Sơn La: Trồng chuối già Nam Mỹ, chuối tây Thái Lan có gì đặc biệt mà hứa hẹn cho tiền tỷ?
Nhờ hiệu quả kinh tế cao gấn 5 lần trồng lúa; gấp 2-3 lần chuối truyền thống, mô hình trồng chuối nuôi cấy mô VietGAP đã trở thành hướng lựa chọn của người nông dân và HTX Tân Thịnh Phát (huyện Phù Yên, Sơn La).
Trồng chuối nuôi cấy mô – hướng đi mới của nông dân Sơn La
Tháng 12/2020, HTX Tân Thịnh Phát (bản Puôi, xã Huy Tân, huyện Phù Yên) đã mạnh dạn đầu tư trồng 11ha chuối nuôi cấy mô theo hướng VietGAP ứng dụng công nghệ cao. Sau hơn một năm trồng và chăm sóc, đến thời điểm này, cây chuối đã bắt đầu cho “trái ngọt”.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng chuối cấy mô của HTX Tân Thịnh Phát. Hiện lên trước mắt chúng tôi là vườn chuối xanh bạt ngàn đang vào thời kỳ thu hoạch buồng.
Niềm nở dẫn chúng tôi đi một vòng quanh vườn chuối, ông Tòng Văn Đôi – Phó Giám đốc HTX Tân Thịnh Phát, cho biết: Trước đây, toàn bộ diện tích trồng chuối này được bà con trồng cây ngô, sắn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi đưa giống chuối về trồng, HTX đã ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, chọn loại giống chuối tây Thái Lan F1, chuối già Nam Mỹ và chuối tiêu hồng để trồng theo hình thức nuôi cấy mô.
Từ tháng 6/2021 đến nay, HTX đã thu được hơn 30 tấn quả chuối tây Thái Lan F1, với giá bán 4.500 đồng/kg.
Theo ông Đôi, toàn bộ quá trình trồng chăm sóc đều được HTX triển khai theo hướng VietGAP. 100% diện tích được HTX đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, giúp giảm lượng phân bón, giảm công lao động mà hiệu quả lại cao.
Sau hơn 1 năm vun trồng và chăm sóc, hiện 1,2ha chuối đã cho thu hoạch, trọng lượng đạt từ 20 – 25kg/buồng, quả to, đẹp mã, giá trị kinh tế cao gấp 2 – 3 lần so với giống truyền thống. Từ tháng 6/2021 đến nay, HTX đã thu được hơn 30 tấn quả chuối tây Thái Lan F1, với giá bán 4.500 đồng/kg, thu trên 135 triệu đồng.
Dự kiến đến tháng 3/2022, 6ha chuối già Nam Mỹ sẽ cho thu hoạch rộ, sản lượng ước đạt hơn 300 tấn quả/năm, giá bán 7.000 đồng/kg, mang lại doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm, chưa kể các phụ phẩm khác từ chuối như thân, lá.
Cũng theo ông Đôi, từ lứa thứ 2 trở đi, cây chỉ sau 12 tháng đã cho thu hoạch. Một gốc chuối 5 năm mới phải thay gốc trồng lại. Giống nuôi cấy mô đồng đều về tuổi cây và chất lượng sản phẩm cao. Hiện nay, toàn bộ sản phẩm chuối quả của HTX đều được các cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh đăng ký thu mua, được các thương lái đến tận vườn vận chuyển.
Mô hình trồng chuối cấy mô của HTX Tân Thịnh Phát theo VietGAP. Ảnh: Xuân Lan
Bà Mùi Thị Xuân – Chủ tịch UBND xã Huy Tân, đánh giá: Mô hình trồng chuối nuôi cấy mô của HTX Tân Thịnh Phát được triển khai từ năm 2020. Đến nay, dù mới cho thu hoạch được gần 2 tháng nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng cây lúa, cây ngô theo cách truyền thống. Đây cũng là một trong những hướng đi được cấp ủy, chính quyền xã Huy Tân triển khai trong thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Ưu điểm của nuôi cấy mô là nguồn giống 100% sạch bệnh, giữ được nguyên bản chất lượng sản phẩm từ cây mẹ như năng suất, chất lượng quả, cây rất nhẹ và đỡ tốn công trong quá trình trồng và chăm sóc.
Ngoài chú trọng khâu trồng và chăm sóc diện tích chuối, HTX Tân Thịnh Phát còn tích cực tuyên truyền, vận động và chuyển giao giống, kỹ thuật trồng chuối nuôi cấy mô VietGAP cho các hộ dân trong vùng và cam kết bao tiêu toàn bộ đầu ra cho sản phẩm. Đến nay, HTX Tân Thịnh Phát đã thu hút được 11 thành viên trong và ngoài xã tham gia.
