xuống sông băng mất mạng
Hình ảnh camera cho thấy Pearl Bamford, 19 tuổi nhảy xuống dòng sông đã bị đóng băng và sau đó bị phát hiện đã chết vì hạ thân nhiệt.
Theo Daily Star, thông tin từ cuộc điều tra cho thấy, thiếu nữ xinh đẹp đã nhảy xuống sông băng sau khi tranh cãi với bạn trai về âm nhạc.
Trước khi chết, cô gái 19 tuổi đến từ Truro, hạt Cornwall, Anh ở cùng bạn trai tên là Sydney Whittaker và đã uống một chai rượu trước khi bắt đầu tranh cãi với Whittaker về âm nhạc.
Pearl được mô tả là "bốc đồng" và dễ nổi nóng trong cuộc điều tra sau đó nhảy xuống một dòng sông đã đóng băng. Thi thể của cô được tìm thấy ở phía đối diện cô nhảy xuống. Kết quả điều tra kết luận rằng, Pearl không cố tình tự tử.
Cuộc điều tra có sự tham gia của bố Pearl, ông Jonathan Bamford và bố bạn trai thiếu nữ, Matthew Whittaker.
Chia sẻ về người bạn gái đã mất, Sydney cho biết, anh quen biết Pearl qua bạn bè đại học.
"Chúng tôi đã quen nhau 1 năm 7 tháng", Sydney nói và cho biết cả 2 đã yêu nhau ngay khi gặp mặt và dù mối quan hệ cũng có lúc "thăng trầm" nhưng không có gì nghiêm trọng. Sydney cũng nhận xét bạn gái thi thoảng bất ổn định.
Sydney nói thêm rằng sau khi cả 2 cãi nhau, Pearl "trở nên rất tức giận" và rời đi, nói rằng cô sẽ lái xe về nhà. Đó là lần cuối cùng anh nhìn thấy bạn gái còn sống.
Sáng hôm sau, ngày 15/3, một người dân đã tìm thấy thi thể của Pearl cạnh bờ sông và gọi cảnh sát. Hình ảnh camera cho thấy sau khi rời khỏi nhà bạn trai, Pearl đã đi mua thêm rượu uống trước khi nhảy xuống sông và chết vì hạ thân nhiệt.
Theo danviet
Thụy Sĩ tổ chức 'tang lễ' trên cao cho sông băng 'qua đời' Hàng chục người mặc đồ đen đi "diễu hành tang lễ" lên một sườn núi dốc đứng của Thụy Sĩ ngày 22/9, đánh dấu sự biến mất của sông băng Pizol. Sông Pizol "đã mất rất nhiều vật chất đến mức từ góc độ khoa học, nó không còn là sông băng nữa", Alessandra Degiacomi, thuộc Hiệp hội bảo vệ khí hậu Thụy...