Sống ảo ở 3 ngôi chùa xứ Huế có kiến trúc đẹp
Cố đô nổi tiếng là vùng đất tâm linh, nơi sở hữu nhiều ngôi chùa lâu đời, có thiết kế độc đáo. Chùa Thiên Mụ, Thiền Lâm, Huyền Không 1 là những gợi ý cho chuyến đi Huế của bạn.
Ảnh: Luffosten.
Được mệnh danh là “Thái Lan trên đất Huế”, “xứ chùa Vàng thu nhỏ giữa lòng cố đô”, chùa Thiền Lâm (Phật đứng – Phật nằm) là điểm đến văn hóa, tâm linh thu hút du khách ở Huế. Chùa là quần thể của nhiều công trình, kiến trúc như tháp Phật, tháp mộ, nhà tăng chúng, tượng… Đặc biệt khi đến chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngôi bảo tháp trắng, đỉnh vàng cao khoảng 15 m, có dạng hình chuông úp, được sáng tạo từ mẫu chùa tháp ở Thái Lan và Myanmar.
Ảnh: Cổ Trang Hoàng Cung.
Những bức ảnh theo phỏng cách cổ trang lấy bối cảnh chùa được giới trẻ ưa chuộng. Bạn Ánh Phạm chia sẻ: “Chùa có kiến trúc đẹp và nổi bật, khác biệt hẳn so với các ngôi chùa ở Huế như Thiên Mụ, Từ Đàm… Không chỉ tham quan, chụp ảnh miễn phí, mình còn được nghe các thầy chùa kể chuyện”.
Ảnh: Lê Hiếu.
Video đang HOT
Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, được xem là địa điểm tâm linh lâu đời tại Huế. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, nhìn tổng quan, khuôn viên chùa như một cung điện, dinh thự của các bậc vua chúa, quan lại xứ Huế ngày xưa.
Ảnh: Ngababii, trungtran.28
Ngôi chùa nổi bật với ngọn tháp Phước Duyên sừng sững, xung quanh được bao phủ bởi nhiều mảng xanh của cây cối và sóng nước Hương Giang. Bạn có thể check-in với bảo tháp, những mái ngói nâu cổ kính, khu rừng thông phía sau.
Ảnh: Vanggg.299.
Ngoài chiêm bái, sống ảo, bạn có thể xuống bến nước ở phía trước chùa, nơi có những thuyền rồng neo đậu, để chiêm ngưỡng vẻ hữu tình của thiên nhiên. Những hàng phượng rực sắc, con đường nhỏ uốn lượn bên bờ sông, vẻ yên ắng của bến thuyền, những ngọn đồi trùng điệp phía xa, tô điểm cho bức tranh cảnh vật xứ Huế.
Ảnh: Lâm Bảo Khánh.
Các trung tâm thành phố hơn 10 km, chùa Huyền Không 1, huyện Hương Trà, là sự tổng hòa giữa lối kiến trúc cổ điển Huế, Ấn Độ và Nhật Bản. Sở hữu diện tích khoảng 6.000 m2, khuôn viên chùa được bao phủ bởi nhiều cây xanh và các loại hoa. Chính sự hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc tạo ra không gian chiêm bái, vãn cảnh được lòng nhiều du khách đến Huế.
Ảnh: Đan Phượng, Ngọc Hạnh.
Những mái nhà ngói đỏ cổ kính, hàng cột gỗ bóng loáng hay những chiếc đèn lồng thẳng hàng, tạo nên một không gian an yên giữa lòng cố đô Huế. Đặc biệt, tại đây bạn có thể check-in với bảo tháp Đại Giác uy nghi, với phần chóp vàng rực rỡ, thân tháp trắng, được mô phỏng theo mẫu đại tháp Ấn Độ.
Chùa cổ 400 tuổi bên dòng sông Hương
Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.
Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông - ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).
Toàn bộ kiến trúc của chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật. Từ đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng nét đẹp uốn lượn, hiền hòa của dòng Hương thơ mộng. Ảnh: Võ Thạnh.
"Cảm nhận đầu tiên của tôi là Thiên Mụ nằm ở vị trí đẹp, phía trước là dòng sông Hương thơ mộng. Cảnh sắc chùa trang nghiêm và yên tĩnh, lúc tham quan cảm thấy rất thư thái", Hoàng Gia, một du khách chia sẻ.
Chùa được bao bọc xung quanh bởi một khuôn thành xây bằng đá và gạch mang hình dáng như con rùa. Bước chân vào chùa, du khách bắt gặp ngay biểu tượng gắn với hình ảnh của chùa Thiên Mụ - tháp Phước Duyên. Tháp 7 tầng được xây bằng gạch, cao 21 m. Tiến sâu vào bên trong, du khách sẽ đến điện Đại Hùng, chính điện và cũng là gian lớn nhất của chùa. Khuôn viên chùa có nhiều vườn hoa, cây cối được chăm sóc và tỉa kĩ lưỡng.
Mỗi tầng của tháp Phước Duyên đều thờ tượng Phật. Ảnh: Phạm Quốc Cường.
Đi theo bên hông điện để vòng ra phía sau vườn, du khách sẽ ngang qua nơi trưng bày chiếc ô tô - di vật hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu. Cuối chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, một vị trụ trì của chùa. Nơi đây cũng có khu rừng thông khiến khung cảnh chùa càng thêm tịch mịch.
Ngoài ra, ngôi chùa này còn nổi tiếng với tin đồn "cặp đôi nào yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ, trở về sẽ chia tay" mà người dân Huế ai cũng biết. Song điều đó có thật hay không chưa ai kiểm chứng. "Ba mẹ tôi cũng từng lên Thiên Mụ, cuối cùng vẫn lấy nhau, có bạn tôi đi về thì chia tay thật", Phương Thủy, một người dân Huế, cho biết.
Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế vào khoảng tháng 1 và 2 - thời gian thích hợp nhất để tham quan chùa. Tuy nhiên, nếu muốn ngắm cảnh chùa Thiên Mụ vào mùa hoa phượng, du khách có thể đến vào tháng 5 hoặc 6. Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Đại Nội, Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng trên cùng một tuyến đường để tiết kiệm thời gian.
Chùa mở cửa từ sáng đến 6h chiều, nên chọn trang phục kín đáo khi vào thăm chùa, hạn chế cười nói lớn tiếng, đặc biệt buổi trưa để các sư thầy tại đây nghỉ ngơi. Khuôn viên chùa cũng không quá rộng nên du khách thường dành khoảng 45 phút đến 1 tiếng để khám phá, chụp ảnh.
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức đậu hũ Huế (tào phớ) của các dì bán hàng ở chân cổng chùa. Nếu du khách đến vào buổi chiều, nên nán lại vào khoảng 5h30 - 6h30 để ngắm hoàng hôn ở sông Hương.
Du khách có thể dễ dàng đến chùa Thiên Mụ từ các điểm như Đại Nội, Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền, bằng xe đạp, xe máy hay taxi. Ngoài ra, có thể chọn đi thuyền rồng trên sông Hương từ bến đò Tòa Khâm để tới chùa hoặc đi xích lô từ bất kỳ địa điểm nào trong trung tâm thành phố.
Vẻ đẹp của hai nhà thờ trên đất cố đô Bên cạnh nét đẹp cổ kính của Đại Nội, lăng các triều vua..., Huế cũng được tô điểm bởi vẻ độc đáo của những nhà thờ. Tọa lạc tại số 142 Nguyễn Huệ, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế được bao bọc giữa hai hàng cây xanh mát, hiện lên nổi bật với nét kiến trúc đầy ấn tượng. Nhà thờ được khởi...