Sơn La: Một nông dân thu gần 5 tỷ đồng chỉ riêng xuất bán 1 lứa lợn
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại ở phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La ( tỉnh Sơn La) cho biết, anh vừa xuất bán 1 lứa lợn với giá 97.000 đồng/kg.
Tổng trọng lượng lợn hơi anh bán đợt này lên tới 50 tấn. Tính ra anh Bắc có doanh thu 4,85 tỷ đồng.
Anh Bắc cho biết, hiện chi phí đầu tư lợn giống đã tăng lên khoảng 3 triệu đồng/con, thức ăn chăn nuôi 2,7 triệu đồng. Tiền điện, nước, thuốc thú y, vaccine khoảng 200.000 đồng; nhân công 200.000 đồng; chi phí thuê chuồng trại 200.000 đồng, rủi ro 5%… Tính ra giá thành chăn nuôi 1 con lợn nặng 100kg hiện nay vào khoảng 6,3 – 6,5 triệu đồng.
Với những trang trại chủ động được đàn cụ kị, bố mẹ như của anh Bắc, chi phí sản xuất lợn giống thường giảm khoảng 1 nửa so với các hộ phải mua con giống.
Hiện nay, anh Nguyễn Công Bắc đang có 3 khu trại lớn với tổng diện tích 7ha, nuôi 1.400 lợn nái và 6.000 con lợn thịt mỗi lứa. Trong đó, 1 trang trại ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn) được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2017 với hệ thống chăn nuôi khép kín. Anh Bắc đã mạnh dạn đầu tư lợn cụ kị thuần chủng Yorkshire, Landrace nhập từ Pháp về, với công nghệ ăn cám tự động của Tây Ban Nha.
Anh Bắc không may bị mất một chân do tai nạn lao động, song bằng ý chí, nghị lực vươn lên, vượt qua bao khó khăn, anh đang có trang trại lợn lên tới hơn 6.000 con.
Anh Bắc cho biết đang có kế hoạch tăng thêm 200 con lợn nái và nhập thêm 100 con heo cụ kị về để chủ động sản xuất đàn giống bố mẹ, tăng quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên, việc nhập khẩu lợn bố mẹ đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Dự đoán xu hướng giá heo hơi thời gian tới, anh Bắc cho biết giá sẽ còn duy trì ở mức cao. Nguyên nhân do nguồn heo thịt trong dân khan hiếm, công tác tái đàn gặp nhiều khó khăn do giá heo giống tăng cao. Thực tế là giá lợn giống lên tới 3-3,5 triệu đồng/con tuỳ nơi. Giá thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng đắt đỏ khiến giá thành sản xuất của các hộ chăn nuôi, trang trại tăng lên.Nông dân rất ham muốn tái đàn, nhưng bà con vừa lo dịch bệnh tái bùng phát, vừa lo tái đàn xong thì giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg theo chỉ đạo của Chính phủ.
“Thực tế là “bão giá” năm 2017-2018, tôi đã bị lỗ mất 20 tỷ đồng vì chăn nuôi lợn”, anh Bắc nói.
Anh nông dân làm giàu từ nghề... nuôi ruồi lính đen
Sau nhiều lần thất bại, anh Phan Xuân Hải (ở Hà Tĩnh) đã mạnh dạn nuôi ruồi lính đen để làm nguồn thức ăn chăn nuôi. Đến nay mô hình này đã đem lại hiệu quả rất lớn bởi chi phí gần như '0 đồng'.
Video đang HOT
Nguồn thức ăn chăn nuôi vô tận
Sau nhiều lần thất bại đến trắng tay, khiến gia đình lâm cảnh nợ nần chồng chất, ông Phan Xuân Hải (SN 1964), trú tại thôn Bắc Thành, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn nuôi ruồi đen (hay còn gọi là ruồi lính đen) để tạo nguồn thức ăn cho vật nuôi. Đến nay mô hình này đã đem lại hiệu quả rất lớn bởi chi phí gần như "0 đồng".
Bình quân mỗi ngày ông Hải thu được từ 500 đến 700 gam trứng ruồi, ngày nhiều thì trên 1kg.
