Sơn La quyết tâm xuất khẩu 5.000 tấn nhãn tươi sang Úc, Nhật Bản
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: 5 tháng cuối năm 2018, tỉnh Sơn La dự kiến xuất khẩu khoảng 29.000 tấn nông sản, trong đó phấn đấu xuất khẩu nhãn sang thị trường các nước: Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đạt khoảng 5.000 tấn quả tươi.
Với diện tích gần 8000 ha nhãn, Sơn La trở thành vựa nhãn lớn nhất Miền Bắc. Song song với đẩy mạnh vận động, hỗ trợ người dân trồng, ghép mắt cải tạo vườn nhãn; thời gian qua, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhãn, trong đó xuất khẩu được xác định là khâu đột phá.
Sơn La là vựa nhãn của Miền Bắc. Ảnh: V.C
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho hay: Sản lượng nhãn cả nước năm nay tăng cao so với năm 2017 nên áp lực cạnh tranh trong khâu tiêu thụ là rất lớn. Tuy nhiên, nhãn Sơn La có lợi thế cạnh tranh về trái vụ, quả đẹp, cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt đậm. Nếu làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, chắc chắn nhãn Sơn La sẽ tiêu thụ tốt.
Cây nhãn là một trông những cây trồng chủ lực ở Sơn La. Ảnh: V.C
Với sản lượng nhãn năm 2018 ước đạt hơn 60.000 tấn, tỉnh Sơn La quan tâm tiêu thụ ở cả 3 thị trường: trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài; trong đó xuất khẩu được tỉnh xác định là khâu đột phá. Lãnh đạo tỉnh Sơn La đã làm việc với các Công ty, Tập đoàn lớn trong nước có thế mạnh về xuất khẩu, phấn đấu xuất khẩu khoảng 5.000 tấn quả nhãn tươi và khoảng 200 tấn quả nhãn sấy sang các nước: Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… – ông Khánh nhấn mạnh.
Năm nay, Sơn La được mùa nhãn, sản lượng nhãn toàn tỉnh ước đạt hơn 60.000 tấn. Ảnh: V.C
Video đang HOT
Để giúp bà con nông dân tiêu thụ nhãn, tỉnh Sơn La đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm như: Tổ chức tuần lễ nhãn và nông sản an toàn năm 2018, nhân dịp khai trương Trung tâm thương mại VinCom tại thành phố Sơn La và tại các siêu thị lớn ở Hà Nội.
Về Sơn La những ngày này, đi đến đâu cũng bắt gặp cảnh tất bật thu hoạch nhãn của bà con nông dân. Không khí mua bán nhãn khắp nơi sôi động, tấp nập… Ảnh: V.C
Theo Danviet
Ồ ạt đổ bộ, nhãn Sông Mã chính thức "đánh chiếm" thị trường Thủ đô
Sáng ngày 3.8, "Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018" đã chính thức được khai mạc tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp số 489 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội, kéo dài từ 3.8 đến 9.8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La 2018.
Cây nhãn đã bén rễ với đồng đất Sơn La từ 10 năm nay và nhanh chóng trở thành một trong những nông sản chủ lực của địa phương. Nhất là từ khi được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, nhãn Sông Mã đã thực sự tạo được thế mạnh và vị trí riêng trong "bản đồ" nông sản sạch Việt Nam.
Với mục đích đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, xúc tiến tiêu thụ, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp tạo "sân chơi" riêng cho nhãn và các sản phẩm đặc sản khác của Sơn La. Đây không chỉ là cơ hội để các đơn vị sản xuất, các HTX kết nối tiêu thụ mà còn là dịp để người dân Thủ đô có cơ hội trải nghiệm, dùng thử những loại đặc sản này.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (thứ 2 từ phải sang) tham quan các gian hàng nông sản tại Hội chợ.
Đến từ rất sớm và đã thử kha khá nhãn ở các HTX khác nhau, ông Nguyễn Đình Thìn ở Yên Hòa (Cầu Giấy - Hà Nội) quyết định mua 5kg nhãn của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Toàn Thắng, ông đánh giá: "Nhãn này cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt sắc và đặc biệt là quả to nên ăn rất đã".
Ông Dương Tự Thanh, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Toàn Thắng cho hay: "Hiện HTX chúng tôi có 35ha nhãn VietGAP với 18 thành viên, mùa vụ năm nay chúng tôi dự kiến thu về 300 - 350 tấn. Giá hiện tại là 35.000 đồng/kg nhưng thời gian tới khi giá chín rộ thì dự kiến sẽ chỉ còn 15.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ chính là Sơn La, Hà Nội, TP. HCM, chúng tôi cũng đang đàm phán để hợp tác với Công ty Cánh Đồng Vàng nhằm mở rộng thị trường sang nước ngoài".
