Son sáp Chubby Stick: Nhẹ bẫng như mây
Khi những cây son dạng bút đã trở nên quá quen thuộc trong thế giới của những cô nàng nghiện mỹ phẩm thì lại có tiếng gọi thôi thúc tôi quay về quá khứ để trải nghiệm cảm giác đặt lên môi thỏi son đầu tiên có thiết kế bút sáp bụ bẫm đáng yêu này.
Tại sao tôi mua thỏi son này?
Ngoài những dòng kem dưỡng da, kem che khuyết điểm lừng danh bấy lâu, thương hiệu Clinique còn tự hào không kém với những cây son sáp Chubby Stick. Sự ra đời có tính chất đột phá của Chubby Stick đã mở đầu một trào lưu son bút sáp mà sau đó các thương hiệu khác ào ào tiếp bước như Revlon, Bourjois, Nars v.v…
Tôi mua Chubby Stick nhờ một chút cảm tình có sẵn từ những trải nghiệm tuyệt vời với mỹ phẩm Clinique cộng với sự tò mò về một thỏi son có thiết kế tiên phong. Chubby Stick chia thành 2 dòng: một dòng dưỡng có màu và một dòng lì hơn, loại tôi mua là dòng dưỡng có màu. Trải nghiệm của tôi sau một thời gian sử dụng tóm gọn trong hai chữ: “hài lòng”.
Thông tin sản phẩm
- Tên đầy đủ: Chubby Stick Moisturizing Lip Colour Balm
- Giá: 490.000VND (mua tại showroom chính hãng)
- Thiết kế:
Video đang HOT
Về cơ bản các thỏi son sáp có thiết kế na ná nhau, giống một chiếc bút có nắp, nhưng son sáp Chubby Stick nhỉnh hơn về độ tinh tế. Hàng chữ kim loại khắc dọc thân bút không bị mờ sau một thời gian đặt trong túi xách, cộng thêm đáy bút tròn có thể dùng như chiếc gương soi là những ưu điểm mà son sáp với giá thành bình dân hơn không có được.
- Chất son:
Son giàu độ dưỡng nhưng không quá bóng bẩy, mềm như bơ, nhẹ như mây và có chút nhũ li ti. Khi đánh dù 3-4 lớp trên môi cảm giác vẫn nhẹ bẫng và dễ chịu. Cũng vì là son dưỡng có màu nên Chubby Stick khá dễ trôi, tuy vậy khi ăn xong son không bị lem nhem mà vẫn có một lớp màu nhẹ nhàng trên môi.
- Màu son:
Tôi mua màu hồng 17 Plumped Up Pink nhưng màu lên môi nhạt hơn nhiều so với màu của thân son. Đây là một màu hồng trung tính, ở giữa hồng cánh sen và hồng baby, không nổi bật, không chói lóa, rất dễ dùng nhưng để trở nên xinh đẹp và thú vị thì chưa hẳn. Có lẽ lý giải duy nhất cho sự kém hoàn hảo về màu son là do Chubby Stick nghiêng về dưỡng hơn là tô điểm màu sắc cho đôi môi.
Kết luận
Khuyết điểm duy nhất của Clinique Chubby Stick chỉ nằm ở lớp màu hiển hiện trên môi. Nếu yêu thích vẻ đẹp nhẹ nhàng, sự tiện lợi, thậm chí tô son chẳng cần nhìn gương thì bạn có thể chọn dòng son sáp này. Tôi có một gợi ý: Hãy chọn son dưỡng hồng nhạt của Clinique như là một giải pháp kinh tế hơn so với Lip Glow của Dior, bạn cũng có thể pha trộn nó với một vài sắc tố khác để có màu son ấn tượng hơn.
Theo Đẹp
Cách làm son màu handmade tại nhà
Son màu là sản phẩm tương đối dễ thực hiện với điều kiện tất cả nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn thì mới đạt độ an toàn.
Trong kỹ thuật làm son màu, phẩm màu có thể cho tương đối thoải mái trong son, nhưng hương liệu nên dùng với tỷ lệ thấp. Với nguyên liệu dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể tự chế một mẻ son cho mình ngay tại nhà với đủ màu sắc ưa thích.
Nguyên liệu: Dầu cám gạo, dầu hạnh nhân, phẩm màu, các loại sáp, hương liệu.
Dụng cụ: Cốc thủy tinh, thìa, hũ đựng, cân, lò vi sóng, máy trộn.
Cách làm:
Bước 1: Pha màu. Đặt cốc lên bàn cân, cho dầu hạnh nhân, lượng dầu cám gạo, phẩm màu cho vào cốc, dùng máy trộn khuấy đều.
Bước 2: Pha dầu. Cho các loại sáp, dầu cám gạo vào cốc, sau đó cho vào lò vi sóng làm tan chảy.
Bước 3: Trộn cốc dầu và cốc pha màu với nhau, đun trong 2 phút.
Bước 4: Thêm hương liệu. Nhỏ vài giọt hương liệu vào cốc hỗn hợp.
Bước 5: Đổ khuôn.
Lưu ý:
Phần lớn các lỗi kỹ thuật khi làm son là do người sản xuất không biết căn chỉnh nhiệt độ. Nhiệt độ cao có thể làm giảm hoặc mất mùi hương liệu và làm hỏng một số loại phẩm màu. Nhiệt độ tăng giảm quá đột ngột có thể khiến một số nguyên liệu dạng rắn xuất hiện những hạt cứng li ti, trường hợp này gọi là "tinh thể hóa".
Vì vậy khi làm son màu, nhất là đối với những mẻ đầu tiên, bạn nên đun nóng nguyên liệu ở chế độ rất thấp để theo dõi. Sau khi làm son, chúng ta chỉ cần để ở nhiệt độ phòng là son sẽ tự đông cứng lại, việc cho vào tủ lạnh là không cần thiết, thậm chí gây ra những kết quả không mong muốn.
Hạn sử dụng của son màu khá dài và được tính là hạn của thành phần cận date nhất. Ví dụ: một thỏi son màu được làm từ sáp ong (có hạn là 2 năm), dầu olive (có hạn là 12 tháng) và phẩm màu (có hạn là 18 tháng) thì hạn của nó là 12 tháng. Nếu biết chọn những nguyên liệu có thời hạn sử dụng dài thì thường một thỏi son màu làm ra có thể dùng đến 18 tháng.
Đối với son dưỡng, son màu và một số sản phẩm không có nước, sau ngày "hạn sử dụng", sản phẩm vẫn có thể dùng được nhưng các chất dưỡng đã bị suy giảm nhiều. Khái niệm "hạn sử dụng" này là "best before" (tức là sử dụng tốt nhất trước ngày) chứ không phải là "expiry date" (ngày hết hạn).
Theo VNE
Thử nghiệm 4 màu son 'hôn không trôi' Các sản phẩm son có nhãn 'long-wear' thường giữ màu lâu và được quảng cáo là 'hôn không trôi'. Cuộc thử nghiệm sử dụng 4 sản phẩm son thuộc dòng "long-wear" của các thương hiệu Chanel, Clinique, L'Oreal Paris và M.A.C. Màu son nude hồng đào của Chanel giữ màu đẹp trong ít nhất 4 giờ, "vượt qua" vài lượt cafe và nước....