Nâng cao thu nhập từ trồng chuối nuôi cấy mô
Gia đình ông Phan Trọng Tình (ở bản Puôi 2), đã chuyển gần 1.000m đất trồng hoa màu sang trồng chuối. Quá trình trồng, ông được HTX chuyển giao giống, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu làm đất, xử lý giống, trồng, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại đến khi thu hoạch; gia đình ông tự đầu tư phân bón lót và bón thúc cho cây.
Nông dân trồng chuối đau đớn vì mất kế sinh nhai bởi thảm họa này
Ông Phan Trọng Tình phấn khởi nói: Trồng chuối cấy mô tuy đầu tư cao hơn so với trồng chuối bằng chồi truyền thống, nhưng cây kháng sâu bệnh tốt, buồng chuối đẹp, nhiều nải. Hiện, vườn chuối đang cho thu hoạch, với năng suất và giá bán hiện tại, ước tính mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho gia đình mỗi vụ.
Cũng là một trong những thành viên của HTX, ngoài tham gia gần 2.000m2 đất cùng HTX trồng chuối, ông Mùi Văn Lương còn tham gia vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm. Nhờ vậy, đã giúp gia đình ông có thêm nguồn thu nhập ổn định, với mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng.
“Trước đây, trên diện tích 2.000m2 này tôi thường trồng cây ngô và rau màu nhưng công nhiều mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Sau khi được cán bộ tuyên truyền, vận động, gia đình tôi liên kết với HTX Tân Thịnh Phát trồng chuối. Vì vậy, bây giờ thu nhập của gia đình gấp khoảng 4 – 5 lần so với trồng ngô và rau màu. Đây là mô hình rất triển vọng, hiệu quả để tới đây HTX nhân rộng ra cho nhân dân cùng làm” – ông Lương cho hay.
Để giúp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh cây chuối, trong thời gian tới, HTX Tân Thịnh Phát đang tiếp tục tuyên truyền, vận động, chuyển giao miễn phí kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối chất lượng cao cho người dân xã Huy Tân nói riêng và huyện Phù Yên nói chung.
Bên cạnh đó, HTX cam kết bao tiêu toàn bộ đầu ra cho sản phẩm. Phấn đấu sẽ phát triển diện tích trồng chuối chất lượng cao trên địa bàn huyện Phù Yên từ 11ha lên 100ha tại các xã: Quang Huy, Huy Hạ, Huy Thượng… Mục tiêu cuối cùng là mở ra hướng đi giúp người dân Phù Yên thoát nghèo và làm giàu từ cây chuối.
Sơn La: Tại sao người dân chặt bỏ không thương tiếc một loại cây từng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha?
Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều diện tích cây sa nhân ở bản Cổng Chặp, Nặm Giắt thuộc xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) đã và đang được người nông dân chặt bỏ.
Sa nhân từng là cây triển vọng xóa nghèo
Theo thống kê, hiện toàn xã Phổng Lái có hơn 9.500 ha rừng được giao cho 19 tổ chức, 22 nhóm hộ, 674 hộ gia đình quản lý, bảo vệ; tỷ lệ độ che phủ rừng 60%, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để người dân phát triển trồng cây sa nhân dưới tán rừng.
Chị Vừ Thị Sế, bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái tự tay chặt bỏ vườn sa nhân của gia đình do giá thấp. Ảnh: Mùa Xuân.
Đến nay, xã Phổng Lái có hơn 224 ha cây sa nhân, trong đó 220 ha đã cho thu hoạch, được trồng tập trung ở các bản Lái Cang, Cổng Chặp, Nặm Giắt...
Nhiều năm qua, mô hình trồng cây sa nhân từng mang lại lợi ích kép, có nhiều triển vọng và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.
Cây sa nhân ở đây từng góp phần giải quyết bài toán nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Phổng Lái.
Nhiều người dân Phổng Lái chặt sa nhân để chuyển sang trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Ảnh: Tuệ Linh.
Theo nhiều hộ trồng sa nhân, trước đây, khi sa nhân còn được giá, 1 kg quả tươi bán với giá 70.000 - 80.000 đồng; quả khô từ 300.000 - 400.000 đồng/kg. Là loại cây dễ trồng, phát triển tốt, thu nhập cao, nên người dân Phổng Lái đã bảo ban nhau tham gia trồng sa nhân.
Tại sao cây sa nhân lại bị chặt bỏ?
Đi dọc con đường nhựa khang trang vào bản Phiêng Luông (nay là bản Nặm Giắt), xã Phổng Lái, chúng tôi chứng kiến những vườn cây sa nhân đang bị người dân chặt bỏ, đốt hàng loạt.
