Sơn La: Tăng cường xử lý thông tin xấu độc trên mạng xã hội
Cùng với cuộc cách mạng 4.0, mạng xã hội nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, giúp cho người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
Thời gian qua, Công an tỉnh Sơn La đã và đang phát huy vai trò chủ công, nòng cốt trong công tác xử lý thông tin xấu độc, đấu tranh phản bác trên không gian mạng.
Triển khai các biện pháp đấu tranh, xử lý thông tin xấu độc chống Đảng, Nhà nước, gây rối ANTT
Khi mạng xã hội phát triển sẽ có nhiều lợi ích kèm theo, tuy nhiên nếu người dân sử dụng mạng xã hội không tỉnh táo sẽ dễ bị cuốn theo những thông tin xấu độc, vô hình trung sẽ a dua, cổ xúy cho những hành vi sai trái.
Ngày 1/5/2023, Công an huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phát hiện tài khoản Facebook cá nhân có tên “Nguyen Thi L.” đăng tải bài viết và ảnh có nội dung xấu độc liên quan đến sự kiện ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, cụ thể nội dung bài viết như sau: “30/4. Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có Hàng Triệu người VUI, mà cũng có Hàng Triệu người Buồn. Đó là vết Thương của cả một dân tộc. Cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu!!!”.
Công an tỉnh Sơn La xử lý các trường hợp đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Công an huyện đã tiến hành xác minh, làm rõ chủ thể và hành vi đăng tải, vô hiệu hoá bài viết, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt 5 triệu đồng đối với Nguyễn Thị L (SN 1965), nơi tạm trú: Bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ.
Video đang HOT
Trước đó, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nước ta và trên địa bàn tỉnh Sơn La, tình trạng phát tán những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra một cách tương đối phức tạp…, Phòng An ninh chính trị nội bộ phối hợp với Công an TP Sơn La phát hiện 2 tài khoản Facebook cá nhân đăng tải 2 bài viết sai sự thật chưa được các cơ quan có thẩm quyền công bố, kiểm chứng về tình hình dịch COVID-19, xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cá nhân trên với tổng số tiền 15.000.000 đồng, đồng thời tịch thu 2 chiếc điện thoại của 2 người vi phạm.
Trong những năm qua, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La luôn chủ động, tham mưu kịp thời cho Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp đấu tranh phòng, chống hoạt động phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch trong tình hình mới.
“Với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “dùng tích cực để đẩy lùi tiêu cực” trên mạng xã hội, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp, huy động lực lượng trong và ngoài lực lượng Công an viết, đăng tải, chia sẻ 159 bài viết, lan tỏa những thông tin tích cực. Chỉ tính riêng trong năm 2022, đơn vị đã xử lý 48 trường hợp, xử phạt trên 146 triệu đồng về hành vi đưa tin sai sự thật” – Đại úy Đinh Mạnh Tường, Đội trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh thông tin.
Theo Thượng tá Tô Xuân Hoàng, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La, thời gian tới Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu Ban chỉ đạo 35 Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh, thực hiện có hiệu quả NQ35, trong đó tập trung vào công tác “phủ xanh” thông tin tích cực, định hướng dư luận xã hội, lan tỏa các thông tin, hình ảnh đẹp của lực lượng Công an, tập trung đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch; công tác phát hiện xử lý thông tin giả, thông tin sai sự thật cần thường xuyên rà soát trên MXH, trên không gian mạng để kịp thời xử lý.
Những chiêu trò mạo danh, lừa đảo (Bài cuối)
Trong thời gian qua, các đơn vị nghiệp vụ đã phát hiện hàng trăm trang mạng, tài khoản mạng xã hội mạo danh lực lượng CAND; mạo danh Công an các địa phương, các trường Công an.
Các trang mạng, tài khoản này sử dụng tên, ký hiệu, hình ảnh CAND phản ánh các hoạt động của lực lượng Công an để kèm quảng cáo bán hàng, thậm chí xuất hiện các thông tin xấu độc... Vì thế, cùng với việc xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật thì mỗi công dân mạng cũng hãy là một bạn đọc tỉnh táo để nhận diện thật, giả.
