Sơn La: Nhiều nhà dân trên lòng hồ sông Đà “không lối thoát”
Nhiều nhà dân sinh sống trên lòng hồ sông Đà, thuộc tỉnh Sơn La bị ngập lụt nghiêm trọng, “không lối thoát” ngay cả khi thủy điện Sơn La dừng tất cả các tổ máy phát điện, không xả nước về hạ du.
Đến 12h trưa nay (11.10), nước sông tiếp tục dâng cao, nhiều nhà dân sinh sống ở bản Heo, bản Luồn ven lòng hồ sông Đà thuộc xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn (Sơn La) vẫn ngập lụt nghiêm trọng.
Ông Hà Văn Pong là một trong những hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng, cho biết: “Nếu mưa lớn cứ tiếp tục thế này thì chắc chúng tôi không có nhà để ở nữa. Cuộc sống của người dân đang bị đảo lộn vì mưa lũ”.
Mưa lớn nước sông dâng cao, ngập đến cột nhà của người dân vùng ven sông Đà.
Điểm Trường mầm non Heo – Luồn nằm ven dòng Sông cũng bị ngập lụt nghiêm trọng, nước sông dâng tràn vào lớp học, học sinh phải nghỉ học ở nhà mấy ngày nay. Mọi hoạt động sinh hoạt của người dân sinh sống trên lòng hồ sông Đà bị xáo trộn hoàn toàn.
Video đang HOT
Mưa lớn kéo dài, điểm Trường mầm non Heo – Luồn bị ngập .
Nằm bên bờ kia sông Đà, đối diện với Bản Heo, có 8 nhà của người dân ở bản Vàn, xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất”. Tất cả đồ đạc của các gia đình phải vận chuyển đi nhờ nhà anh em họ hàng và chất đống trên sân Trạm y tế xã chờ nước rút.
Người dân huy động nhiều thuyền tập kết, để chở đồ đạc và tài sản đến nơi an toàn.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, anh Mùi Văn Điều, bản Vàn cho biết: “Tôi sinh sống ở ven sông này từ nhỏ tới nay chưa thấy trận mưa lớn nào kéo dài làm nước sông dâng cao như vậy. Đến gần 13h trưa nay, nước sông vẫn tiếp tục dâng. Các hộ gia đình sinh sống trong vùng ảnh hưởng dọn dẹp và chuyển đồ đạc lên địa điểm cao hơn để bảo đảm tài sản.
Trước đó, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai lệnh cho giám đốc công ty thủy điện Sơn La thực hiện quy định tại quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Cụ thể, thủy điện Sơn La phải dừng tất cả các tổ máy phát điện, không xả nước về hạ du. Thủy điện Sơn La cũng phải tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo và các cơ quan liên quan để có các quyết định điều hành phù hợp với thực tế.
Theo Danviet
Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ, người dân khẩn trương ứng phó
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình thực hiện mở 1 cửa xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình vào 7h ngày 11.10.
Hình ảnh xả lũ tại đập thủy điện Hòa Bình vào tháng 7.2017. Ảnh: Zing
Công điện nêu rõ: Hiện nay, hồ Hòa Bình đã vượt mực nước dâng bình thường và tiếp tục gia tăng. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã phát bản tin số 32/TL - DBTƯ ngày 10.10 về tin lũ trên sông Đà.
Thực hiện quy định tại Điều 6 và Khoản 2 Điều 20 Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 17.9.2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình thực hiện mở 1 cửa xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình vào 7h sáng 11.10.
Cùng ngày, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai cũng phát đi Thông báo số 429/TWPCTT-VP yêu cầu các tỉnh, TP: Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội, khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó khi hồ chứa thủy điện Hòa Bình xả lũ.
Cụ thể, các địa phương nêu trên tổ chức thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ các hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.
Rà soát phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông để sẵn sàng triển khai ứng phó.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng thời lượng và tần suất đưa tin trên các phương tiện, nhất là hệ thống phát thanh tại các phường, xã về việc xả lũ các hồ chứa; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ cho người dân và các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về xả lũ hồ chứa, công tác điều hành của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các bộ, ngành để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.
Theo Bích Hà (Lao động)
40 tấn cá bị chết do xả lũ: Kiến nghị thủy điện Hòa Bình hỗ trợ Nhiều hộ nuôi cá lồng dọc sông Đà thuộc địa phận xã Hợp Thành, huyện Kì Sơn, tỉnh Hòa Bình bên bờ vực phá sản. Cá chết trắng lồng, bán rẻ như bèo, chẳng ai mua. Theo thống kê về tình hình thiệt hại do thủy điện Hòa Bình xả lũ của UBND xã Hợp Thành, đến sáng ngày 23.7, các hộ nuôi...