Trao đổi với PV, ông Hải cho biết: "Do thất bại trong chăn nuôi, mà nguyên nhân chính là dịch bệnh, rớt giá, cũng như chi phí thức ăn quá tốn kém khiến gia đình lâm cảnh điêu đứng. Tuy nhiên, từ ngày chuyển sang nuôi ruồi đen, đến nay, mô hình nuôi ruồi lính đen gần như đã giải quyết dứt điểm nỗi lo lắng, sợ hãi vì kinh tế eo hẹp, khó khăn, nợ nần từng đeo bám tôi trong những năm qua".
Từ những ngăn chuồng lợn bỏ trống do hậu quả từ dịch lợn tả châu Phi năm 2019, khiến 2.720 con lợn bị chết, thiệt hại trên 20 tỷ đồng, ông Hải đã vận dụng làm chỗ nuôi ấu trùng từ ruồi lính đen. Hiện nay, tại trang trại này luôn luôn có sẵn khoảng 50 tấn thức ăn từ ấu trùng để phục vụ vật nuôi như gà, vịt, ngan, cá, lợn...
Để chứng minh đây là nguồn thức ăn ưa thích, bổ dưỡng cho các loại vật nuôi, ông Hải lấy ấu trùng từ ruồi lính đen đổ vào máng. Ngay tức thì gà, vịt, ngan, lợn đổ xô vào, tranh nhau ăn ngon lành.
Theo ông Hải, ấu trùng từ ruồi lính đen không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng kháng thể, khả năng chống bệnh rất tốt. Từ khi dùng loại thức ăn này, 3.000 con gà, vịt, ngan không phải tiêm phòng, không hề bị chết hay còi cọc mà phát triển rất nhanh.
Những con lợn còn sót lại sau dịch tả lợn châu Phi nay đã béo tốt, khỏe mạnh nhờ nguồn thức ăn từ... ruồi đen
Chỉ tay vào 12 con lợn còn sót lại sau đợt dịch tả châu Phi, ông Hải cho biết: "Lợn chết hàng loạt, gia đình điêu đứng nên chẳng còn tâm trí nào mà rau cám. Sẵn ấu trùng từ ruồi lính đen nên cho ăn, không ngờ nó khỏe mạnh trở lại và hồi phục rất nhanh. Trong số 10 con lợn nái để làm giống, nay có con đã cân nặng lên đến 1,4 tạ".
Cũng theo ông Hải, nếu nuôi riêng bằng thức ăn sạch như bã đậu, ấu trùng ruồi lính đen có thể dùng làm thức ăn cho người vì rất giàu chất đạm và can xi, phù hợp cho những trẻ em còi cọc, chậm lớn.
Hiện tại, bình quân mỗi ngày trang trại của ông Phan Xuân Hải cho ấp khoảng 500 gam trứng ruồi. Sau 2 tuần cho khoảng gần 2 tấn thức ăn chăn nuôi, có thể đáp ứng cho 1000 con lợn thịt.
"Trước đây, thời kỳ cao điểm, mỗi ngày trại lợn của tôi tiêu thụ khoảng 5 tấn thức ăn, tương đương 60 triệu đồng. Chỉ cần xuất muộn 2 ngày là mất cả trăm triệu tiền cám. Còn bây giờ, tôi không còn bận tâm bởi tác động của thị trường, bởi đã giải quyết được khâu thức ăn, giảm tối đa chi phí đầu tư", ông Hải khẳng định.
Công việc nhàn hạ, chi phí thấp
Ông Hải cho biết, ruồi lính đen có vòng đời từ 45 đến 50 ngày tuổi. Quá trình sinh trưởng qua 4 chu kỳ: Trứng - Ấu trúng - Kén - Ruồi, sau khi đẻ trứng thì chết. Nuôi ruồi lính đen là một công việc rất nhà hạ, chi phí thấp, thức ăn rất dễ kiếm và rẻ, thậm chí là "0 đồng".
Ấu trùng ruồi lính đen sau khi nở được 1 ngày tuổi
Cũng theo ông Hải, trứng ruồi được ấp bằng cách cho khoảng 100 gam trứng lên tấm lưới Inox rồi bỏ vào chiếc khay đựng bã đậu nành, cám công nghiệp, cám gạo có độ ẩm khoảng 80%, mục đích là không để trứng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn gây hỏng trứng.
