Sơn La: Trồng hành lá xanh mơn mởn, bán dễ dàng, thu nhập cao
Dù lợi nhuận mang lại không cao, nhưng hiệu quả đạt được từ trồng hành bán lá đã mang lại cho gia đình bà Lương Thị Nga, bản Mai Tiên ( xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) có thêm nguồn thu nhập ổn định và trang trải cuộc sống.
Những năm vừa qua, người dân sinh sống ở xã Mường Bon đã chuyển đổi 1 số diện tích đất ruộng chuyển sang trồng hành bán lá, bước đầu đã mang lại thu nhập ổn định cho các nông hộ. Đặc biệt là trong những ngày đông tháng 11, không khí mùa vụ rất nhộn nhịp, bà con đang tranh thủ làm đất, tưới bón, chăm sóc các luống hành xanh mơn mởn tại các cánh đồng. Cả một vùng trồng hành rộng lớn của xã lúc nào cũng tất bật, khẩn trương, không cho đất ngơi nghỉ.
Bà Nga trồng hành bán lá trên diện tích 2.000m2, bước đầu đã cho nguồn thu nhập ổn định.
Bà Lường Thị Nga là hộ dân chuyên trồng hành bán lá ở bản Mai Tiên, xã Mường Bon, cho biết: “Tôi trồng hành bán lá cũng được hơn 10 năm nay, nhưng trước kia thì không trồng đều đặn. Khoảng 5 năm trở lại đây, gia đình tôi mới bắt đầu trồng hành đều quanh năm trên diện tích 2.000m2. Theo cá nhân tôi thấy trồng hành lá rất nhàn, cho thu hoạch nhanh, thu đến đâu bán hết đến đó, không rớt giá như trồng ngô và sắn. Vì lúc nào hành lá cũng được người tiêu dùng và nhà hàng lớn ở ngoài huyện, thành phố thu mua về làm gia vị, nên giá cả luôn ổn định”.
Bà Nga vui mừng khi năm nay vườn hành phát triển xanh tốt.
Thị trường hành lá đang ngày một đắt giá, nhu cầu lớn và giá cả hành lá tăng khá mạnh. Theo các chủ vườn ở xã Mường Bon, từ đầu năm đến nay, thời tiết ủng hộ nên sản lượng hành lá đều tăng mạnh, các vườn hành đều phát triển tươi tốt.
Ngoài trồng hành bán lá, bà Nga còn tận dụng đất ruộng sau thu hoạch trồng thêm rau cải mèo, để tăng nguồn thu nhập gia đình.
Video đang HOT
“Hiện hành lá cứ đến tuổi là có thương lái đến tận nhà thu mua, tôi không phải tốn chi phí vận chuyển.Vừa rồi tôi thu được khoảng 2 tấn, thương lái ngoài huyện Mai Sơn và thành phố về mua ngay tại vườn. Sau khi trừ chi phí chăm sóc, tôi thu lời hơn 20 triệu đồng, chỉ trong thời gian có 60 ngày” bà Lường Thị Nga, bản Mai Tiên khẳng định.
Để bảo đảm cho vườn hành phát triển, bà Nga lắp đặt hệ thống nước tưới tự động khắp vườn.
Theo bà Nga, giá hành lá hiện tại đang đứng ở mức 12.000 đồng- 14.000 đồng/kg, giá bán tại chợ cho người tiêu dùng lên đến 20.000 đồng/kg. Nhờ giá cao, nguồn thu nhập của người dân tăng đáng kể, nhiều hộ gia đình trong bản đều tận dụng đất vườn trồng hành và lắp đặt hệ thống nước tưới tự động, để tiện lợi cho việc chăm sóc. Bà Nga chia sẻ: “Chỉ cần giá hành giữ được ở mức 12.000 đồng – 14.000đồng/kg như hiện tại, diện tích 2.000m2 trồng hành của gia đình tôi chí ít cũng lãi hơn 20 triệu đồng sau 2 tháng trồng”.
Theo bà Nga, hành lá được nhiều người tiêu dùng mua về làm gia vị trong các bữa ăn nên giá cả luôn ổn định.
Hành lá là cây màu phổ biến, được trồng rải rác trên các địa bàn huyện Mai Sơn. Tuy nhiên, đối với xã Mường Bon thì đây là một trong những cây trồng ngắn ngày đặc trưng của vùng, giúp nhiều nông hộ tăng thêm nguồn thu nhập. Tính riêng xã Mường Bon đã có diện tích chuyên canh hành lá lên khoảng 8 – 9ha. Ngoài ra với giá hành cao, sau mỗi vụ thu hoạch lúa người dân còn tận dụng đất trồng hành với diện tích khá lớn để cải thiện nguồn thu nhập.