Điển hình trong số đó là vụ lừa đảo gần 4 tỷ đồng do Công an TP Hà Nội phát hiện. Trong vụ án này, nhóm đối tượng phạm tội đã mạo danh trang web Công an TP Hà Nội, gọi điện thoại đe doạ khiến người phụ nữ hoảng sợ, chuyển gần 4 tỉ đồng rồi chiếm đoạt. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 24/2/2021, Viện KSND thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố với hai đối tượng là Nguyễn Đình Vân (25 tuổi, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Mạnh Hiền (24 tuổi, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cùng tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các giao diện website giả mạo Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an.
Vụ án bắt nguồn từ đơn trình báo của bà Nguyễn Thị Thanh H (48 tuổi, Hà Nội) tố cáo việc bị một nhóm đối tượng gọi điện thoại tự xưng là cơ quan pháp luật; giả mạo Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hà Nội theo website: congan.hanoi113.com, để lừa đảo chiếm đoạt của bà gần 4 tỉ đồng.
Vào cuộc điều tra, Công an TP Hà Nội làm rõ: Từ ngày 5/9/2019, Nguyễn Đình Thành (29 tuổi, cùng thôn với Vân) và đối tượng tên Xoài, thỏa thuận với Vân đứng ra mở tài khoản ngân hàng bán cho Thành với giá 1,5 triệu đồng/tài khoản và bán cho Xoài 2,7 triệu đồng/tài khoản. Sau khi mở xong tài khoản, Vân gửi thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập Internet banking, Mobile banking cho Thành và Xoài...
Vân đã đứng tên mở 3 tài khoản ngân hàng bán cho Thành được 4,5 triệu đồng. Ngoài ra, bị can còn tìm thuê nhiều người mở được 70 tài khoản khác nhau, được Xoài trả số tiền 189 triệu đồng. Vân trả cho những người thuê và mở tài khoản ngân hàng, trả công giới thiệu cho Thành số tiền gần 120 triệu đồng.
Sáng 6/8/2019, các đối tượng trong nhóm của Xoài giả danh đại diện các cơ quan pháp luật gọi điện cho bà H đe dọa, bắt ép bà H. phải gửi tiền vào các tài khoản do nhóm Xoài cung cấp. Vì lo sợ, khoảng 10h cùng ngày, bà H đã làm thủ tục chuyển khoản số tiền 3,8 tỉ đồng đến số tài khoản mang tên Hiền và chuyển 172 triệu đồng đến một số tài khoản khác mở tại MB Bank.
Đến khoảng 11h20 cùng ngày, các đối tượng đã tìm cách tẩu tán số tiền trong 2 tài khoản này vào các tài khoản khác nhau. Về phía ngân hàng, do thấy có nhiều giao dịch đáng ngờ từ tài khoản mang tên Hiền nên đã khóa tài khoản này. Tuy nhiên, Xoài đã nhờ Vân cùng Hiền ra ngân hàng rút hết số tiền hơn 3 tỉ đồng có trong tài khoản của Hiền. Sau đó, Hiền được chia 8 triệu đồng; Vân được hưởng lợi 43,5 triệu đồng.
Một số đối tượng còn mạo danh cơ quan, đơn vị Công an để bán trang phục CAND, công cụ hỗ trợ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, quảng cáo bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái...
Trước thực trạng trên, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương xác định các trang mạng, tài khoản mạo danh lực lượng CAND.
Đồng thời, cơ quan chức năng đã đưa ra rất nhiều cảnh báo để phòng ngừa tội phạm. Mới đây nhất, ngày 19/5, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa phát hiện trang web https://2.0840113 có dấu hiệu giả mạo trang web của Bộ Công an với mục đích lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, qua công tác theo dõi tình hình trên không gian mạng, phát hiện trang web https://2.0840113 có dấu hiệu giả mạo website của Bộ Công an (https://bocongan.gov.vn) với mục đích lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng mạo danh Công an đang điều tra các vụ án tham nhũng, rửa tiền, ma túy... và chủ động liên hệ với một số cá nhân có liên quan đến các vụ án này yêu cầu trình diện cơ quan Công an, đe dọa khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm giam để điều tra...
