‘Sơn tra mùa hoa gọi’ trên miền cổ tích Ngọc Chiến
‘Sơn tra – mùa hoa gọi’ là thông điệp, lời mời gọi du khách thập phương tới miền cổ tích Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La, thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ mùa hoa sơn tra khoe sắc.
Bản Nậm Nghẹp – thủ phủ hoa sơn tra tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) nằm trên độ cao khoảng trên 2.000 so với mực nước biển.
Đây là một trong những vùng trồng cây sơn tra lớn của tỉnh Sơn La, với hàng nghìn ha, trong đó khoảng 800 ha cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.
Những ngày tháng 3 là thời điểm hoa sơn tra khoe sắc…
Video đang HOT
Du khách sẽ được đắm mình trong sắc trắng tinh khôi nổi bật giữa đại ngàn, bên những bản làng bình yên nơi rẻo cao.
Được hòa mình vào bức tranh sắc màu văn hóa ấn tượng của đồng các dân tộc nơi đây.
Trước kia, cây sơn tra mọc tự nhiên, nhưng giờ đây, loài cây này không chỉ mang lại nguồn thu từ quả, mà nét độc đáo của mùa hoa còn mang lại giá trị kinh tế từ phát triển du lịch, là niềm vui, niềm tự hào của đồng bào Mông nơi đây.
Hoa sơn tra khoe sắc giữa đại ngàn, ôm lấy những nếp nhà truyền thống, tô điểm cho bức tranh ấn tượng trên miền cổ tích Ngọc Chiến.
Sắc trắng tinh khôi, dung dị, mộc mạc như biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào Mông vùng cao.
Những ngày hoa bung nở cũng là thời điểm huyện Mường La tổ chức Ngày hội hoa sơn tra, với nhiều hoạt động và trải nghiệm hấp dẫn.
“Sơn tra – mùa hoa gọi” là thông điệp, lời mọi gọi đặc biệt tới du khách gần xa đến với miền cổ tích của núi rừng Tây Bắc.
Rừng hoa sơn tra lớn nhất cả nước
Toàn tỉnh Sơn La có hơn 12.000 ha cây sơn tra, đã phủ kín nương đồi và trở thành cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở vùng cao.
Hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến. Ảnh: Lam Giang.
Ngày hội hoa sơn tra năm 2024, sẽ được huyện Mường La tổ chức tại xã Ngọc Chiến. Ngày hội diễn ra ngày 9 - 10/3 tại nhiều địa điểm với các hoạt động hấp dẫn.
Ngày hội năm nay, diễn ra với nhiều hoạt động, như: Công bố chứng nhận bảo hộ độc quyền ngày hội; chứng nhận rừng hoa sơn tra lớn nhất cả nước; trưng bày, giới thiệu gian hàng sản phẩm nông nghiệp, văn hóa, sản phẩm OCOP; thi ẩm thực cộng đồng; trưng bày ảnh đẹp văn hóa, du lịch vùng Tây Bắc; các trò chơi dân gian.
Đặc biệt, năm nay sẽ có trình diễn bay dù lượn... cùng nhiều hoạt động trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, tại bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến.
Cây sơn tra còn được gọi là cây táo mèo, là loài cây có sức sống mãnh liệt, dù sống trong điều kiện vùng đồi núi cao, thời tiết khắc nghiệt nhưng vẫn vươn lên, đơm hoa kết trái.
Trước đây, cây sơn tra mọc tự nhiên trên các vùng đồi, núi. Mùa quả chín, người dân hái về ăn như món quà vặt, làm thuốc, hay ngâm rượu...Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, tỉnh Sơn La vận động nhân dân trồng cây sơn tra thay thế cây thuốc phiện, tại các xã vùng cao của ba huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, vừa trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, vừa giúp người dân phát triển kinh tế.
Hàng năm, cứ vào độ tháng 3, hoa sơn tra nở rộ, các bản làng được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi, thuần khiết. Vẻ đẹp của hoa sơn tra được ví như thiếu nữ Mông miền sơn cước, tự nhiên, bình dị, tràn đầy sức sống, thu hút biết bao du khách tìm về trải nghiệm và lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ.
Ngọc Chiến - mùa hoa sơn tra Mùa này, trên các nương đồi ở các bản vùng cao của xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đâu đâu cũng ngập tràn sắc hoa sơn tra nở bung trên những thân cành khẳng khiu. Loại hoa trắng như hoa mận, nhụy màu vàng, kết thành tùng chùm, mỗi bông từ 4 đến 5 cánh. Với đồng bào dân tộc Mông thì sơn...