Sơn La: Mai Sơn đang dồn sức nâng cao thu nhập cho người dân
Tính hết đến hết ngày (30/7), trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đạt 239 tiêu chí, bình quân đạt 11,38 tiêu chí/xã và duy trì các xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới. Huyện đang dồn lực nâng cao mức thu nhập cho người dân và hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới (NTM) như kế hoạch đã đề ra.
Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên là 142.670 ha, có 6,4km đường biên giới giáp huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; dân số có trên 160 nghìn người, với 6 dân tộc chủ yếu (kinh, Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, Xinh Mun) cùng sinh sống. Huyện có 22 xã, thị trấn ( có 3 xã vùng I, 11 xã vùng II và 8 xã vùng III), trong đó có 1 xã biên giới là xã Phiêng Pằn, có 458 bản, tiểu khu.
Đường giao thông nông thôn được huyện Mai Sơn, tinh Sơn La chú trọng đầu tư xây dựng.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở cùng với sự ủng hộ cao của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Đồng thời có sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở ban ngành của tỉnh, chương trình xây dựng Nông thôn mới của huyện được triển khai khá toàn diện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Nhà văn hóa nhiều bản khó khăn trên địa bàn huyện được xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho người dân hội họp và vui chơi giải trí.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Đắc Thắng – Phó Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Diện mạo của nông thôn mới trên địa bàn huyện có những chuyển biến rõ rệt, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư đồng bộ, có hiệu quả cao. Đời sống sinh hoạt của nhân dân được quan tâm và chú trọng, nhiều mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế và tăng cao nguồn thu nhập cho người dân.
Công tác tuyên truyền lan tỏa trong nhân dân. Điển hình là phong trào “Ngày về cơ sở xây dựng nông thôn mới” theo kế hoạch của Ban thường vụ huyện ủy được thực hiện đều đặn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ ở cơ sở. Qua đó, khơi dậy và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị hướng về cơ sở tham gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao nhất.
Từ khi xây dựng nông thôn mới, nhiều bản ở xã vùng cao thuộc huyện Mai Sơn đã có nước sạch để dùng.
Video đang HOT
Dù trong quá trình xâydựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ huyện Mai Sơn đã đưa ra nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ từng nút thắt. Với quyết tâm tạo sự chuyển biến trong tam nông, huyện xác định và coi xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. BCĐ xây dựng NTM từ huyện đến các xã; Ban phát triển các thôn, bản đươc thành lập. Thành viên BCĐ cấp huyện được phân công, phân nhiệm rõ ràng, phụ trách giúp các xã xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí.
Đường liên xã, liên bản đươc mở rộng và bê tông hóa tạo điều kiện cho người dân đi lại và phát triển kinh tế.
Theo ông Trần Đắc Thắng – Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn: Thời gian qua, thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện tính đến hết 30/7 bình quân đạt 11,38 tiêu chí/xã, trong đó: Duy trì 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới xã Chiềng Ban (2015), xã Mường Chanh (2017), xã Hát Lót, xã Cò Nòi (năm 2018); 2 xã đạt 16 tiêu chí (Cò Nòi, Chiềng Sung); 5 xã đạt từ 10 – 13 tiêu chí; 10 xã đạt từ 6 – 9 tiêu chí.
Mức thu nhập bình quân đầu người ở các xã cán đích nông thôn mới đạt gần 30 triệu đồng/người/năm. Huyện Mai Sơn phấn đấu xây dựng 2 xã Chiềng Sung, Cò Nòi cán đích NTM trong thời gian tới. Đồng thời triển khai các mô hình có giá trị kinh tế cao,tạo điều kiện cho người dân tăng cao nguồn thu nhập bảo đảm công tác an sinh – xã hội.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được đông đảo bà con dân tộc trên địa bàn huyên đồng thuận và ủng hộ. Có hàng nghìn hộ dân hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa…
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mai Sơn đã hiểu được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, từ đó tích cực tham gia. Bà con các dân tộc địa phương đều đồng thuận cao, ai ai cũng tích cực tham gia xây dựng NTM, tạo nên phong trào rộng khắp.
Hàng nghìn hộ dân tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học… với hàng trăm mét vuông. Hiện nay diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Mai Sơn ngày càng khởi sắc và đổi thay. Hàng trăm tuyến đường nội bản, liên bản, đường nội đồng… được bê tông cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại vận chuyển hàng hóa phát triển kinh tế vươn lên làm giàu ở địa phương.
Nhờ có đường giao thông thuận lợi, ông Tân, bản Noong Xôm, xã Hát Lót đã phát triển vườn cây ăn quả trên đất dốc, mỗi năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Bá Tân, bản Noong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn cho biết: Từ khi có chương trình nông thôn mới của Nhà nước đầu tư làm đường, xây trường, trạm, nhà văn hóa…cuộc sống của người dân chúng tôi đã được nâng lên. Có đường bê tông vào bản thuận lợi, tôi đi khám chữa bệnh ngoài huyện cũng dễ dàng hơn. Nhờ có đường sá được mở rộng, nên vườn cây ăn quả của gia đình tôi bán được giá cao hơn, không bị ép giá như trước kia nữa.
