Son môi – nữ hoàng không bao giờ bị phế truất
Cũng giống như những tuyệt tác được trưng bày trong các viện bảo tàng, mỗi màu son môi lại cất giấu một câu chuyện của từng thời kì lịch sử.
Thập niên 20
Đây là thời đại hoàng kim của những chiếc váy flapper lấp lánh và những giai điệu jazz chuếnh choáng nao lòng. Trong thời kì này, những thiết kế thời trang dành cho phái nữ vẫn còn khá thô cứng, thiếu đi những đường cắt cúp mềm mại. Chính vì vậy son môi bỗng trở thành một phụ kiện giúp phái đẹp thể hiện sự nữ tính ngọt ngào. Màu son đỏ đậm mạnh mẽ chính là biểu tượng cho thời kì này với điểm nhấn là phần môi trên được chuốt cong quyến rũ.
Thập niên 30
Thay vì những ngày hội hè miên man của thập niên 20 trước đó, những năm 30 lại chứng kiến sự khởi đầu của Thế chiến thứ II đầy tang thương. Trong thời kì này, dầu hoả – thành phần chính của những thỏi son môi – được sử dụng hết cho chiến tranh. Chính vì vậy, son môi trở nên khan hiếm và nhu cầu trang điểm của phái đẹp không còn được đặt lên hàng đầu. Màu son đỏ ánh nâu xuất hiện trên những bộ phim nhựa thời này không chỉ đơn thuần là nét nữ tính le lói trong thời kì chiến tranh mà còn thể hiện sức mạnh ý chí của phái đẹp trong những khoảng thời gian đen tối.
Thập niên 40
Giữa tâm điểm của những cuộc chiến tranh khốc liệt, màu son đỏ tươi với lớp nước bóng lại được ưa chuộng hơn hết thảy. Nó tựa như một lời động viên khích lệ tinh thần đi qua chiến tranh. Nữ minh tinh huyền thoại Elizabeth Taylor từng nói: “Thoa son môi, tự rót cho mình một ly vang và bạn sẽ thấy mình bình tâm hơn”. Đồng thời trong thời kì này, công thức son môi bền màu, lâu trôi đã được nhà hoá học Hazel Bishop phát minh và giới thiệu đến phái đẹp thế giới.
Mẫu quảng cáo son môi không phai của Hazel Bishop: không trôi khi ăn, không trôi khi mặc áo và không trôi ngay cả khi hôn.
Thập niên 50
Khi cuộc thế chiến đi vào hồi kết, người ta lại nhìn thấy son đỏ trở lại trên bàn trang điểm của người phụ nữ khắp thế giới. Biểu tượng tình dục nổi tiếng Marilyn Monroe nghiễm nhiên liệt son môi vào hàng những món phụ kiện đặc trưng cho sự quyến rũ giới tính của mình. Chính vào khoảng thời gian nay, tính đại diện của mỗi màu son trở nên rõ rệt hơn: đỏ tươi biểu trưng cho nữ quyền và dục vọng, hồng nhạt lại là màu sắc của sự tự do giải phóng.
Thập niên 60
Video đang HOT
Sự xuất hiện của phong cách trang điểm mắt khói đã mở ra một trang mới cho lịch sử của những thỏi son môi. Những tone màu sáng, nhẹ như hồng, cam, tím lavender lên ngôi và trở thành lựa chọn của nhiều phụ nữ. Họ gần như phát điên với vẻ ngoài ma mị của những đôi môi nhạt hờ hững và cặp mắt khói sâu hút khó cưỡng. Vẻ đẹp chuẩn mực mới này lại càng được củng cố khi nữ minh tinh Brigitte Bardot xuất hiện trong một thước phim với bộ bikini và khuôn mặt lơ đễnh quyến rũ, làn môi cam phả khói ngọt ngào.
Thập niên 70 – 80
Dường như đây chính là khoảng thời gian chứng kiến nhiều biến động nhất trong nền văn hoá của nước Mỹ nói chung và thế giới nói riêng. Với tiếng gầm của thứ nhạc metal rock khắp những hang cùng ngõ hẻm cũng như trào lưu văn hoá hippie nở rộ, không có gì đáng ngạc nhiên khi son môi cũng trở nên độc đáo và hoang dã.
