Sơn nữ bị gán lời nguyên hiện thân của “ma cà rồng”
Trong nhiều chuyến công tác ở miền núi Tây Bắc, chúng tôi được nghe không dưới một lần những câu chuyện đầy sự hoang đường về “ma cà rồng”…
Nhiều thiếu nữ miền sơn cước được trời phú cho sắc đẹp tuyệt mỹ, bỗng dưng bị cho là hiện thân của “ma cà rồng” (Ảnh minh họa)
Hiện thân của quỷ!?
Vượt qua mấy con đường rải đá tối tăm dọc dãy núi Bách Thần (Tuyên Quang) tìm đến căn nhà sàn của bà Hoàng Thị Bần. Bà Bần là người dân tộc Tày, năm nay đã gần 80 tuổi và được người dân nơi đây cho rằng biết rất nhiều chuyện người xưa truyền lại về loài “ma cà rồng” từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân vùng cao nhiều đời qua.
Dõi đôi mắt xa xăm vào bóng đêm núi rừng Tây Bắc, bà Bần bắt đầu câu chuyện: Không chỉ các cụ đời xưa mà ngày nay người dân tộc Tày chúng tôi vẫn nói với nhau rằng “ma cà rồng” thường hóa thân vào các cô gái đẹp, da trắng như trứng gà bóc, môi đỏ như máu, tóc đen chảy dài xuống lưng. Cũng theo lời bà Bần thì “ma cà rồng” chẳng bao giờ chết. Mỗi lần người “bị ma nhập” chết đi ấy là một lần “ma cà rồng” lột xác. Lột xác 7 lần thì “ma cà rồng” có thêm một chiếc sừng (nhiều cùng ma lột xác 9 lần). Có thêm một chiếc sừng thì “ma” thoát xác 63 lần (trên đầu có 9 cái sừng) lúc ấy “con ma” hấp thu đủ linh khí tam tài, công lực trở nên vô cùng thâm hậu, biến hóa muôn hình vạn trạng. Lúc ấy chỉ cần “ma” nhìn ai thì người đó sẽ phải… chết(!?). Chính vì vậy mà người nào bị dân bản nghi là “ma cà rồng” thì người đó sẽ bị cả bản xa lánh, cô lập. Chẳng ai muốn giao tiếp với “ma” và đặc biệt rất sợ “ma”… đến nhà mình chơi. “Ma” đến “thăm” nhà nào thì dứt khoát vài ngày hôm sau lợn, gà của nhà đó tự dưng sẽ lăn đùng ra chết?!
“Ma cà rồng” không trú chân ở hẳn một nhà mà cứ lang thang khắp nơi theo chu trình của một đời người. Vì thế người nào bị dân bản nghi là “ma” thì trọn đời, trọn kiếp phải chịu muôn vàn tiếng xấu. Cô gái bị “ma cà rồng” nhập xác, nếu lấy chồng, “ma” theo cô gái ấy về nhà chồng. Cô gái ấy sinh con, “hồn ma” nhập sang con gái, “hồn ma” nhập sang cháu gái. Nếu không có cháu gái thì núp tạm sau cháu dâu…”. Lời đồn tai ác ấy đã khiến cho nhiều cô gái cùng thế hệ với bà Bần bị người trong làng bản ghê sợ, cách ly. Người ta cứ bảo nhau không lấy, không chơi khiến cho những cô gái đó nếu không muốn ế chồng thì phải bỏ quê hương đi lập gia đình ở tít tận những miền xa.
Dù những gì liên quan đến “ma cà rồng” chỉ là những lời truyền miệng nhưng bà cụ người Tày này một mực khẳng định hiện nay vẫn còn những gia đình trong dân tộc mình bị coi là “ma cà rồng” nhập xác. Thuyết phục mãi, bà Bần mới dám chỉ cho chúng tôi một gia đình bên xã Yên Lập (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) bị đồn là có “ma cà rồng” trong dòng họ.