Sau 2 - 3 ngày thì trứng sẽ nở hết, ấu trùng sẽ tự chui xuống ăn bã đậu hoặc cám có sẵn trong khay. Nở xong 2 ngày thì đưa ra chuồng nuôi. Chuồng nuôi ấu trùng rất đơn giản, có thể dùng nền gạch, nền xi măng, hoặc lót bạt, không phải xây dựng cầu kỳ hay đầu tư tốn kém.
Nuôi ấu trùng 10 ngày tiếp theo thì có thể dùng làm thức ăn cho gà, vịt, ngan, cá, chim, lợn. Cứ 100 gam trứng ruồi lính đen có thể cho 3 đến 5 tạ ấu trùng.
"Thức ăn cho ấu trùng là các phụ phẩm, phế thải từ sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả hỏng, bã đậu nành, bã bia, bã sắn, các loại xác chết động vật, các loại phân gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, ấu trùng ruồi lính đen được xem là chuyên gia dọn dẹp vệ sinh, không gây hại cho người, súc vật", ông Hải cho biết.
Sau khi ấu trùng trưởng thành, khoảng 15 ngày sau sẽ chuyển sang màu đen rồi hóa kén. Khoảng 1 tuần sau thì nở thành ruồi. Giai đoạn này ruồi không ăn bất kỳ thứ gì, chỉ uống nước từ vòi phun sương và đẻ trứng rồi chết.
Chia sẻ với PV, ông Hải cho biết: "Mỗi ngày gia đình tôi thu được từ 500 đến 700 gam trứng ruồi, ngày nhiều thì trên 1kg. Giá hiện tại trên thị trường 100 gam trứng ruồi lính đen được bán 2 triệu đồng".
Cũng theo ông Hải, do còn nợ nần nhiều nên gia đình ông không được vay thêm tiền để tái đàn. Số ấu trùng già, dùng không hết, vợ chồng đem trộn với cám, xay ép viên phơi khô đóng bì để dành làm thức ăn cho chính nó.
"Một vòng tròn khép kín, không bỏ phí bất kỳ thứ gì. Ấu trùng dùng cho lợn, gà ăn và ngược lại, phân lợn, gà dùng để nuôi ấu trùng. Thậm chí đem ấu trùng già, ruồi chết, vỏ kén... trộn với cám, xay ép viên phơi khô đóng bì để dành làm thức ăn cho chính nó. Không có cái lợi nào hơn", ông Hải khẳng định.
Kết hợp nuôi gà để lấy phân làm thức ăn cho ấu trùng
Nói về dự định sắp tới, ông Hải cho biết: "Sẽ duy trì 10 con lợn nái với hy vọng trong thời gian tới sẽ vực dậy trang trại mà ông đã dày công xây dựng. Đồng thời tiến hành thu gom các loại rau, củ, quả hỏng từ các chợ tỉnh, chợ huyện để làm thức ăn cho ấu trùng, giảm tối đa chi phí đầu tư có thể".
"Mong muốn của tôi là chia sẻ cách làm cho mọi người để hướng đến một môi trường chăn nuôi sạch, không chất bảo quản hay tăng trọng. Hiện tại, có một số người đã đến học tập mô hình để tự tạo nguồn thức ăn cho trang trại của mình", ông Hải vui vẻ nói.
Ít ai có thể ngờ rằng, mô hình nuôi ruồi lính đen lại có tác dụng lớn, giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thức ăn vô cùng phong phú, bổ dưỡng, có khả năng kháng thể cho các loài vật nuôi. Đây là một mô hình mới mẻ, một công việc nhàn hạ mà bất cứ trang trại chăn nuôi nào cũng cần áp dụng.
Trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Xuyên cho biết, đây là một trong những mô hình làm kinh tế có hiệu quả, tới đây sẽ sản xuất những sản phẩm sạch, khép kín, vừa đảm bảo chất lượng, vừa gắn với bảo vệ môi trường.
Giá heo hơi hôm nay 23/5: "Ông lớn" mạnh tay tăng 5.000 đồng/kg lợn hơi, phá vỡ cam kết Thông tin từ các thương lái, giá heo hơi hôm nay 23/5 tại miền Nam phổ biến từ 93.000 - 97.000 đồng/kg; tại miền Bắc khoảng 95.000-97.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng/kg so với tháng trước. Đáng chú ý, sau gần 2 tháng cam kết bán giá 70.000 đồng/kg, hôm nay "ông lớn" C.P Việt Nam đã mạnh tay tăng giá lợn hơi thêm...