Theo Danviet
Lạ: Trồng cam, bưởi mà phải tốn cả chục triệu mua gậy chống quả
Mới bước sang năm thứ 4 mà vườn cam, bưởi của gia đình anh Phạm Văn Tùng, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cây nào, cây nấy cũng sai trĩu cành. Sợ gãy cành, anh Tùng vội vã dùng gậy chống đỡ. Riêng tiền mua cây chống cành cam, bưởi đã tốn cả chục triệu đồng.
Dẫn PV Báo điện tử DANVIET.VN ra thăm vườn cam, bưởi cách nhà chừng 500m, chỉ vào những cây cam sai muốn gãy cành, anh Tùng vui vẻ giới thiệu: Vườn cam này được gia đình trồng từ năm 2015, với gần 200 cây. Đây là giống cam Vinh. Phần vì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, phần do gia đình đầu tư chăm sóc cẩn thận nên cây cam sinh trưởng, phát triển tốt, năm thứ 3 đã cho quả bói.
Anh Tùng bắt đầu trồng cam Vinh từ năm 2015.
Năm ngoái gia đình thu hơn 3 tấn quả cam Vinh tươi, bán với giá bình quân 17.000 đồng/kg, được hơn 50 triệu đồng. Năm nay, vườn cam Vinh cho quả đều hơn, cây nào, cây nấy cũng sai chi chít, gia đình dự kiến thu khoảng 10 tấn quả.
Đi hết vườn cam Vinh rộng chừng 2.000m2 thì tới vườn bưởi, với khoảng 200 cây, trong đó có 130 cây bưởi da xanh và hơn 60 cây bưởi Diễn. Vườn bưởi Diễn này cũng được anh Tùng trồng từ năm 2015. Cũng giống như vườn cam, vườn bưởi nhà anh Tùng, cây nào, cây nấy quả treo lủng lẳng, thành chùm, nhiều cây quả mọc sát thân.
Theo anh Tùng, cam Vinh trồng ở Sơn La cũng ngon không kém cam Cao Phong (Hòa Bình) là mấy.
Theo anh Tùng, tổng diện tích khu vườn này là hơn 4.000m2, được gia đình anh mua lại của người dân từ nhiều năm nay. Trước khi trồng cam, bưởi, khu vườn này được anh sử dụng làm bãi tập kết quả cà phê tươi và xây dựng nhà xưởng chế biến.
Do cà phê mất giá, làm cà phê không có lãi nên anh chuyển sang trồng cây ăn quả bắt đầu từ năm 2015. Anh chia diện tích vườn làm 2, một nửa trồng cam, một nửa trồng bưởi.
Vườn bưởi da xanh nhà anh Tùng cây nào cũng sai quả, có cây đạt gần 100 quả, anh Tùng phải dùng gậy để chống cho khỏi gãy cành.
"Do mới "thử sức" với cây ăn quả nên tôi không dám trồng đồng loạt mà trồng mỗi năm một ít, vừa trồng vừa theo dõi, nếu cây nào sinh trưởng, phát triển tốt thì nhân ra diện rộng. Thực tế cho thấy, cây cam, cây bưởi da xanh rất hợp với đất này nên tôi đã trồng kín cả vườn" - anh Tùng chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vườn bưởi da xanh nhà anh Tùng năm ngoái đã cho quả bói, có quả nặng tới 3,5kg. Anh bán cho thương lái mua tại vườn với giá bình quân 50.000 đồng/quả.
Anh Tùng rải lõi ngô xung quan gốc cam, bưởi để giữ ẩm và tạo độ tơi xốp cho đất.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tùng chia sẻ: "Tôi tự mầy mò học hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, bưởi qua sách báo, Internet, chứ không có ai dạy cả. Khi trồng tôi cho chúng "ăn" phân chuồng, sau đó khi cây lớn dần lên thì tôi sử dụng phân hóa học bón cho vườn cam, bưởi...".
Vào những ngày nắng nóng anh Tùng cầm tưới nước cho những gốc cam, bưởi 4 lần/ngày. Ngày nào anh cũng ra thăm nom, kiểm tra tình hình sinh trưởng của cây cam, cây bưởi, nếu phát hiện ra sâu bệnh thì tức tốc phun thuốc diệt trừ ngay, không để chúng lan ra diện rộng".
Nhờ chăm sóc, cho ăn đủ dinh dương, vườn cam, bưởi nhà anh Tùng sinh trưởng, phát triển tốt, mới bước sang năm thứ 4 mà cây nào, cây nấy cũng sai muốn gãy cành. Lo lắng khi quả to dần sẽ làm gãy cành, ngay từ tháng 5, anh Tùng đã vội vàng dùng gậy chống đỡ ở những cành nhiều quả. Dự kiến năm nay, anh Tùng sẽ thu khoảng 10 tấn cam và hàng trăm triệu từ bán bưởi da xanh, bưởi diễn ra thị trường.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Để cỏ dại đầy vườn, có hoa quả sạch, khách tới ầm ầm Phát triển vườn cây ăn quả theo hướng tự nhiên, hạn chế tác động từ con người và các loại thuốc hóa học là cách mà anh Đặng Đình Thùy, sinh năm 1981, ở bản Hoa Mai (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) áp dụng. Cách làm lạ mà hay này đã giúp gia đình anh giảm thiểu chi phí,...