Sơn La: Quỳnh Nhai mùa nước nổi
Trở lại Quỳnh Nhai lần này, chúng tôi được thỏa sức ngắm vùng lòng hồ vào mùa đẹp nhất trong năm – mùa nước nổi.
Những bãi bồi phù xa đều chìm trong lòng hồ, chỉ còn sông nước mênh mông trong xanh như ngọc bích, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Cùng với đó, cuộc sống của người dân nơi đây cũng sôi động, nhộn nhịp hơn bởi các hoạt động gắn với vùng sông nước.
Bến thuyền xã Mường Sại (Quỳnh Nhai) mùa nước nổi. Ảnh: PV
Chúng tôi bắt đầu hành trình trải nghiệm lòng hồ đầu từ cầu Pá Uôn. Mùa này, nước dâng ngập gần hết phần trụ cầu. Ở hai bên đầu cầu, nhiều đoàn khách du lịch dừng chân tại các sạp ven đường chọn mua sản phẩm cá đặc sản để mang về làm quà. Cùng đoàn du khách, chiếc thuyền của chúng tôi rời bến Pá Uôn ngược lên thượng nguồn. Hai bên lòng hồ, những ngấn nước in hằn dưới chân núi trơ chọi đá trước đây được che khuất bởi màu xanh của nước, những dãy núi sừng sững in bóng xuống mặt hồ lung linh, xa xa là những ngôi nhà sàn mái đỏ của đồng bào dân tộc Thái thấp thoáng dưới chân đồi… tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động, khiến ai cũng bị thu hút.
Vừa chụp lại những hình ảnh đẹp của vùng lòng hồ, ông Vì Văn Sáng, bản Áng, xã Chiềng Ban (Mai Sơn) kể: Năm 1986, tôi từ Mai Sơn lên xã Mường Chiên thăm người nhà. Ngày ấy, dòng sông Đà chưa có cầu, đến khu vực Pá Uôn phải đi thuyền qua sông, sau đó nghỉ trưa ở Pắc Ma (nay là Pá Ma Pha Khinh), tiếp tục đi 2 tiếng đồng hồ nữa mới đến huyện lỵ. Hôm nay, trở lại Quỳnh Nhai, nhiều thứ thay đổi, huyện mới khang trang; vùng hồ rộng lớn, kinh tế phát triển giúp bà con thoát nghèo.
Thuyền chúng tôi trải nghiệm, khám phá phần đảo nổi và ngắm cảnh vùng sông nước tại đảo trái tim. Ngoài ra, Vịnh Uy Phong, cột mốc đánh dấu huyện lỵ cũ, đảo Pu Dăn… cũng là những điểm trải nghiệm thú vị. Trò chuyện với chị Tạ Thị Huyền, du khách ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), chị cho biết: Qua hình ảnh, thông tin trên các trang mạng về vẻ đẹp của vùng lòng hồ Quỳnh Nhai, nhóm chúng tôi gồm 8 người đã đặt vé, chọn tour để tham quan, trải nghiệm. Nơi đây, thiên nhiên thật kỳ vĩ. Đặc biệt, những món đặc sản được chế biến từ cá sông Đà khiến tôi nhớ mãi.
Đảo trái tim (xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai) vào mùa nước nổi.
Video đang HOT
Trong hành trình trải nghiệm lòng hồ, chúng tôi bắt gặp nhiều lồng cá, vó bè của các ngư dân đặt dọc ven sông. Tại lồng cá của gia đình ông Lừ Văn Nguyên, bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, khi kéo lưới lên có nhiều loại cá khác nhau như trắm, chép, lăng rô phi… Tiếp đón chúng tôi bằng món cá đốt đặc trưng với vị thơm đậm, chấm vị cay mặn của chẩm chéo cùng chén rượu nồng khiến câu chuyện về mùa nước nổi ở vùng lòng lòng hồ thêm rộn ràng.
Ông Nguyên cho biết: Mùa nước nổi ở vùng lòng hồ Quỳnh Nhai kéo dài từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nước lên, không chỉ giúp việc giao thương hàng hóa, đi lại của bà con các bản vùng ven hồ thuận tiện hơn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá lồng. Mùa nước cạn, chúng tôi phải kéo lồng cá ra giữa sông, mùa nước nổi kéo lồng cá vào gần bờ. Đây cũng là thời điểm chúng tôi chuẩn bị cá giống để chuẩn bị vào vụ nuôi mới. Gia đình tôi hiện có 6 lồng cá, mỗi năm thu nhập từ 70 đến 90 triệu đồng.
