Sơn La: Xã Hua La chuẩn bị cán đích nông thôn mới
Dạo bước trên những con đường bê tông liên bản khang trang, rộng rãi cùng với ông Lèo Văn San – Bí thư Đảng ủy xã Hua La (T.P Sơn La, tỉnh Sơn La), được nghe bà con các bản ở đây bàn chuyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để xóa nghèo, làm giàu, chúng tôi cảm nhận Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân Hua La.
Diện mạo mới
Trong những năm qua, xã Hua La đã đầu tư 40 tỷ 569 triệu đồng vào xây dựng nông thôn mới, trong đó ngân sách nhà nước 26 tỷ 143 triệu đồng; nhân dân đóng góp 14 tỷ 425 triệu đồng. Bởi vậy, sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay xã Hua La đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lèo Văn San – Bí thư Đảng ủy xã Hua La, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM, cho biết: Khi bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, quan điểm chỉ đạo của xã là tiêu chí nào dễ làm trước, khó làm sau. Để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tất cả các tiêu chí, chỉ tiêu đều được cán bộ phụ trách từng bản đưa ra trong các cuộc họp để thống nhất. Tiêu chí nào bà con chưa rõ cán bộ có nhiệm vụ phải hướng dẫn, phân tích đến khi nào hiểu thì thôi. Khi người dân đã hiểu, việc thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí cũng đơn giản, dễ dàng hơn.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư, tạo đà cho phát triển kinh tế – xã hội
Phát huy tinh thần dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, nhiều hộ dân đã tự nguyện góp hàng nghìn mét vuống đất, dịch chuyển hàng rào để mở rộng nền đường đảm bảo theo đúng quy định.
Đến nay, xã đã nhựa hóa, bê tông hóa được 26,044 km đường liên xã, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện 4 mùa; cứng hóa được 17,949/27,349 km đường trục bản, liên bản; đường ngõ bản sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%.
Giao thông liên xã, liên bản được cứng hóa không những giúp bà con đi lại thuận lợi mà còn tạo điều kiện trong việc thúc đẩu KT-XH phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân.
Video đang HOT
Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS xã Hua La đạt tỷ lệ 100%. Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS của xã đã và đang được tiếp tục học tại các trường phổ thông trung học, bổ túc văn hóa và học nghề đạt gần 71%.
Song song với hạ tầng giao thông, các công trình như: Trường học, y tế, nhà văn hóa, điện lưới quốc gia được quan tâm, đầu tư xây dựng đồng bộ, góp phần nâng cao trình độ dân trí, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe… tăng việc thụ hưởng trực tiếp cho người dân.
Trăn trở về sản xuất
Tiếp tục câu chuyện NTM với chúng tôi, ngoài những kết quả đã đạt được, vị lãnh đạo Đảng ủy xã Hua La cũng còn nhiều trăn trở về sản xuất.
Ông San cho biết thêm: Hiện tại, xã đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, còn một số chỉ tiêu nhỏ lẻ như sân bóng, sửa chữa nhà văn hóa chúng tôi đang huy động các nguồn lực để hoàn thành sớm. Thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật chăm sóc thâm canh cây lúa, cây cà phê, nhiều hộ dân đã dần dần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp. Một số hộ đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn tạp, ghép mắt cây ăn quả như: Cây mơ, cây mận…
Đến nay, 91,4% số hộ dân trong xã được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Trong đó số hộ sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia đạt 50,5%.
“Từ lâu, cây cà phê ở Hua La đã trở thành cây hàng hóa trong phát triển kinh tế. Nhiều hộ nghèo từ trồng cà phê đã phất lên thành hộ khá giả, nhà cửa được xây dựng khang trang, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng việc bấy lâu nay mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Hua La vẫn luôn trăn trở và chưa giải quyết được, đó là bài toán “được mùa, rớt giá”, phụ thuộc vào thời tiết khi thâm canh cây cà phê. Năm nay có thể được mùa nhưng lại mất giá và ngược lại, bà con đầu tư hàng chục triệu tiền phân, thuê nhân công nhưng hiệu quả đem lại không đáng là bao. Vì vậy, thu nhập của bà con năm được, năm mất” – ông San trăn trở.
Bài toán trăn trở về cây cà phê của ông San cũng đã phần nào được giải đáp khi HTX cà phê Bích Thao, bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La đã liên kết bao tiêu sản phẩm với hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Do đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể, từ 6 triệu đồng/người/năm (năm 2013) lên 29 triệu đồng/người/năm (năm 2018).