Dừng tay chặt vườn sa nhân giáp ranh cạnh bìa rừng, chị Vừ Thị Sế, bản Nặm Giắt, chia sẻ: "Thấy nhiều hộ dân khác trồng cây sa nhân mang lại thu nhập ổn định, năm 2015, gia đình tôi trồng hơn 1 ha sa nhân nhưng mãi đến năm 2019 mới cho thu vụ đầu tiên".
Cây sa nhân - loại cây từng một thời được coi là cây xoá nghèo, làm giàu; nay đã bị người nông dân chặt bỏ. Ảnh: Tuệ Linh.
"Năm nay, giá sa nhân thấp lắm, sa nhân tươi chỉ có giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, còn quả khô chỉ 170.000 - 180.000 đồng/kg. Với giá đó, gia đình tôi cặm cụi nhặt từng quả mà chỉ thu được vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng. Buồn lắm" - chị Sế buồn bã nói.
Theo chị Sế, mấy năm nay không biết vì lý do gì vườn sa nhân không đậu quả như những năm trước. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá sa nhân thấp nên gia đình quyết phá bỏ toàn bộ vườn sa nhân để trồng thay thế cây khác.
Cũng như chị Sế, gia đình anh Sùng Văn Của, bản Nặm Giắt bắt đầu trồng sa nhân từ năm 2014, đến nay được hơn 3 ha. Tuy nhiên, sau 3 năm trồng, anh Của chỉ thu được vài tạ quả tươi/vụ/năm, với giá bán như hiện nay, anh thu về 6 triệu đồng.
Cây sa nhân bị người dân tự chặt phá, nằm la liệt dưới nền đất ở bản Chặp, xã Phổng Lái. Ảnh: Mùa Xuân.
"Năm nay giá sa nhân thấp kỷ lục, quả ít nên gia đình tôi quyết định chặt bỏ hơn 1 ha sa nhân. Thay vào đó, tôi sẽ trồng cây ngô hoặc cà phê...", anh Của nói.
Điều đáng nói, việc trồng sa nhân của người dân không theo quy hoạch. Lúc được giá cao, bà con đua nhau trồng sa nhân. Họ tận dụng những mảnh nương đất bạc màu giáp bìa rừng để trồng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cây sa nhân cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Trao đổi với ông Sùng A Só, Trưởng bản Cổng Chặp, xã Phổng Lái, cho biết: Cổng Chặp là tên bản mới, được sáp nhập từ 3 bản (Mô Cổng, Pá Chặp và Nà Ngụa) vào cuối năm 2019. Bản có gần 180 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.
Đây là bản có diện tích rừng lớn của xã Phổng Lái, trước đây bà con đưa cây sa nhân vào trồng thay thế diện tích cây lương thực trên nương và trồng dưới tán rừng. Hiện nay, cả bản nhà nào cũng trồng sa nhân, với tổng diện tích 50 ha.
Sau nhiều năm gắn bó với cây sa nhân, nhiều hộ dân nhận thấy hiệu quả kinh tế thấp, đậu quả ít, giá thấp nên hiện nay nhiều diện tích cây sa nhân đã bị bà con chặt bỏ. Theo ước tính, hơn 10 ha sa nhân ở bản Cổng Chặp đã bị chặt bỏ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Báu, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lái cho biết: Người trồng sa nhân phải biết cách trồng, cây mới đậu quả được. Nơi trồng cây sa nhân chỉ có ánh nắng mặt trời chiếu vào buổi sáng; buổi chiều không được có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mới cho quả. Ngoài ra, mỗi năm phải tỉa bỏ đi những cây già.
Theo ông Báu, cây sa nhân do người dân trồng. Vì vậy, nếu còn hiệu quả kinh tế thì bà con sẽ còn gắn bó; một khi hiệu quả kinh tế thấp người dân sẽ chặt đi. Bên cạnh đó, cây sa nhân khi già đi năng suất thấp nên người dân phải chặt bỏ để mọc lại.
Chia sẻ về định hướng của xã cho người dân Phổng Lái, ông Báu cho biết thêm: Những năm qua, xã Phổng Lái đã tuyên truyền, vận động người dân trồng các loại cây theo chủ trương của tỉnh Sơn La.
Các hộ dân phải liên kết thành lập hợp tác xã, cấp uỷ, chính quyền xã sẽ là cầu nối để ký hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn tỉnh. Có như vậy, mới tránh được tình trạng chặt bỏ, nông sản mất giá.
Sơn La: Lập phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo các cấp độ Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, với phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Phương án số 3056/PA-UBND đảm bảo công tác y tế phòng, chống dịch COVID-19 theo 4 cấp độ dịch...