Sơn La: Sau mưa đá, xoài Yên Châu trái ít lại còn xấu, dân lo đói
Trận mưa đá vừa qua xảy ra trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã làm ảnh hưởng đến tài sản, cây ăn quả, hoa màu của người dân.
Nhiều diện tích trồng xoài Đài Loan của bà con trái còn lại đã ít mà còn bị bầm dập và thối trên cây, bán chật vật với giá rẻ…
Hơn 16 năm ghép xoài Đài Loan trên cây xoài địa phương, nhưng chưa bao giờ ông Hoàng Văn Hoạt, bản Cốc Lắc ( xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) phải lo lắng và thất thu về vườn xoài như hiện nay.
Những năm trước đây ông đều thu lãi hơn 150 triệu đồng từ 1ha xoài, vậy mà trận dông lốc kèm theo mưa đá vừa qua đã làm vườn xoài của ông rụng quả đầy gốc, ước khoảng 50% số trái bị rụng. Hệ lụy mà trận mưa đá gây ra vẫn chưa dừng lại ở đó, những trái xoài còn sót lại trên cây bị bầm dập, thối khiến gia đình ông không khỏi buồn rầu và xót xa.
Dù mưa đá đã qua, nhưng thiệt hại để lại thì rất lớn.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Hoạt thẫn thờ kể: “Hôm mưa đá xảy ra tôi lo lắng lắm, nhưng không nghĩ là nó gây thiệt hại nhiều đến vậy. Sau khi trời tạnh mưa tôi lên vườn xem tình hình vườn xoài như thế nào. Khi đến nơi thấy quả xoài lăn lóc đầy gốc tôi buồn đến phát khóc. Nhìn hơn 300 trăm cây xoài chỉ còn thấy cuống nhiều hơn quả, bao nhiêu công sức chăm sóc đều đổ xuống sông xuống biển hết…”
Số quả xoài trên cây còn sót lại về sau bị thâm tím, nứt toác không hái thì quả sẽ tự rụng, mà hái bán thì giá rất rẻ. Hiện giờ 1kg xoài ông Hoạt chỉ bán được 2.000 đồng – 3.000 đồng thôi. Năm nay gia đình ông Hoạt lỗ nặng. Cả năm trông chờ vào vụ xoài mà thất thu thì không biế cả năm sống thế nào…
Chị Hà Thị Phương, bản Cốc Lắc, xã Tú Nang đang hái xoài bán để vớt vát chút thiệt hại.
Không riêng gì gia đình ông Hoạt, mà còn nhiều hộ dân sinh sống ở xã Tú Nang, xã Lóng Phiêng, xã Chiềng Tương (Yên Châu) cũng bị thiệt hại về vườn cây ăn quả, hoa màu nặng nề do mưa đá gây ra. Bên cạnh thiệt hại về vườn tược, hoa màu, nhiều ngôi nhà của bà con nhân dân cũng bị tốc mái và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nhiều vườn xoài của bà con nhân dân ở huyện Yên Châu đã bị mưa đá làm rụng quả gần hết.
Là 1 trong những hộ nghèo nhiều năm ở bản Cốc Lắc, xã Tú Nang bị mưa đá làm hư hỏng nhà cửa, bà Hoàng Thị Xiểng buồn rầu nói: “Tôi làm lụng bao nhiêu năm qua mới xây được ngôi nhà che nắng che mưa, nay mưa đá làm tốc mái hư hỏng hết rồi không biết lấy tiền ở đâu để sửa lại. Thấy nhà tôi hoàn cảnh khó khăn nên anh em họ đã đến giúp sửa sang để ở tạm, nhưng về lâu về dài thì cũng không an toàn. Tôi mong nhà nước có những chính sách hỗ trợ bà còn chúng tôi, để vượt qua khó khăn trước mắt”.
Ngôi nhà của bà Hoàng Thị Xiểng bị hư hại do dông lốc kèm theo mưa đá gây ra.
Còn bà Hoàng Thị Hường, bản Cốc Lắc thì xót xa nói: “Mưa đá vừa rồi làm nhà cửa tan hoang phần mái, nhìn lên vườn xoài nguồn thu chính của gia đình thì chỉ thấy quả đầy gốc, lượm nhặt được chút ít quả sót lại bán chẳng được mấy đồng. Những quả còn đọng lại trên cây thì bị bầm dập, thối, hái bán với giá rẻ bèo. Dông lốc, mưa đá cũng làm nhiều cây xoài vừa ghép của gia đình tôi bị gãy cành, hiện đã bị úa lá không tránh khỏi ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây. Năm nay gia đình tôi trắng tay thật rồi”.
Mưa đá để lại hệ lụy nghiêm trọng, nhiều diện tích xoài Đài Loan của bà con bị bầm dập và thối trên cây, khiến việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê của từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Yên Châu, dông lốc kèm theo mưa đá đã làm thiệt hại khoảng 30ha rau màu và 380ha cây ăn bị rụng, dập nát, sản lượng thiệt hại hơn 450 tấn. Mưa đá cũng gây hư hại hơn 110 ngôi nhà. Tổng thiệt hại do mưa đá gây ra ước tính khoảng 4,5 tỷ đồng.
Người dân mang xoài Đài Loan ra bán ở ven quốc lộ 6 với giá 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hà Như Huệ, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, cho biết: “Trước tình hình dông lốc, mưa đá xảy ra trên địa bàn huyện, chúng tôi đã lập tức chỉ đạo các cấp ban ngành, các địa phương xuống hiện trường giúp đỡ và hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các địa phương rà soát và thống kê thiệt hại cụ thể, để huyện báo cáo tỉnh có những chính sách hỗ trợ kịp thời. Những diện tích xoài bị ảnh hưởng do mưa đá coi như mất trắng, sản lượng thiệt hại khoảng 450 tấn…”.
Vùng đất trồng giống xoài quả to dài, bán đi 40 nước, ai cũng khen
Đến cuối tháng 4-2020, diện tích đất trồng xoài trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 11.241ha, tăng gấp nhiều lần so với 5 năm trước. Xoài tươi và các sản phẩm từ xoài đã được xuất khẩu trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, được người tiêu dùng thế giới khen ngợi.
Xoài-Nguyên liệu dồi dào
Thời gian qua, cùng với việc phát triển nhanh vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ được mở rộng, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp thì kinh nghiệm xử lý cho xoài ra hoa trái vụ của nông dân được nâng lên, đây là tiền đề quan trọng để tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu xoài. Nếu năm 2015, diện tích trồng xoài của tỉnh An Giang chưa tới 5.000ha thì nay con số này tăng lên gấp đôi. Sản lượng đạt 100.000 tấn/năm.
Xoài tượng da xanh trồng ở tỉnh An Giang là giống được xuất khẩu mạnh sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc những năm gần đây.
"Diện tích trồng xoài xuất khẩu ở các địa phương tăng nhanh do tỉnh có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trái có thị trường tiêu thụ tốt, trong đó có xoài.
Vùng nguyên liệu xoài phục vụ cho xuất khẩu của tỉnh hiện nay rất dồi dào, sản lượng tăng cao, chất lượng nâng lên, được người tiêu dùng khắp thế giới chấp nhận. Đây là tiền đề quan trọng để An Giang đẩy mạnh xuất khẩu xoài trong thời gian tới" - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chia sẻ.
Nếu ở huyện Chợ Mới có xoài tượng da xanh, da vàng, da đỏ (xoài Ngọc Vân) thì ở TX. Tân Châu, An Phú có xoài cát Hòa Lộc, xoài Keo; vùng Tri Tôn, Tịnh Biên có xoài cát Chu, xoài thanh ca. Đây là 1 trong 46 giống xoài được trồng trên địa bàn cả nước, phục vụ cho xuất khẩu.
"Diện tích trồng xoài trên địa bàn tỉnh hơn 11.000ha, sản lượng đạt trên 100.000 tấn/năm, một con số rất lớn. Với diện tích và sản lượng như thế, nếu tiêu thụ trong nước thì tính hiệu quả rất kém, chỉ có con đường xuất khẩu thì đời sống nông dân mới được tăng lên, nông thôn mới có thể khởi sắc.
Vùng nguyên liệu phục vụ cho chương trình xuất khẩu xoài hiện nay rất dồi dào, vấn đề còn lại là phải có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu" - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn An Sơn Bảy Núi (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) Nguyễn Hữu Thắng đề xuất.
Chất lượng xoài tiếp tục được nâng lên
5 năm đưa cây xoài vào danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, đời sống những người trồng xoài khá lên, có hộ thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm, giải quyết nhiều lao động ở nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định.
Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã liên kết với các viện, trường tại khu vực ĐBSCL, như: Viện Cây ăn quả Miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang tổ chức tập huấn kỹ thuật, biện pháp canh tác, hướng dẫn nông dân trồng xoài xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGAP, phương pháp xử lý cho xoài ra hoa trái vụ; tổ chức cấp mã vùng trồng; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: phương pháp tưới phun, tưới nhỏ giọt...
Nhờ vậy chất lượng xoài do nông dân trong tỉnh trồng ngày càng nâng lên, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
"Hai trong nhiều yếu tố quyết định việc xuất khẩu xoài được nhiều hay ít là chất lượng và giá bán. Xoài xuất khẩu, đa phần doanh nghiệp chọn xoài loại 1, cân nặng từ 350-550gr/trái. Xoài đã có chất lượng mà giá bán cho doanh nghiệp cao thì cũng khó tiêu thụ. Hiện xoài Keo xuất khẩu, doanh nghiệp mua từ 28.000-40.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Với giá này, nhà vườn đã có lời, doanh nghiệp cũng có lãi" - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Long Bình (An Phú, An Giang) Huỳnh Thanh Minh chia sẻ.
Để chất lượng sản phẩm ngày một nâng lên, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã xét cấp 34 mã số (code) vùng trồng với diện tích 972ha. Diện tích này tập trung ở Tịnh Biên, TX. Tân Châu, Tri Tôn, An Phú, Chợ Mới, TP. Châu Đốc.
Ngoài ra, ngành đang tích cực phối hợp các doanh nghiệp như: Chánh Thu (Bến Tre), Cát Tường, Kim Nhung (Đồng Tháp), Hoàng Phát Fruit (TP. Hồ Chí Minh) đẩy mạnh xuất khẩu xoài vào một số thị trường "khó tính" như: Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc, Châu Âu...
Để kim ngạch xuất khẩu xoài của tỉnh ngày một tăng, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ vốn để nông dân gia tăng sản xuất. Bằng cách làm đó, trong một thời gian không xa, kim ngạch xuất khẩu xoài của tỉnh sẽ tăng lên đáng kể, đời sống nông dân sẽ nâng cao...
"Xoài bị rớt giá trong thời gian cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch bệnh, theo tôi việc này chỉ mang tính tức thời. Hiện nay, tại xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới), xoài tượng da xanh được các vựa mua vào từ 18.000-20.000 đồng/kg và tương lai giá này còn tăng nữa, nông dân yên tâm sản xuất, chúng tôi đang sát cánh cùng bà con..." - ông Nguyễn Sĩ Lâm khẳng định.
Minh Hiển
Xoài Úc to bự chín đỏ, mắt nhà vườn cũng đỏ vì ngóng người mua Hàng trăm héc-ta xoài Úc tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang độ chín đỏ nhưng không có thị trường tiêu thụ bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV đang hoành hành tại Trung Quốc khiến chính quyền phải đóng cửa khẩu. Đỏ mắt tìm thương lái Những ngày sau Tết Nguyên đán Canh Tý, người trồng xoài Cam Lâm rất...