Những màu sắc u tối như đen, tím bầm trở thành một “hashtag” không thể thiếu trên đôi môi của nữ giới. Đồng thời đây cũng là thời kì đánh dấu sự ra đời của khái niệm manstick (son môi dành cho đàn ông).
Thập niên 90 – đầu thế kỷ 21
Trong những thập niên 90, màu sắc tự nhiên có ánh nâu hoặc trung tính được các quý cô ưa chuộng vì vẻ ngoài tươi tắn như không hề điểm trang. Với sự phát triển của công nghệ, khái niệm làm đẹp cũng được mở ra rộng lớn hơn với sự có mặt của hàng loạt cấp độ sắc màu son môi khác nhau, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Thập niên đầu của thế kỉ 21, son môi bắt đầu có những bứt phá về màu sắc. Nó không còn gói gọn trong sắc đỏ chân chính và chất liệu kem thân thuộc. Về màu sắc: đỏ, hồng, xanh, tím, cam, nâu, đen… Về chất liệu: son nước, son bóng, son lì, son chì, son sáp…
Giờ đây, nhắc đến son môi, không điều gì là không thể!
Theo Đẹp
Son môi - Hơn 5 thiên niên kỷ thăng trầm
Từ danh phận một món mỹ phẩm chỉ dành cho những cô gái làng chơi đến địa vị "thân hơn một người bạn thân" của mọi phụ nữ, cuộc đời của son môi đã trải qua vô số thăng trầm biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử.
3000 năm trước công nguyên
Nữ hoàng Cleopatra
Các nhà sử học và khảo cổ học cho rằng phụ nữ ở vùng Lưỡng Hà cổ đại là những người đầu tiên sử dụng son kết hợp với đá quý nghiền nát để có được đôi môi lấp lánh. Vào thời La Mã cổ đại, phụ nữ ở tầng lớp hoàng tộc và thượng lưu bắt đầu sử dụng những màu môi tự chế. Người Ai Cập, đại diện là nữ hoàng Cleopatra xinh đẹp và quyền lực đã kết hợp sáp ong và một số màu chiết xuất từ cây cối để có một đôi môi bóng đỏ.
Thế kỷ thứ 16
Nữ hoàng Elizabeth I
Vào thế kỷ thứ 16, quá trình làm son môi dần trở nên chuyên nghiệp hơn nhưng những nguyên liệu chính để làm nên cây son vẫn không thay đổi. Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất là một trong những người yêu thích trang điểm. Bà luôn luôn xuất hiện với gương mặt đánh phấn trắng toát và đôi môi đỏ thắm. Lúc bấy giờ, người ta còn tin rằng son môi có thể giúp con người ngăn chặn cái chết xảy đến. Đó là lý do vì sao ngay cả khi lâm chung, nữ hoàng Elizabeth đệ nhất vẫn được những người thân tô điểm khuôn mặt của bà thật đẹp.
Những năm 1700 - 1800
Nếu ở thế kỷ 16, son môi được sử dụng khá phổ biến và đại diện cho sự cao sang quyền quý, thì đến những năm 1700, tư tưởng bài trừ mỹ phẩm lại xuất hiện ngay tại Anh Quốc. Quốc hội Anh đã thông qua một đạo luật vào năm 1770 và cấm phụ nữ dùng mỹ phẩm trước hôn nhân. Nếu bị phát hiện, đám cưới sẽ bị hủy bỏ. Khi ấy, son phấn là thứ chỉ dành cho những cô gái làng chơi.
Tuy nhiên không lâu sau đó, vào khoảng năm 1780, nước Pháp đã có một cuộc cải cách về quan điểm trong việc dùng mỹ phẩm. Phụ nữ thuộc tầng lớp trên được khuyến khích đánh phấn, tô son và ngược lại, chỉ những cô gái gọi, phụ nữ nghèo khổ mới để mặt mộc.
Nữ hoàng Victoria
Đến cuối những năm 1800, Nữ hoàng Victoria lại cho rằng trang điểm là một hành động bất lịch sự và những cây son đã bị "thất sủng" trong suốt triều đại trị vì của bà. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm của nữ hoàng. Nữ diễn viên điện ảnh Pháp Sarah Bernhardt từng rất nổi tiếng khi ấy vì dám xuất hiện ở những nơi công cộng với màu son đỏ trên môi. Đây là một điều cấm kỵ trong thời kỳ này.