Từ nhà bà Bần ra về, dù không tin vào những chuyện hoang đường như vậy nhưng những cơn gió núi quăng mình vào vách đá tạo nên những tiếng rít ghê người giữa đại ngàn hoang vu cũng đủ để chúng tôi sởn gai ốc, dựng tóc gáy trên suốt quảng đường về…
Video đang HOT
Rất nhiều cô gái người Tày bị cho rằng hiện thân của “ma cà rồng”
Lời nguyền nặng mang
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi tiếp tục leo bộ vượt qua con đường đầy đá gộc vắt ngang một quả đồi để tìm sang xã Yên Lập, nơi được cho là vẫn đang tồn tại “ma cà rồng” giữa thời đại tên lửa. Vừa nghe chúng tôi hỏi về “ma cà rồng”, Phó Chủ tịch UBND xã Sầm Văn C. nghệt mặt ra như bất ngờ rồi bỗng xua tay đầy lo lắng: “Cái này khó nói lắm. Có “ma cà rồng” thật đấy. Sợ lắm. Không nên nhắc đến làm gì”. Chúng tôi phải động viên mãi, ông Phó Chủ tịch xã sinh năm 977 có khuôn mặt còn rất trẻ này mới nhỏ giọng kể lại: “Ở trong xã Yên Lập có 2 gia đình bị coi là bị “ma cà rồng” nhập. Họ cứ đến nhà ai thì nhà người đó có người bị bệnh hoặc chết lợn, chết gà”. Cũng theo lời ông C. từ năm 2000 trở lại đây, khi xã có điện chiếu sáng thì người dân đi đêm ít bị “ma cà rồng” dọa. Chứ trước đó thì việc gặp “ma” là chuyện thường xuyên.
Điều đáng chú ý là con gái trong dòng họ Hà đều rất xinh đẹp tuyệt trần và nổi tiếng khắp gần xa về nhan sắc. Họ là những cô gái da trắng, môi hồng, tóc đen mượt chảy dài như suối. Thế nhưng, chỉ vì lời đồn đại tai ác trên mà con gái họ Hà ở khu vực đó không lấy được chồng. Từ thời phong kiến cho tới tận cách đây mấy năm, vẫn không có ai dám lấy những người con gái đẹp đó. Những người con gái họ Hà đều phải bỏ đi nơi xa không ai biết đến để lấy chồng và mưu sinh. Bà Hà Thị B., vợ ông T. nhan sắc hơn người cũng đều chịu chung số phận.
Mất cả giờ đồng hồ thuyết phục, giở đủ các ngón nghề cơ bản chúng tôi mới tiếp cận và chụp được kiểu ảnh của Hà Thị Ng. (17 tuổi) – một thiếu nữ mà theo ông C. là đang phải chịu sự khốn khổ vì những lời đồn ác tâm kia. Ng. có một vẻ đẹp rực rỡ hệt như bông hoa rừng tươi thắm dưới ánh nắng mặt trời. Với làn da trắng nõn và nụ cười đẹp mê hồn có thể làm siêu lòng người khó tính nhất. Năm nay đã 17 tuổi mà Ng. vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai, bởi đơn giản là các chàng trai trong bản đều kinh sợ chẳng ai dám đến gần cô, ai bạo gan thì cũng chỉ dám đứng từ xa mà ngắm.
Bằng tiếng Kinh lơ lớ, Ng. cười buồn tâm sự: “Ngay từ khi mới lớn lên em đã chịu đủ tiếng xấu rằng em là hiện thân của ma quỷ nên chẳng dám đi đâu. Sắp tới em sẽ được một người bác họ đón về Hà Nam để học, để kiếm lấy cái nghề rồi lấy chồng sinh con. Phải xa quê hương, xa cha mẹ, dù rất buồn nhưng em chẳng biết tính sao nữa…”.
Theo tìm hiểu của PV, ở xã Yên Lập và những xã lân cận có đến hơn 50 cô gái đẹp từng bị tiếng là “ma cà rồng” nhập. Điển hình như chị em nhà cô Hà Thị M. và Hà Thị T. ở thôn Bản Cải vốn rất xinh đẹp và trắng trẻo nhưng bị đồn là “ma cà rồng”. Vì lời đồn đó mà một cô phải lấy chồng trên Na Hang, còn một cô thì xuôi về Phú Thọ. Trước khi ra về, chúng tôi hỏi giờ có điện, có ti vi, đài, báo để đọc thông tin rồi thì còn sợ “ma cà rồng” không, ông Phó Chủ tịch xã nhăn mặt: “Sợ chứ! Cái “ma cà rồng” nó có tha ai đâu. Nếu bắt gặp thì các nhà báo cũng sợ cả thôi”!