Hiện nay trên địa bàn xã Mường Bòn, huyện Mai Sơn có nhiều nông hộ đang trồng hành lá phát triển kinh tế.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đỗ Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Mường Bon, cho biết: Thời gian qua, nhiều hộ dân đã chuyển đổi đất vườn, đất ruộng chuyển sang cây trồng ngắn ngày, trong đó có cây hành. Bước đầu cây hành đã mang lại lợi nhuận ổn định cho các nông hộ. Đối với người dân trồng cây rau ngắn ngày, vấn đề mà họ quan tâm nhất chính là giá bán, còn năng suất đối với họ là không khó, vì bà con đã có kinh nghiệm trồng nhiều năm. Tuy vậy, người trồng hành cũng nên cảnh giác, không nên phát triển tràn lan, tránh vượt quá nhu cầu của thị trường để rồi lại sống trong cảnh được mùa mất giá.
Theo Danviet
Ở nơi này dân khấm khá nhờ mỗi năm bán ra 3.000 tấn rau ngon
Nhờ linh hoạt chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau màu, đặc biệt là trồng rau sạch, nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập khá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Vài năm trở lại đây, mô hình trồng rau sạch ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn) phát triển mạnh đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Vì thế nghề trồng rau được nhiều nông dân lựu chọn là nghề thu nhập chính. Đến nay, toàn xã có có 43 ha đất trồng rau, tập trung ở 15/21 bản, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 3.000 tấn.
Mô hình trồng rau sạch ở xã Mường Bon.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau của Lò Văn Danh, bản Cút (Mường Bon) giữa lúc anh đang chăm sóc tưới vườn rau, anh cho biết: Ngày trước, gia đình tôi chủ yếu trồng ngô, trồng mía và một ít cây ăn quả. Do sản xuất lâu năm nên đất bị bạc màu năng suất thấp, vì thế tôi chuyển 1.500 m2 sang trồng rau, củ, quả như: đậu, dưa, cà chua... và thấy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, mía.
"Trừ chi phí mỗi vụ gia đình cũng thu hơn 20 triệu đồng. Trồng rau hiệu quả nhưng giá cả phụ thuộc vào thị trường, lúc tăng giá lúc giảm giá nhưng một năm rau có thể trồng được từ 3 - 4 vụ, xuất bán xong lứa này có thể chuyển sang trồng lứa khác ngay...", anh Danh cho hay.
Nhờ trồng rau sạch nhiều hộ gia đình ở Mường Bon đã có thu nhập khá, vươn lên thoát nghèo.
Còn ông Vương Đức Cương, bản Mai Tiên (Mường Bon) gắn bó với nghề trồng rau đã hơn 10 năm nay nói rằng: Hiện tôi đang trồng 2.000 m2 rau củ quả, từng ấy đất thôi nhưng mỗi năm cũng lãi hơn 100 triệu đồng. Nếu như chỗ đất này mà trồng ngô, mía cùng lắm chỉ được vài triệu bạc, có khi không đủ chi phí đầu tư.
Hiệu quả kinh tế cao nên ông Cương chọn nghề trồng rau là nghề thu nhập chính của gia đình. Hiện gia đình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap, áp dụng khoa học kỹ thuật, lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, sử dụng phân thuốc hợp lý đúng liều lượng chỉ dẫn để xuất bán ra các thị trường khó tính tại các thành phố lớn.
Rau đang là cây trồng được nhiều nông dân lựa chọn là cây trồng cho thu nhập chính.
Để nghề trồng rau phát triển bền vững mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân, xã Mường Bon đã vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng hệ thống tưới phun tự động, tiết kiệm sức lao động, tăng năng xuất chất lượng rau xanh. Xã phối hợp với các ngành chuyên môn như khuyến nông, bảo vệ thực vật, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn, nâng cao kỹ thuật sản xuất cho người dân.
Rau trồng tại Mường Bon được xuất bán tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.
Ông Lường Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Mường Bon, cho biết: Với lợi thế về khí hậu thổ nhưỡng và nguồn nước tự nhiên dồi dào, Mường Bon có thể trồng rau cả 4 mùa. Vì thế nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau, củ, quả.
Hiện xã Mường Bon đang vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng rau, đặc biệt là trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trồng rau đang là thế mạnh trong phát triển kinh tế, giảm nghèo ở Mường Bon.
Theo ông Dương, nghề trồng rau ở Mường Bon có từ năm 2005 nhưng thời điểm này chủ yếu bà con trồng nhỏ lẻ, phục vụ sinh hoạt gia đình là chính. Đến năm 2010, nghề trồng rau bắt đầu phát triển rộng. Năm nào rau được mùa được giá có thể cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/1.000m2 đất, tính thu nhập trên một đơn vị diện tích cao hơn gấp nhiều lần so với các cây trồng khác. Hiện cây rau đang là cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình.
Theo Danviet
Một người bị sét đánh tử vong khi đi chăn trâu ở Sơn Lan Vào sáng 3/10, tại xã Chiềng Khay có mưa dông, sét đánh đã làm Bà Lò Thị Ún, sinh năm 1974, trú tại bản Ít Ta Bót tử vong trong lúc đi chăn trâu. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ, hội tụ gió duy trì trên mực 1.500 m đến 5.000 m, từ ngày...