Sơn Vĩ – bức tranh tuyệt mỹ
Nằm xa nhất và có địa hình hiểm trở nhất của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, để đến được Sơn Vĩ là cả một hành trình chinh phục đèo, núi, những con đường độc đạo lượn trong mây, vắt qua những đỉnh núi, lúc lại nép mình bên bờ vực sâu hun hút với những vòng cua gấp…
Những ngôi làng ẩn hiện trong mây
Nơi đây có những con dốc đã trở thành nỗi ám ảnh ngay cả với những cư dân bản địa như dốc “Bà Sèo”, dốc “Ông Phủ”… khiến những con đường như “đường lên trời”, có lúc lại chúi như lao xuống lòng vực sâu. Nhưng để đến được Sơn Vĩ, thì vượt qua những đoạn đường dốc lại chưa phải là điều gì ghê gớm. Khi qua ngã ba đường đi xã Sín Cái và cửa khẩu Săm Pun, chặng đường mới thực sự khổ ải, đường ở đây phần nhiều là đường mòn, đoạn toàn đá hộc, đá tai mèo sắc nhọn, đoạn khác lại toàn đất đỏ bụi mù khi trời nắng hoặc trơn nhầy nhụa mỗi lúc ẩm trời. Con đường như bám sát vào vành đai biên giới với nước láng giềng Trung Quốc, nhiều chỗ chỉ cần sơ ý là sẽ đi lạc sang phía bên kia biên giới bởi sự “mong manh” của những ngã rẽ không biển báo “phải những hôm trời có sương mù đậm đặc, lạc đường sang bên kia biên giới là chuyện rất dễ xảy ra” – một cán bộ đồn biên phòng Lũng Làn, Sơn Vĩ chia sẻ với đoàn chúng tôi khi đã “cán đích” an toàn.
Sơn Vĩ đẹp y như cái tên của nó. Trả giá cho những vất vả khi vượt qua cung đường còn hoang sơ theo đúng nghĩa nhất, từ trên cao nhìn xuống, phong cảnh thiên nhiên như một bức tranh tuyệt mỹ, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn bám vào sườn núi, dòng Nho Quế mát xanh bé xíu như nét vẽ mỏng manh uốn lượn trên tấm thảm màu lam xám bàng bạc sương của núi rừng. Cuộc sống nơi lưng trời mỏng manh như nếp khói lam chiều lẫn vào sương núi. Chút hơi ấm của cuộc sống bảng lảng lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên nơi vùng cao biên xứ xa xôi, chỉ thỉnh thoảng mới thấy hiện lên đâu đó như dấu chấm hồng trên bức tranh màu lam mênh mông, xa vắng.
Cảm xúc thật đẹp khi dừng chân bên cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc ngay bên con đường uốn lượn như khắc vào lưng núi ấy. Uy nghiêm ghi dấu ấn quê hương trên mảnh đất biên viễn xa xôi. Trên suốt chiều dài của cung đường Sơn Vĩ, những cột mốc chủ quyền tiếp nối bên con đường độc đạo như đánh dấu và nhắc nhở bất cứ lữ khách nào đang đi bên đó về một quê hương Việt Nam tươi đẹp mà những cột mốc ấy đang chung tay ôm gọn trong lòng.
Theo ANTD
Ngắm 'nấc thang lên thiên đường' ở Mù Cang Chải
Cung đường đầy mạo hiểm, ruộng bậc thang mỗi mùa một vẻ đẹp riêng, những ngôi nhà ẩn hiện trong mây, trong màu xanh của lúa, Mù Cang Chải luôn, địa điểm hút chân phượt thủ và du khách.
Địa điểm vui chơi
Có thể tạm chia danh thắng của Yên Bái thành hai nhóm, một là nhóm dành cho dân du lịch bụi, phượt thủ và những người thích chụp ảnh. Hai là du lịch về cội với hàng loạt các ngôi chùa nổi tiếng.
Mù Cang Chải tuyệt đẹp mùa lúa chín
Mù Cang Chải đẹp ngỡ ngàng mùa nước đổ
Ruộng nương Mù Cang Chải sau mùa lúa chín
Video đang HOT
Mù Cang Chải nổi tiếng với cái khúc cua đầy nguy hiểm của cung đường, vẻ hùng vĩ, hoang sơ của những ngôi nhà ẩn hiện trong cái bao la của đất trời, nét thơ mộng, thanh bình của những ngôi nhà được bao bọc bởi những cánh đồng. Song nổi bật nhất là vẻ đẹp biến thiên của những ruộng bậc thang, khi xuất hiện như những vệt loang ấn tượng mùa nước đổ, khi xanh ngát nối thẳng vào màu thăm thẳm của bầu trời như "nấc thang lên thiên đường", khi nhuộm sắc vàng bao la của lúa.
Điểm phượt thứ hai thú vị không kém là Mường Lò với hàng loạt trải nghiệm thú vị. Đầu tiên là cung đường tuyệt đẹp, những đồi chè bát ngát, chợ Mường Lọ nhiều màu sắc. Ngoài ra, địa danh này còn thu hút du khách với lễ hội Xên Mường, suối nước nóng, những điệu múa xòe và những món ăn đặc sắc.
