Sơn La xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang Liên bang Nga
Ngày 20/8, tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã diễn ra lễ thu hái và xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Liên bang Nga năm 2021.
Lễ xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ của xã Phổng Lái (Thuận Châu, Sơn La) sang thị trường Liên bang Nga.
Thuận Châu là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả chất lượng cao. Những năm qua, huyện Thuận Châu đã phát triển được 3.600 ha cây ăn quả các loại; trong đó, có 50 ha trồng thanh long ruột đỏ với 40 ha đã cho thu hoạch, tổng sản lượng năm 2021 ước đạt 440 tấn.
Từ năm 2010, cây thanh long ruột đỏ được trồng thử nghiệm tại tỉnh Sơn La, có khả năng thích nghi, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai. Đây cũng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và dần thay thế diện tích trồng ngô, sắn kém hiệu quả.
Thu hoạch thanh long ruột đỏ tại xã Phổng Lái (Thuận Châu, Sơn La).
Video đang HOT
Là một trong những hộ tiên phong trồng thanh long ruột đỏ và có sản phẩm thanh long được chọn xuất khẩu, ông Trần Văn Đồng ở bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái chia sẻ, từ khi gia đình ông chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng thanh long, ông thấy chi phí đầu tư ít hơn mà giá trị kinh tế hiệu quả cao hơn và đầu ra lại ổn định. Do đó, gia đình ông rất yên tâm và đang tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng thanh long.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, huyện Thuận Châu sẽ phát triển thêm diện tích thanh long ruột đỏ lên từ 150-200 ha. Sản phẩm quả thanh long trồng trên địa bàn huyện Thuận Châu có kích thước đồng đều, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, an toàn, trọng lượng đạt từ 500-800 gram/quả và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Đóng gói thanh long ruột đỏ để xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết, để triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản thích ứng với thị trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, địa phương đã tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.
Đồng thời, huyện cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản với các doanh nghiệp, nhà phân phối tại thị trường trong và ngoài nước.
Việc xuất khẩu thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu sang thị trường Liên bang Nga sẽ góp phần nâng cao giá trị, ổn định đầu ra và giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Từ đó, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Sơn La nói chung và huyện vùng cao Thuận Châu nói riêng.
Đồng Nai: Trồng thanh long ruột đỏ, những ông nông dân trúng "vận đỏ"
Nhiều năm qua, nông dân một số xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đã giàu lên nhờ đầu tư vào cây thanh long ruột đỏ. Do thấy hiệu quả kinh tế từ thanh long ruột đỏ, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và bước đầu khá thành công.
Ông Thái Văn Nam (xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc) cho biết, gia đình ông trước đây sống dựa vào cây điều. Thời điểm này, giá điều rất bấp bênh. Năm 2010, sau khi tìm hiểu cách canh tác, ông Nam quyết định chặt bỏ toàn bộ 5 sào điều để trồng 500 trụ thanh long ruột đỏ. 3 năm sau, 500 trụ bắt đầu cho thu hoạch và... trúng lớn.
Từ 5 sào ban đầu, hiện vườn thanh long của ông Nam đã tăng lên 10ha. Theo ông Nam, thanh long ruột đỏ không quá khó chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế lại cao và cho thu hoạch quanh năm.
Nông dân ở Xuân Lộc chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ. Ảnh: N.M
"Mấy năm trở lại đây, giá thanh long ruột đỏ giảm dần vì có nhiều người trồng hơn. Tuy nhiên, so với nhiều loại cây khác, với nguồn thu xấp xỉ 1 tỷ đồng/ha/năm, thanh long ruột đỏ vẫn là loại cây đem lại thu nhập cao cho nông dân. Ngoài ra, 10ha thanh long còn giúp giải quyết việc làm thường xuyên, ổn định cho 10 lao động tại địa phương với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng" - ông Nam chia sẻ.
Ông Bùi Đình Anh - người tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ về Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) cho hay, giống thanh long này rất hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Xuân Phú, kết hợp với cây giống tốt, kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác bài bản, nên cây thanh long nhanh ruột đỏ nhanh chóng cho kết quả khả tốt.
Còn ông Hoàng Minh Hưng - đang sở hữu diện tích thanh long ruột đỏ khá lớn tại Xuân Lộc, chia sẻ hiện nay với năng suất bình quân từ 40 - 50 tấn/ha, gia đình ông thu được lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng, cao gấp hàng chục lần so với trồng điều trước kia.
"Chi phí đầu tư cho 1ha thanh long trồng mới khoảng 500 triệu đồng, sau 18 tháng sẽ cho thu hoạch. Năng suất đạt mức 30 tấn/ha/năm, với giá bán trung bình khoảng 17.000-22.000 đồng/kg, người trồng cần khoảng 2 năm để thu hồi vốn" - ông Hưng nói thêm.
Các địa phương có nhiều diện tích thanh long ruột đỏ như Xuân Phú, Xuân Hưng đang cố gắng bố trí quỹ đất hợp lý, đồng thời thường xuyên tập huấn về thanh long để giúp bà con nông dân lựa chọn hướng đi phù hợp.
KHẨN: 1 tỉnh tạm dừng các hoạt động dạy học trên địa bàn Mới đây, sau khi phát hiện 2 mẹ con trên địa bàn dương tính với Covid-19, toàn bộ học sinh ở Sơn La đã được thông báo khẩn cấp tạm dừng đến trường. Ảnh minh họa Tối ngày 17/8, UBND tỉnh Sơn La xác định 2 mẹ con trên địa bàn dương tính với Covid-19. Trong đó, người mẹ là kế toán trường...