Từ đó, các đối tượng mạo danh đề nghị nếu không muốn bị khởi tố, tạm giam, nạn nhân phải cung cấp các thông tin như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số dư... để thanh tra tình hình tài chính. Sau khi có được thông tin, đối tượng sẽ gửi mã số và đề nghị các nạn nhân đăng nhập vào website tên miền như trên (nếu không có mã này thì không thể đăng nhập để trang web mở giao diện giống trang web của Bộ Công an), khai báo các thông tin cá nhân và chọn mục hủy xác nhận OTP (phương thức bảo mật của ngân hàng khi thực hiện giao dịch). Sau khi có được thông tin cần thiết, các đối tượng sẽ chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của bị hại và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Sau khi phát hiện, Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị người dân cảnh giác với phương thức, thủ đoạn trên để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cùng với việc phòng ngừa tội phạm, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Công an địa phương đấu tranh, xử lý với nhiều đối tượng lập các trang web mạo danh lực lượng CAND. Quá trình điều tra, các trinh sát gặp rất nhiều khó khăn do các tài khoản mạo danh đều ẩn danh, che giấu thông tin. Song qua công tác xác minh đã phát hiện nhiều đối tượng có hoạt động lập các trang mạo danh. Điển hình trong số đó là việc phát hiện, đấu tranh với 2 đối tượng có hoạt động tạo lập các trang mạng mạo danh Học viện An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động, CSGT trên không gian mạng.
Nhóm "Học viện An ninh nhân dân" với hơn 11,2 nghìn thành viên, mạo danh Học viện An ninh nhân dân, phát tán nhiều hình ảnh phản cảm, vi phạm điều lệnh CAND, không kiểm duyệt chặt chẽ nội dung dẫn đến việc để đối tượng xấu lợi dụng. Ngày 23/8, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã mời làm việc với Đ.H.T.A (SN 1990, trú tại Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) để làm rõ động cơ, mục đích tạo lập, sử dụng nhóm Facebook "Học viện An ninh nhân dân - T01". Qua làm việc Đ.H.T.A thừa nhận hành vi vi phạm quy định pháp luật, cam kết không tái phạm. Hiện đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý Đ.H.T.A theo quy định của pháp luật
Một trường hợp khác cũng vừa bị xử lý là T.T.N (SN 1994, trú tại tỉnh Vĩnh Phúc). T.T.N đã thiết lập hệ thống trang mạng xã hội, mạo danh lực lượng CAND, như "Cảnh sát hình sự", "Cảnh sát cơ động", "Cảnh sát giao thông", "Chúng tôi là chiến sĩ CAND", "Yêu Cảnh sát giao thông"... với hơn 1 triệu lượt người theo dõi trên không gian mạng. Sau khi làm việc, T.T.N đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, cam kết xóa toàn bộ thông tin, hình ảnh mạo danh để tránh gây hiểu lầm, không tái phạm.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Việc các đơn vị trong lực lượng CAND thiết lập các kênh trên không gian mạng để tuyên truyền, tương tác với người dân là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển của truyền thông và công nghệ. Song để các trang trên hoạt động hiệu quả, các đơn vị chủ quản phải thông báo; quản lý, hoạt động và bảo vệ chặt chẽ, thống nhất quy định của ngành.
Với các trang mạng, tài khoản mạng xã hội mạo danh lực lượng CAND trên không gian mạng cần phải rà soát, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi tạo lập các tài khoản, trang mạng, hội nhóm mạo danh lực lượng CAND trên không gian mạng. Về phía người đọc, cần phải có sự tỉnh táo khi lựa chọn thông tin. Theo đó, các trang chính thống nội dung tuyên truyền phải bám sát các hoạt động như tuyên truyền, phải bám sát các hoạt động của lực lượng CAND; không sa vào việc câu view, tít giật gân... Cùng với đó, các trang phải có các xác thực của facebook, ghi rõ đơn vị cấp phép ở cuối trang.
Vụ quán ăn bị tố "chặt chém" ở Cà Mau: Khách nộp phạt 7,5 triệu Những ngày qua, vụ việc của một vị khách tố bị nhà hàng tại Cà Mau "chặt chém" đã nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Đáng nói, bài bóc phốt của vị khách được cho là sai sự thật khi hoá đơn thanh toán của người này chỉ hết hơn 1,2 triệu đồng. Trong khi đó, khi đăng tải...