Bên cạnh hai địa danh này, du khách thuộc nhóm khám phá cũng thích trải nghiệm cảm giác lênh đênh ở hồ Thác Bà, tham gia lễ hội đua thuyền mùa xuân, chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ của ngọn thác cùng tên; hay trải nghiệm cảm giác phiêu lưu ở thác Mơ; tìm và sưu tầm đá nhiều màu sắc ở chợ đá Lục Yên.
Thanh bình Mường Lò. Ảnh: Phượt
Nổi bật nhất nhóm du lịch tâm linh của Yên Bái là lễ hội tại đền Đông Cuông, một trong hai ngôi đền lớn nhất vùng thượng lưu sông Hồng, diễn ra vào ngày Mão đầu tiên của năm. Đến với lễ hội này, bạn sẽ tìm hiểu về những điều kỳ bí trong đêm hội mổ trâu trắng tế mẫu, nghi thức lễ rước mẫu qua sông, lễ dâng hương tế mẫu tại miếu Ghềnh Nhai... Bên cạnh việc hòa mình vào lễ hội, bạn còn có dịp tham quan, chiêm ngưỡng một di tích nổi tiếng là phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Đền Tuần Quán, tên gọi ngày trước là "Đền Thần Diệp phu nhân Bách Lẫm", địa danh thứ hai trong nhóm du lịch tâm linh nổi bật với thiết kế từ thời Lê cùng hàng loạt lễ hội như Lễ Thượng Nguyên (ngày 15 tháng Giêng), Hội mẹ (ngày 03 tháng 03), Giỗ quan lớn Tuần Chanh (ngày 15 tháng 5), Hội cha - lễ thánh Trần (ngày 20 tháng 8), Lễ tất niên - đóng cửa đền (ngày 25 tháng 12).
Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn có thể tạt vào chiêm bái hàng loạt những ngôi chùa , tháp như khu chùa tháp Hắc Y, chùa Ngọc Am, chùa Vạn Thắng, đền thánh Mẫu Âu Cơ linh từ.
Di chuyển
Phần di chuyển sẽ xuất phát từ Hà Nội, những bạn ở tỉnh khác vui lòng tham khảo thông tin tại bến xe mỗi tỉnh.
Bằng phương tiện công cộng
Bạn có thể mua vé xe tuyến Hà Nội - Yên Bái tại bến xe Mỹ Đỉnh hay đặt vé ở các hãng xe chuyên tuyến đường này như xe Mười Hoa, xe Hùng Liên, xe Dũng Thảo
Bằng phương tiện cá nhân
Yên Bái cách Hà Nội khoảng 180km. Từ Hà Nội, bạn có thể đi Yên Bái theo nhiều đường khác nhau:
Qua Sơn Tây, cầu Trung Hà, Tam Nông cứ dọc bờ sông Hồng mà ngược đến cầu Văn Phú, Yên Bái.
Cầu Thăng Long, QL2, Phúc Yên, Việt Trì, Đoan Hùng, thẳng QL70 là đến Yên Bái (dễ đi nhất, gần nhất).
Cầu Thăng Long, Phúc Yên, Vĩnh yên, Lập Thạch, Sơn Dương, QL37, Tuyên Quang, Yên Bái.
Thủy điện Thác Bà hoang sơ. Ảnh: otofun
Lưu trú
Khu vực trung tâm Yên Bái gồm các tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, Yên Ninh, Ngô Gia Tự...
Khách sạn Đồng Tâm, khách sạn Miền Tây, khách sạn Xổ Số... có mức giá tầm 160.000 đồng trở lên, thích hợp cho các bạn đi phượt.
Ngoài ra nếu đi đông, nhóm bạn có thể cắm trại, chế biến đồ ăn mang theo, chi phí sẽ giảm đáng kể.
Đến vào mùa nào
Mỗi mùa, mỗi thời điểm, các danh thắng của Yên Bái lại khoác lên mình một vẻ đẹp riêng với màu sắc khác nhau, vì thế bạn có thể đến tỉnh bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Đặn sản Yên Bái
Đặc sản Yên Bái đa số gắn với nền nông nghiệp của nơi đây. Một số cái tên nổi bật là táo mèo, chè tuyết, lạp cá, dế mèn (Mường Lò), pơ mu.
Nụ cười và ánh mắt trẻ thơ vùng cao
Những hình ảnh bình dị "níu" chân du khách.
Mang gì khi đến Yên Bái?
Tất cả các trang phục bạn yêu thích. Lưu ý ăn vận kín đáo khi viếng chùa và quần áo gọn gàng, tiện lợi cho việc di chuyển khi phượt.
Mang dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng, dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các tật bệnh cơ bản.
Mang áo khoác mỏng hay áo khoác dày (tùy mùa) để đối phó với cái lạnh vùng cao vào ban đêm.
Mang lều, mền nếu có ý định cắm trại.
Những cung đường thường gặp
Hà Nội - Yên Bái - Tuyên Quang - Hà Giang
Hà Nội - Yên Bái - Phú Thọ - Sơn La
Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai - Lai Châu
Theo Huỳnh Hằng (Infonet )
Độc đáo dòng Nho Quế Lên cao nguyên đá Đồng Văn lần này, chúng tôi dự định dạo chơi chợ phiên rồi hướng về chợ tình Khâu Vai huyện Mèo Vạc, nhưng màu xanh ngọc lục bảo huyền hoặc của dòng sông Nho Quế chảy len lỏi giữa những ngọn núi đá dựng ngang trời như ma lực thôi thúc đôi chân mà đi. Đó là một buổi...