Những năm 1900
Năm 1915, son môi đã được chứa trong những ống kim loại xoay được
Tại Mỹ, lần đầu tiên son môi được quảng cáo rộng rãi là vào khoảng năm 1890. Vào thời điểm đó, son được làm từ thuốc nhuộm chiết xuất từ loài rệp có màu đỏ thắm.
Năm 1915, Maurice Levy đã phát minh ra ống son môi làm bằng kim loại đầu tiên. Đây là một bước đi vô cùng quan trọng vì nó cho phép phụ nữ dễ dàng mang son theo bên mình. Trước đó, son môi được làm từ mỡ hươu, dầu thầu dầu, sáp ong và bọc trong giấy lụa. Năm 1923, ống đựng son có thể xoay đã được cấp bằng sáng chế. Ngay sau đó, các công ty như Chanel, Guerlain, Elizabeth Arden, Helena Rubenstein và Max Factor đã bắt đầu khởi động ngành sản xuất son môi của mình.
Những năm 1930
Trong những năm 1930, tiếp thị và quảng cáo đóng một vai trò rất lớn trong việc tăng trưởng doanh số bán son. Helena Rubenstein, người sáng lập nên hãng mỹ phẩm Helena Rubenstein lần đầu tiên quảng cáo mẫu son môi có khả năng chống nắng trước khi người ta bắt đầu biết đến sự quan trọng của chỉ số SPF trong mỹ phẩm.
Năm 1950 - 1980
Đến những năm 50, son môi đã dần lấy lại được vị thế biểu tượng cho sự gợi cảm ở phụ nữ. Các ngôi sao như Marilyn Monroe, Rita Hayworth, Ava Gardner và Elizabeth Taylor là những người tiên phong tạo nên xu hướng sử dụng son môi. Khi đó, có đến 98% phụ nữ ở Mỹ dùng son môi hằng ngày.
Ngôi sao Marilyn Monroe
Vào những năm 1960, nhiều màu son mới đã xuất hiện thay cho màu đỏ truyền thống. Son đỏ dần trở nên lỗi thời và những màu như be, trắng, đen hay tím lại được nhiều phụ nữ ưa chuộng hơn.
Những năm 1980, màu son đỏ đậm quay trở lại. Đây cũng là thời điểm hãng mỹ phẩm M.A.C tung ra sản phẩm son môi đầu tiên. Ngôi sao ca nhạc Madonna đã khiến dòng son Russian Red của M.A.C trở nên phổ biến bằng cách sử dụng nó trong suốt tour lưu diễn "Like a virgin" vòng quanh thế giới của mình.
Những năm 1990
Phong trào Grunge đề cao xu hướng thời trang bụi phủi của những năm 90 là tiền đề cho sự phát triển của một số màu son mới như be, nâu, đỏ mận. Nữ diễn viên Drew Barrymore được coi là người tiên phong cho kiểu trang điểm này. Bên cạnh đó, son đỏ vẫn giữ một vị trí nhất định, là màu son được phụ nữ dùng nhiều nhất khi muốn trở nên nổi bật và sang trọng.
Nữ diễn viên Drew Barrymore với màu môi nude
Ngày nay
Thời điểm hiện tại, phụ nữ trên toàn thế giới đã có vô số sự lựa chọn về màu son, kiểu dáng son đến từ các hãng mỹ phẩm danh tiếng. Son môi ngày càng trở nên tiện lợi và dễ sử dụng hơn, đồng thời được cắt giảm dần những hóa chất có hại đến sức khỏe người dùng. Có thể nói, son môi chính là món mỹ phẩm phổ biến và đa dạng nhất trong thế giới làm đẹp.
Theo Đẹp
Môi nude thống trị thảm đỏ American Music Awards 2014 Trên thảm đỏ nhà hát Nokia, Los Angeles, dàn mỹ nhân xuất hiện lộng lẫy với váy áo lượt là và khuôn mặt trang điểm môi nude ấn tượng. Siêu mẫu 41 tuổi, Heidi Klum, chọn kiểu trang điểm mắt khói đen cuốn hút cùng môi hồng nude. Jennifer Lopez vẫn gợi cảm như thường lệ với khuôn mặt tạo khối cầu kỳ...