Nhờ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, như lá sắn, lá chuối, cỏ voi và các loại cá nhỏ mà chất lượng cá rất ngon, được các thương lái đặt mua nhiều, cung không đủ cầu. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Được biết, khai thác tiềm năng mặt hồ, bà con thuộc các xã ven sông của huyện Quỳnh Nhai đã đầu tư nuôi cá lồng, với 46 HTX thủy sản, gần 7.000 lồng cá, giúp Quỳnh Nhai trở thành địa phương phát triển nghề nuôi cá lồng quy mô lớn nhất tỉnh, với thương hiệu cá Sông Đà nổi tiếng.
Ngoài ra, các sản phẩm từ cá sông Đà còn được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như: Cá tép dầu, cá ngão khô có giá 200.000 đồng/kg, cá mương khô từ 100.000-150.000 đồng/kg. Du khách đến với Quỳnh Nhai không chỉ được trải nghiệm du lịch lòng hồ mà còn có thể chọn mua các loại cá khô đặc sản mang về làm quà.
Kết thúc chuyến trải nghiệm thú vị trên vùng lòng hồ sông Đà, ai cũng giữ lại trong mình những cảm nhận, những cảm xúc khó quên về mùa nước nổi ở nơi được ví như “Vịnh Hạ Long của Tây Bắc”. Và cùng hẹn gặp lại để tiếp tục được trải nghiệm vẻ đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai trong ngày gần nhất.
Khám phá miền Tây mùa nước nổi
Mùa nước nổi (mùa lũ sông Cửu Long) là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong.
Với du lịch miền Tây và người dân vùng sông nước này, mùa nước lũ không phải là thiên tai mà là ưu đãi của thiên nhiên ban tặng với lượng phù sa màu mỡ cùng bao sản vật, cá tôm, cây trái.
Đến Châu Đốc hái bông súng mùa nước nổi là một trải nghiệm thú vị.
ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN
Điểm đến ấn tượng mùa nước nổi là An Giang. Nằm ở vùng đầu nguồn, giáp với biên giới Campuchia, tỉnh An Giang có núi non kỳ vĩ, vừa có ao hồ mênh mông. Những yếu tố này hội tụ khiến tỉnh An Giang có nhiều điểm đến hấp dẫn, thú vị nhất là trong mùa nước nổi. Hình ảnh mà khách du lịch An Giang có thể thấy được còn lại chỉ là những ngôi nhà lấp lửng trong màn nước bạc, chỉ còn lại hàng cây thốt nốt và rừng tràm xanh thẳm yên bình, chỉ còn lại cánh bèo trôi dạt khắp nơi như mảnh đời người dân miền sông nước lắm cơ cực.
Không chỉ có cảnh đẹp hoang sơ hữu tình, mùa nước nổi ở An Giang còn thu hút du khách bởi nhịp mưu sinh sôi động. Mùa nước cũng là mùa đánh bắt cá của cư dân vùng đầu nguồn. Những người không sinh ra, lớn lên ở đây vô cùng tò mò, thích thú mùa nước nổi. Chính vì vậy, nhiều nhóm phượt đã trải nghiệm giăng câu, thả lưới, được hòa mình vào nhịp sống đời thường đầy vất vả nhưng rất đỗi bình yên ở thôn quê miền Tây.
Du lịch miền Tây mùa nước nổi, nhất định không thể bỏ qua rừng tràm Trà Sư. Nơi đây được bao phủ bởi một màu xanh ngăn ngắt với những hàng cây tràm thẳng tắp, dưới nước là lớp bèo cám xanh nõn bình yên, dịu dàng quá đỗi. Ở rừng tràm Trà Sư, bạn sẽ được trải nghiệm di chuyển trên chiếc ghe nhỏ, rẽ sóng đạp nước di chuyển một cách nhẹ nhàng giữa những hàng cây tràm tĩnh lặng, ngắm những bông điên điển rực rỡ sắc vàng hay thích thú chiêm ngưỡng cảnh tượng từng đàn chim đậu trắng cả ngọn cây...
Ấn tượng không kém là biệt thự của công tử Bạc Liêu xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Đây là căn nhà to đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Dù đã trăm năm trôi qua, ngôi nhà vẫn giữ được vẻ đẹp sang trọng vốn có và sự xa hoa bậc nhất của Trần gia.
Trong khi đó, chùa Dơi (hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup, ở Sóc Trăng), một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng lại mang vẻ kỳ bí với những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa.
Đất mũi Cà Mau lại quá thiêng liêng. Đến nơi cuối trời cực Nam của Tổ quốc trên đất liền, bạn không chỉ được tận tay chạm vào cột mốc tọa độ quốc gia và chiêm ngưỡng biểu tượng của Mũi Cà Mau mà còn được khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, đa dạng. Đây cũng là địa điểm duy nhất trên cả nước có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông và lặn ở bờ biển Tây.