Những ngày này, xã Hua La đang quyết tâm, nỗ lực hoàn thành những chỉ tiêu còn lại để hoàn tất các thủ tục, hồ sơ trình cấp trên xem xét để xã nhà được công nhận đạt chuẩn vào tháng 12 tới đây.
Theo Danviet
Sau 5 năm, thu nhập của người dân Hua La tăng từ 6 lên 29 triệu đồng.
Năm 2013, khi Hua La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 6 triệu/người/năm. Nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cây trồng, đưa cây con giống mới vào sản xuất, đến nay, thu nhập bình quân của người dân Hua La đã đạt 29 triệu/người/năm.
Hua La là xã vùng I của thành phố Sơn La, cách trung tâm thành phố 5km, diện tích tự nhiên 4.163,73 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 2.429,66 ha; đất lâm nghiệp 1243,48 ha. Xã có 15 bản, 1.841 hộ, 8.461 nhân khẩu với 5 anh em dân tộc cùng sinh sống gồm: Thái, Kinh, Mông, Mường, Tày...
Đời sống của nhân dân Hua La còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây cà phê, cây mận; chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ; địa hình chủ là đồi núi đá nên Hua La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp chỉ đạt có 4 tiêu chí.
Số diện tích cây trồng kém hiệu quả được thay thế bằng cây hoa hồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Hua La
Bà Phạm Thị Khánh An, Phó chủ tịch UBND xã Hua La cho biết: Ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hua La gặp muôn vàn khó khăn. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn bà con chưa được đào tạo, tập huấn, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... nên đời sống kinh tế của người dân còn thấp. Giai đoạn đầu thực hiện Chương trình NTM, mức thu nhập bình quân toàn xã chỉ đạt 6 triệu/người/năm.
Muốn huy động sức dân đóng góp cho xây dựng NTM, thì phải tìm cách giúp bà con xóa đói, giảm nghèo trước đã. Do đó, ngay từ đầu UBND xã đã quan tâm, hướng dẫn nhân dân tổ chức thâm canh, chăm sóc cà phê, mận, mơ... để đạt năng suất và chất lượng cao nhất; chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng rau, hoa mang lại giá trị kinh tế cao; chỉ đạo nhân dân tích cực trồng xen các loại hoa màu ngắn ngày, tăng gia sản xuất, chăn nuôi gia cầm lấy thịt, trứng.
Hiện nay, xã Hua La đã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực ( cây cà phê) của HTX cà phê Bích Thao và Công ty cổ phần Nasan Việt Nam
Bà Đinh Thị Anh, cán bộ khuyến nông xã Hua La cho biết: Bà con nhân dân Hua La vốn cần cù trong lao động nhưng do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây con giống nên đời sống còn nhiều khó khăn. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con các bản sản xuất cây hàng năm theo vụ mùa, chuyển đổi đất trồng cây ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc. Từ đầu năm đến nay, toàn xã đã thực hiện cải tạo vườn tược, ghép mắt được 15 ha cây ăn quả.
Thường xuyên theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh và hướng dẫn bà con phòng, chống, phát hiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phối hợp với các phòng, ban, tổ chức đoàn thể của thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về thâm canh cà phê, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm cho 1.000 người dân trên địa bàn.
Cán bộ khuyến nông xã Hua La hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học trên nền đệm lót
"Trong vài năm trở lại đây, người dân Hua La đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các cây trồng hiện có như: Cây mơ, cây mận tam hoa, mận hậu, cây cà phê, cây ăn quả và cây ngắn ngày như cây ngô, cây lạc; chuyển đổi dần diện tích đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã tăng lên đáng kể: Từ 6 triệu/người/năm (năm 2013) lên 29 triệu/người/năm (năm 2018)" - bà Lò Thị Khánh An, Phó chủ tịch UBND xã Hua La vui mừng.
Chị Lò Thị Hạnh, dân bản Pọng, xã Hua La phấn khởi nói: Từ khi chương trình nông thôn mới về với bản, với xã, bộ mặt nông thôn Hua La đang từng ngày "thay da, đổi thịt". Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, trạm y tế, thủy lợi được xây dựng khang trang phục vụ nhân dân nên cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Theo Danviet
Trái cam ngon nức tiếng Phù Yên "tăng tốc" ra thị trường Đã gần 1 năm kể từ khi sản phẩm cam của những người nông dân các xã vùng trồng cam huyện Phù Yên (Sơn La) được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Để cây cam trở thành nông sản mũi nhọn, huyện Phù Yên đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp....