Sơn La: Vùng lòng hồ sông Đà nỗ lực cán đích nông thôn mới
Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), dù còn nhiều khó khăn thách thức ở phía trước, do địa bàn đồi núi hiểm trở… Nhưng xã Mường Trai nằm ven lòng hồ sông Đà thuộc ( huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã đạt 14/19 tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm 2019 cán đích NTM.
Mường trai là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, phía đông giáp xã Hua Trai, Pi Toong ; phía tây giáp xã Nặm Giôn, Chiềng Lao; phía nam giáp thị trấn Ít Ong; phía bắc giáp xã Chiềng Lao, Hua Trai. Trung tâm xã nằm cách trung trâm huyện 12 km, tổng diện tích tự nhiên 5517 ha, 475 hộ, 2.075 nhân khẩu.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực huyện ủy, HĐND – UBND và sự giúp đỡ của các Phòng, Ban chuyên môn của huyện; đặc biệt là nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Xây dựng NTM huyện Mường La, công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia hiến đất, quyên góp tiền và ngày công lao động được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Do vậy tiến độ triển khai thực hiện XDNTM đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Đường sá được chú trọng đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa buôn bán.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lò Văn Hoa, Phó chủ tịch xã Mường Trai cho biết: Thời gian qua, chúng tôi đã phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã xuống các chi bộ, bản, tổ chức hội nghị tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa về Xây dựng NTM đến toàn thể cán bộ, Đảng viên và người dân để bà con chung tay xây dựng NTM. Bên cạnh đó, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền đến10/10 chi bộ, bản trên toàn xã thu hút 1.250 lượt người tham gia.
Chúng tôi còn vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân. Hiện thu nhập của người dân trên địa bàn xã đặt hơn 18 triệu đồng/người/năm.
Trụ sở xã Mường Trai được xây dựng kiên cố và khang trang.
Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM, xã Mường Trai đã đạt 14/19 tiêu chí như: 1- Tiêu chí Quy hoạch; 2 – Tiêu chí Giao thông; 3 – Tiêu chí Thủy lợi; 4 – Tiêu chí Điện; 6 – Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 7 – Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 9 – Tiêu chí Nhà ở dân cư; 12 – Tiêu chí Lao động có việc làm; 13 – Tiêu chí Tổ chức sản xuất; 14 – Tiêu chí Giáo dục và Đào tạo; 15 – Tiêu chí Y tế; 16 – Tiêu chí Văn hóa; 18 – Tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19 – Tiêu chí Quốc phòng và An ninh.
Trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp, tạo điều kiện cho con em vùng cao yên tâm học tập.
Hưởng ứng phong trào XDNTM trên toàn xã Mường trai có hàng trăm hộ dân hiến hàng nghìn m2 đất sản xuất, hoa màu, cây cối, đóng góp ngày công… để mở rộng, mở mới, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, đường nội bản. Hiện tại đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Mường Trai, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Video đang HOT
Mô hình nuôi cá lồng ven lòng hồ sông Đà được người dân nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
“Gia đình tôi phát triển kinh tế bằng nghề nuôi cá lồng ven lòng hồ sông Đà, nhờ có chương trình XDNTM chúng tôi đã có đường sá đi lại thuận tiện, vận chuyển nông sản ra huyện bán dễ dàng hơn, trời mưa không còn lo lắng bùn lầy như trước nữa. Mỗi năm gia đình tôi có thu nhập hơn 200 triệu đồng”- ông Lường Văn Thủy, bàn Bó Ban, xã Mường Trai cho hay.
Từ khi XDNTM, đời sống của bà con nhân dân xã Mường Trai đã được cao rõ rệt.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La cho biết: Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo xã Mường Trai tập trung thực hiện tiêu chí về thu nhập và phát triển sản xuất thông qua việc thưc hiên Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngoài ra chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao như: Mô hình nuôi cá lồng ở lòng hồ thủy điện, cây ăn quả… đưa xã Mường Trai cán đích NTM vào cuối thansg11/2019.
Trạm y tế xã được xâu dựng khang trang, tạo điều kiện cho người dân đến khám chữa bệnh.
“Chúng tôi tiếp tục sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Nhà nước và trong dân, để thực hiện các công trình giao thông nông thôn tại các bản, các xã trên địa bàn huyện. Tăng cường hướng dẫn đôn đốc, theo dõi và hỗ trợ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và các chính sách khác về xây dựng nông thôn mới góp. Phấn đấu hết năm 2019 toàn huyện đạt 166 tiêu chí, bình quân đạt 11.07 tiêu chí/xã trở lên”- ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La thông tin thêm.
Theo Danviet
La liệt xoài bự, nấm linh chi "khủng" ở ngày hội nông sản Mường La
Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Mường La, tỉnh Sơn La (15/6/1949 - 15/6/2019) và 40 năm chuyển huyện về thị trấn Ít Ong (1979 - 2019), ngày 15/6, huyện Mường La đã tổ chức hơn 30 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của huyện nhà tới du khách.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mường La, cho biết: Tính đến nay, diện tích xoài trên địa bàn huyện là 1.600 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 1.200 ha. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, hết 5 tháng đầu năm 2019, hơn 1.000 tấn xoài của Mường La đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La, dẫn đầu đoàn công tác tham quan gian hàng của các xã, thị trấn và HTX trên địa bàn huyện Mường La.
Sản phẩm rêu đá được bà con xã Nậm Giôn kỳ công hái từ những con suối nằm sâu trong rừng. Từ lâu rêu đá đã trở thành một trong những món ăn đặc sản của người dân xã Nậm Giôn. Rêu đá được chế biến thành các món ăn như: Rêu nướng, nấu canh xương, xào...
Mật ong đá - một trong những sản phẩm đặc sản không thể thiếu trong các gian hàng trưng bày của người dân Mường La.
Từ ổi...
...đến măng tây, dưa mèo...
...nấm linh chi "khủng".
Trồng cây thảo quả dưới tán rừng không chỉ giúp người dân Mường La nâng cao thu nhập mà còn giúp bà con giữ gìn và bảo vệ rừng.
Bánh dày của bà con đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường La, được làm từ những hạt nếp cẩm thơm ngon, dẻo trên những vạt nương giữa lưng chừng núi.
Do thích hợp với khí hậu nóng ấm của Mường La, sản phẩm chuối, mít ở nơi đây không chỉ cho quả to, đều, đẹp mà chất lượng được khách hàng đánh giá rất cao.
Sản phẩm dưa lê Hàn Quốc được HTX Hưng Thịnh, xã Mường Bú trồng thành công trong nhà kính với diện tích 5.000m2.
Tinh dầu sả Java của HTX Tinh dầu dược liệu Mường La, xã Pi Tong được chiết xuất tiêu chuẩn nghiêm ngặt và là một trong những mô hình được tỉnh Sơn La chọn làm OCOP năm 2019.
Với diện tích gần 4.000 ha mặt nước ngập từ các công trình thủy điện, nghề phát triển nuôi cá lồng ở Mường La bước đầu đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân.
Ngoài các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, một số gian hàng còn giới thiệu và trưng bày sản phẩm văn hóa, ẩm thực tiêu biểu của huyện Mường La.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Cả gan ngăn hồ sông Đà nuôi cá, lãi hàng trăm triệu/năm Tận dụng mặt nước trên vùng lòng hồ sông Đà, nơi có khe nước lớn bốn bề là đồi núi, ông Cầm Văn Dành, bản Nà Mường (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), đã mạnh dạn "rào ngăn" cả một vùng nước để nuôi cá. Cách làm lạ mà hay này của ông Dành, mỗi năm cho thu nhập hàng...