Là 1 trong 3 chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) là một điểm đến nổi tiếng nhất và cũng hấp dẫn bậc nhất của miền Tây mùa nước nổi. Với hàng trăm ghe thuyền buôn bán ngày đêm xuôi ngược, Cái Răng là địa danh mang đến cho du khách cơ hội tìm hiểu, khám phá nét văn hóa du lịch sông nước miền Tây của người dân Cần Thơ trên dòng sông Hậu hiền hòa.
Đặc biệt, có nhiều du khách đi du lịch miền Tây mùa nước nổi chỉ để thăm viếng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam linh thiêng, huyền bí tại Châu Đốc (An Giang). Sự linh thiêng, màu nhiệm cùng kiến trúc, cảnh quan rộng, đẹp đã khiến hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc ở miếu Bà Chúa Xứ mỗi năm.
ẨM THỰC ĐA SẮC
Nói đến đặc sản mùa nước nổi không thể không nhắc đến cá linh. Cá linh - món quà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người dân miền Tây và chỉ có khi "con nước" về. Cá linh đầu mùa, chỉ bé bằng đầu đũa, thịt cá ngon, ngọt, xương mềm, béo ngậy, nước càng dâng cao, cá linh về càng nhiều.
Cá linh sau khi bắt, người dân địa phương có thể chế biến thành nhiều món ăn, như: kho, chiên, nướng, nấu canh chua... tuy dân dã nhưng đậm đà hương vị của sông nước miền Tây. Cá linh non dùng để kho lạt, kho xả, nấu canh chua vì xương mềm có thể ăn cả xương. Khi con cá linh lớn một chút sẽ được rửa sạch, làm món nướng mọi, kho mía hoặc tẩm bột chiên giòn... ăn kèm rau sống chấm mắm tỏi thì ngon tuyệt. Ngoài ra, cá linh còn được ủ làm nước mắm hoặc con mắm... càng ủ lâu càng ngon.
Một trong những món ăn gần như không thể thiếu khi kết hợp với cá linh đó là bông điên điển. Đây là sản vật số một mùa nước nổi, khi kết hợp những món ăn chế biến từ cá linh, như: canh chua cá linh, lẩu mắm cá linh... sẽ tạo thành món ăn bình dị, đặc sản nổi tiếng. Để có một nồi lẩu cá linh nấu chua ngon đúng điệu, phải chọn loại cá linh thật tươi, làm sạch và để ráo nước.
Kèm theo đó là nhiều nguyên liệu khác, như: nước dừa tươi, bông súng, giá, me non, ớt... Cá linh non còn nhỏ nên chín rất nhanh, chỉ cần bỏ vào nồi lẩu nhanh thôi là đã có thể thưởng thức, điên điển gặp nước nóng sẽ mềm. Vị ngọt từ thịt cá linh hòa quyện với vị chan chát của bông điên điển, tạo nên món ăn đậm đà hương vị vùng sông nước, chinh phục thực khách từ màu sắc, hương thơm, vị ngọt thanh của nước dùng. Thực khách có thể ăn kèm với bún hoặc cơm trắng đều được. Ngoài ra, bông điên điển còn được dùng làm gỏi với tép đồng, làm dưa chua hoặc ăn sống...
Món bánh xèo bông điên điển thì ngon, lạ vô cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa, thịt ba rọi, tép, bông điên điển thanh mát kết hợp cùng đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều giòn giòn.
Cá lăng kho khóm cũng là một trong những đặc sản không nên bỏ lỡ ở miền Tây vào mùa nước nổi. Vị béo, ngọt, thơm ngon của cá quyện vị chua chua của khóm và thơm lừng của cơm trắng đánh thức mọi giác quan.
Bông súng cũng được dùng làm thức ăn khá phổ biến ở miền Tây mùa nước lũ. Trong đó, bông súng mắm kho thơm ngon, mê hoặc mọi thực khách khó tính nhất với vị cay của ớt, của sả, vị béo ngọt của tép, giòn của bông súng dân dã mà khó quên.
Tăng lợi thế cạnh tranh cho du lịch Sơn La Nằm giữa đại ngàn Tây Bắc, bên dòng sông Đà, sông Mã thơ mộng, Sơn La không chỉ có tài nguyên thiên nhiên, địa chất, địa mạo phong phú mà còn là vùng đất đa dạng văn hóa với nhiều sắc tộc làm nên bản sắc riêng. Đó chính là lợi thế cạnh tranh để du lịch Sơn La bứt lên trong thời...