Sự thật về căn bệnh “ma cà rồng”
Các nhà khoa học trên thế giời nghiên cứu và khẳng định, những người bị coi là “ma cà rồng” thực ra bị mắc một căn bệnh cực kỳ hi hữu có tên gọi là porphyria – một loại bệnh gen di truyền làm ảnh hưởng đến các sắc tố dưới da. Vào giai đoạn cuối, khôn mặt bệnh nhân porphyria bị biến dạng một cách kỳ dị và hãi hùng, ngay cả chủ nhân của nó cũng không đủ can đảm để soi gương. Nước da sạm lại, nướu răng bắt đầu tróc ra từng mảng khiến cho gốc chân răng càng chìa hẳn ra ngoài. Lợi chuyển sang màu đỏ quạch, ri rỉ máu, trông như thể hàm răng vừa cắm vào… cổ ai.
Thêm nữa những người này cũng rất sợ tiếp xúc với ánh sáng, bởi sẽ làm cho da phồng dộp và nhiễm trùng. Do đó họ chỉ dám ra ngoài vào ban đêm. Rồi loạn tâm lý phát sinh từ hoàn cảnh tù túng ức chế này. Không ít bệnh nhân porphyria rơi vào trạng thái cuồng loạn đã nảy ra ý nghĩ điên rồ: Tìm hơi máu để làm dịu cơn đau đớn. Đây là căn bệnh được coi là bí hiểm nhất mọi thời đại và may mắn là số người mắc bệnh không nhiều, trên toàn thế giới mới chỉ ghi nhận được hơn 100 trường hợp.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi thì những người bị coi là “ma cà rồng” ở các bản người Tày của một số vùng cao Việt Nam lại không phải là những người có dấu hiệu của bệnh porphyria. Con “ma” đó chỉ sống trong những lời đồn đại của người dân thiếu hiểu biết, tri thực hạn chế, sống trong những lời phán truyền mê muội của các ông bụt, ông tạo và thậm chí sống trong cả sự đố kị, ganh ghét, nói xấu nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Theo xahoi
Tâm sự của "ông trùm" về các chiêu trò "móc túi" trong giới cờ bạc bịp Sài thành
Trong thế giới cờ gian bạc lận, chuyện thắng thua không phải do đỏ đen hoặc may rủi như người ta thường nghĩ.
Tay cờ bạc bịp mà chúng tôi lần đầu được tiếp xúc được xem là một trong 4 "tứ trụ" về cờ bạc từ những năm 90 trở lại đây. Người này nổi tiếng tới mức, hễ xuất hiện ở sòng bạc nào thì không mấy tay chơi dám cho vào lập sòng. Giới cờ bạc vẫn truyền tai nhau rằng, nếu đã gặp gã thì chỉ có đường tán gia bại sản.
Theo chân cao thủ sòng bài
Phải mất rất nhiều thời gian lao theo các cuộc chơi cùng một giang hồ tỉnh lẻ, cùng tiếp xúc với nhiều thành phần bất hảo, giang hồ cộm cán, tôi mới gặp được T., (42 tuổi), một tay cờ bạc bịp được đồn thổi rất nhiều ở Sài Gòn. Với vóc dáng cao gầy, mái tóc lốm đốm bạc, đeo đôi kính cận theo kiểu trí thức cũ rất dễ để đánh lừa cảm giác của bất cứ ai lần đầu tiếp cận. Nếu không có lời trích ngang về tiểu sử của T. thì khó hình dung nổi đây chính là "cao thủ" khuynh đảo không biết bao nhiêu sòng bạc ở Sài Gòn bằng chiêu trò bịp bợm.
Gặp người lạ, T. trò chuyện nhỏ giọt, kiệm lời và thái độ dò xét đối phương. Thi thoảng, người này mới buông giọng theo làn khói thuốc. Ánh mắt sắc lẹm liên tục đảo xung quanh. Tay giang hồ tỉnh lẻ đi cùng tôi vội lấy ngay điện thoại, nhắn tin qua máy di động dặn dò: "Ổng ấy luôn cảnh giác với người lạ nên chú mày đừng có hỏi gì nhiều. Đã ngồi vào đây là phải tỏ ra bất cần, kể chuyện phiếm vui vẻ chút, tránh mọi nghi ngờ của ổng. Nếu để lộ thân phận thì ngay đến anh cũng không cứu được đâu. Còn muốn tìm hiểu thêm thì chút nữa bỏ tiền ra mời ăn nhậu và phải chi trả lấy lòng".
Vốn từng tiếp xúc nhiều với tay giang hồ cộm cán, nên tôi cũng chả lạ gì cái kiểu cách dằn mặt của những ông trùm. Vậy nên trong quán cà phê chiều muộn ở ven sông Sài Gòn, tôi liên tục "chém gió", lăm le "lấy số" theo đúng kịch bản đã dựng sẵn mà tay giang hồ tỉnh lẻ chỉ bảo. T., thỉnh thoảng nhìn tôi cười, tỏ ý coi thường. Thậm chí đến cả lời mời ăn nhậu làm quen, chưa kịp dứt lời, gã đã gạt phăng: "Anh bận". Hóa ra, là do T. chẳng cần ngồi cùng mâm với đám "tép riu" như tôi.
Tranh thủ thêm từ các mối quan hệ, vùi thân theo các cuộc bù khú thâu đêm với đủ các trò ăn chơi, cuối cùng tôi cũng được một tên đàn em, từng là đệ tử ruột của T., sắp xếp cho cuộc gặp bên quán nhậu. Khi rượu đã mềm môi, tình giang hồ nổi hứng, lúc này T., mới xuống giọng rủ tôi tiếp tục đi... thư giãn.
Lòng vòng trong màn đêm xám xịt, chiếc xe máy cà tàng của gã cuối cùng cũng dừng ở một nhà nghỉ nằm sâu trong con hẻm tại quận Bình Thạnh. Cả đám ai nấy đều phê men rượu bước vào 3 phòng nghỉ đã được T. đặt chỗ trước. Rượu ngấm dần, tôi vừa đặt lưng xuống, định ngả lưng chút thì đã bị đánh thức dậy. Cạnh bên, cả nhóm 6 người khác cũng đã xuất hiện trong gian phòng chật chội, ngập ngụa khói thuốc lá. T. lớn giọng: "Anh em mình có "xả" vui không?". Dứt lời, một bộ bài tú lơ khơ bọc trong hộp mới cáu được T. ném phịch xuống giường.
Đảo mắt một lượt, gã chằm chằm nhìn vào tôi như muốn truyền đạt thông tin. Mấy tay khác lớn giọng: "Anh Hai sắp người nhanh đi còn lập sòng". Bị đẩy vào thế khó, tôi tìm cách thoái thác: "Lâu rồi em hổng dám chơi bài bạc. Đợt trước có lần đánh bài bạc bịp, bị tụi khác phát hiện nên chặt một đốt ngón tay cảnh cáo. Sợ quá nên không dám bén mảng đến mấy trò đỏ đen đó nữa".
Xòe ngón tay giữa bị cụt ra trước mắt T. và mấy gã khác chứng minh lời nói, tôi chờ đợi. T. chẳng những đồng cảm mà còn trấn an: "Ở đây tụi anh không có bài bạc bịp nên mày thoải mái chơi. Tao ghét cái kiểu anh em chơi gian xảo". Tôi cố gắng liếc ánh mắt cầu cứu tay giang hồ thân tín của T.. Cũng may, nhờ lời biện hộ thêm của hắn, cả nhóm mới chấp nhận cho tôi đứng ngoài cuộc. Cánh cửa phòng đóng sập, T. và 3 gã trong nhóm, mặc quần xà lỏn, xòe tiền dưới chân, kẻ kẹp ví dưới đùi, ngồi xoay quanh chiếu bạc.
Dùng thủ thuật bấm móng tay làm dấu lá bài.
Từ cậu bé lượm ve chai đến ông trùm cờ bạc bịp
Sau lần bị cho là "nhà quê", không dám chơi bài bạc, phải khó khăn lắm, tôi mới lại được sắp xếp những cuộc gặp với T.. Từ mối thâm tình nể nang vì mỗi cuộc vui, tôi luôn giành trả tiền, gã đâm ra quý mến và mới bắt đầu tỉ tê về cuộc đời của mình, hé lộ con đường dẫn đến bài bạc bịp khiến bản thân gã từng rơi vào cảnh bĩ cực.
T. kể, bản thân là con út trong gia đình có 10 anh em quê tận miền Trung. Nhà nghèo đến độ cái ăn còn thiếu trước hụt sau, đến bữa nồi cơm độn khoai tím bầm. Trong số anh em của T. thì có 2 người chết yểu, số còn lại người đi tù, người khác lên bãi vàng mưu sinh. 15 tuổi, T. đã mồ côi và trở thành một thằng bụi đời đúng nghĩa. Ban ngày gã lang thang đi lượm ve chai bán cho đồng nát hoặc lẩn quẩn bên các ga tàu, chợ chờ ai kêu gì làm nấy. Đêm đến thì chui đầu vào các sòng bạc tìm kiếm vận may. Cũng từ đó những lá bài đỏ đen đã ngấm dần trong con người gã.
"Lần ấy tôi đi nhặt lông vịt cho một xưởng đồng nát, thu nhập không đáng là bao, số tiền mỗi tháng dành dụm nhiều lắm cũng được 10 đồng. Mà 10 đồng thời đó lớn lắm. Tối đến chui đầu vào sới bạc nhìn người ta đánh ăn tiền cầm lòng không nổi. Thế là quyết định ăn thua và kết quả "cắn trái ớt", sạch tiền. Một lần khác, tôi ngồi xem người ta đánh từ chiều đến khuya. Vòi vĩnh mãi mới được một tay thắng bạc hào phóng cho 1 đồng. Bài đỏ tôi ăn, rồi đến cầm cái cũng ăn vừa đến mờ sáng thì gom hết sòng hôm đó. Nhưng sáng mở mắt dậy thấy trong túi không còn tiền mới biết rằng mình đã bị những người thua bài hôm qua móc sạch"- T nhớ lại.
Sau hai lần chơi bạc nhưng dù thắng hay thua vẫn bị lột hết tiền. Trong đầu óc cậu bé 15 tuổi đã hình thành nên một suy nghĩ phải làm sao chơi bạc mà không bao giờ thất bại? Gã bắt đầu lân la đến các sòng bạc quan sát, theo dõi, học hỏi. Với những mánh khóe những chiêu trò lượm lặt được trong sới bạc phố huyện, gã đã đem đi đánh "bạc điếm" (đánh gian lận) để "ăn rỉa" trong các sòng nhỏ lẻ. Nhưng với bấy nhiêu ấy lại chưa đủ với bản tính ăn lớn của mình. Gã đã tích góp những gì có được để làm một canh bạc "hoành tráng".
Kết quả cuối cùng trong canh bạc ý nghĩa của cuộc đời lại thua vì gặp phải tay "thợ" cao tay. "Sau này khi nằm trong trại giam tỉnh, gặp một "phù thủy" bài đích thực và được chỉ giáo thật sự tôi mới được biết, trong canh bạc đỏ đen lúc nào cũng có những trò gian lận để qua mắt người chơi. Lúc ấy mới ngộ ra rằng hóa ra muốn thu gom được tiền của những con bạc khát nước, "say máu" sát phạt, mình phải thật sự cao tay và lọc lõi mới có thể kiếm ăn được. Học "đánh bạc" cũng như học võ công thôi. Phải thường xuyên tập luyện cộng thêm đó là "tuệ căn" của người tập tới đâu mới có thể biến kỹ năng thành kỹ xảo để nâng cao tay nghề thành đỉnh", gã cao thủ bài bạc chân tình tâm sự.
Kỳ tới: "Tầm sư học đạo" và những chiêu trò cờ bạc bịp
Theo xahoi
Dân chơi Sài thành đi câu cá "khô" thư giãn... ban đêm Những "thiên đường" phòng kín máy lạnh, các quán cà phê chòi... giờ đã trở thành nhàm chán và dịch vụ mới, câu cá thư giãn từ A đến Z đã cơ hội "ăn nên làm ra". Một quán câu cá trá hình, có các em út ngồi phía trước ngồi chờ khách gọi Câu cá nước và câu cá "khô" Thời gian...