Nhãn Sông Mã được trồng theo quy trình VietGAP nên tuyệt đối an toàn, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng Thủ đô.
Với kinh nghiệp trồng nhãn từ năm 2008, hiện gia đình anh Nguyễn Văn Hải, thành viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nhãn chín muộn sở hữu 25ha nhãn. Toàn bộ diện tích này được anh Hải triển khai theo quy trình VietGAP, mỗi vụ anh Hải thu khoảng 200 tấn. Chỉ tính riêng thu nhập từ nhãn, mỗi năm anh Hải thu lãi 500 triệu đồng.
"Giống nhãn chín muộn chỉ chín sau nhãn chính vụ 15 ngày nhưng ưu điểm là có thể lưu trên cây 1 tháng nữa nên hiệu quả kinh tế vượt trội hơn hẳn so với nhãn chính vụ. Bên cạnh đó, do trồng theo quy trình VietGAP nên sản phẩm của HTX chúng tôi luôn đảm bảo đầu ra tốt, không lo vấn đề tiêu thụ" - anh Hải cho biết.
Sau khi thử nhãn, ông Nguyễn Đình Thìn quyết định mua 5kg về cho cả nhà thưởng thức.
Dù mang lại nhiều ưu điểm nhưng không phải hộ dân nào ở Mai Sơn cũng kiên trì theo đuổi VietGAP, ông Nguyễn Văn Phòng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Dịch vụ Nhãn chín muộn cho hay: "Trước đây HTX chúng tôi có 25 hộ thành viên nhưng hiện chỉ có 12 hộ kiên trì theo quy trình VietGAP. Các hộ khác đều không mặn mà bởi việc tuân thủ quy trình nghiêm ngặt khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội tiêu thụ hoặc giá bán không cao hơn, trong khi chi phí đầu tư, công chăm sóc lại nhiều hơn".
Ngoài nhãn, các HTX còn mang đến Lễ hội nhiều nông sản chủ lực khác như: bơ, chuối, xoài, chanh...
Cũng theo ông Phòng, VietGAP không mang lại giá trị trước mắt, không thể chỉ đánh đổi bằng một vài mùa vụ mà phải kiên trì theo đường dài. "Nếu xác định theo cây nhãn lâu dài thì phải làm VietGAP, có như vậy sản phẩm của mình mới có cơ hội vươn xa hơn" - ông Phòng lý giải.
Ưu điểm của nhãn Sông Mã là vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt sắc.
Ông Vi Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cam kết: "Chúng tôi luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản. Chúng tôi mang tới Tuần lễ này không chỉ nhãn mà còn rất nhiều nông sản là thế mạnh của tỉnh, qua đó phần nào khẳng định những thế mạnh mà Sơn La đang có, giúp người tiêu dùng định vị được các thương hiệu nổi tiếng ở địa phương".
Lễ hội nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La sẽ kéo dài từ 3.8-9.8 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp 489 Hoàng Quốc Việt.
Tham dự và phát biểu tại buổi khai mạc, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh: "Theo hướng dẫn của các ngành chức năng, Sơn La đã được cấp 6 mã số vùng trồng nhãn xuất khẩu. Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn với việc tuân thủ sản xuất theo quy trình nhất định, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm".
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng khẳng định, sự kiện đang góp phần tích cực quảng bá, giới thiệu nông sản Sơn La nói chung, cũng như tôn vinh nông dân sản xuất cây ăn quả nói riêng.
Hiện tổng diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh Sơn La là 12.257ha (tăng 539ha so với năm 2017), tập trung chính ở: Sông Mã, Yên Châu, Mai Sơn, Mộc Châu... sản lượng ước đạt 62.000 tấn (tăng 23.000 tấn so với năm 2017). Sơn La hiện đang duy trì 15 chuỗi sản xuất nhãn an toàn với sản lượng trên 15.000 tấn.
Theo Danviet
Nghìn người đội nắng về dự ngày hội nhãn Sông Mã Sáng nay 1.8, huyện Sông Mã (Sơn La) đã tổ chức "Ngày Hội nhãn Sông Mã" năm 2017. Măc du thơi tiêt hôm nay năng nong, song ngay hôi vân thu hut rât nhiêu ngươi tham gia, bơi đây là năm đầu tiên huyện Sông Mã tổ chức ngày hội nhằm quảng bá thương hiệu nhãn Sông Mã đến với đông đao ngươi...