Sơn La: Lại bùng phát dịch tả lợn châu Phi, 39 con lợn bị tiêu hủy
Thông tin phóng viên Dân Việt nắm được, đến cuối giờ chiều nay (7/5), xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã tiêu hủy 39 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi của 6 hộ dân với trọng lượng trên 1 tấn.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Cà Trung Hòa – Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Cọ, cho biết: “Tình trạng lợn bị ốm chết xuất hiện tại bản Ót Luông từ ngày 25/4. Đến ngày 27/4, sau khi nhận được tin báo của người dân, xã đã báo cáo lên UBND thành phố Sơn La để cử cán bộ chuyên môn lấy mẫu đi xét nghiệm tại Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương. Đến ngày 29/4, cho kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Hiện, xã đã lập chốt kiểm soát dịch tả lợn châu Phi tại ngã ba bản Ót Luông”.
Xã Chiềng Cọ đã lập chốt kiểm soát tại ngã ba bản Ót Luông và triển khai các biện pháp khoanh vùng dịch. Ảnh: Sa Hoàng.
Theo ông Lò Văn Minh – cán bộ thú y xã Chiềng Cọ, hiện trên địa bàn xã có 6 hộ dân có lợn bị chết cho kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Đó là các hộ gia đình ông Lường Văn Ánh chết 17 con, ông Lường Văn Uân chết 12 con, ông Lò Văn Lả chết 1 con, hộ Lường Văn Phong chết 7 con, hộ ông Quàng Văn Pành chết 1 con. Tất cả các hộ trên đều ở bản Ót Luông. Hộ ông Vì Văn Mở ở bản Dầu chết 1 con. Tổng số lợn dịch tả bị tiêu hủy là 39 con với trọng lượng 1.703kg.
Cơ quan chức năng thành phố Sơn La phun tiêu độc khử trùng tại hộ gia đình ông Lường Văn Ánh, ở bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ. Ảnh: Sa Hoàng.
Video đang HOT
Sau khi có kết quả xét nghiệm Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, UBND Thành phố đã chỉ đạo xã Chiềng Cọ lập chốt kiểm dịch, triển khai các biện pháp khoanh vùng dịch và tiến hành tiêu hủy 39 con lợn bị mắc bệnh; cấp cho UBND xã Chiềng Cọ 200 lít hóa chất để tiêu độc. UBND xã đã mua 120 kg vôi bột để tiêu độc ổ dịch và chốt kiểm dịch, duy trì hoạt động của chốt 24/24 giờ, tổ chức tiêu hủy lợn chết do mắc bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền vận động các hộ gia đình trong vùng dịch với hợp với lực lượng chức năng làm tốt công tác phòng, chống để tránh lây lan trên diện rộng.
Cùng với đó, thành phố đã chỉ đạo tổ chức phun tiêu trùng, khử độc, kiểm soát các phương tiện ra, vào khu vực có dịch và áp dụng đồng bộ các biện pháp khống chế dịch. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn và các biện pháp khống chế dịch. Tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh lợn không mua bán, vận chuyển lợn trong vùng có dịch, không vứt lợn chết ra môi trường gây ô nhiễm. Thường xuyên theo dõi khi phát hiện lợn nuôi có biểu hiện nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý theo quy định.
Đắk Nông: Giá lợn giống "khét lẹt", "lùng" cả tháng mua được 4 con
Dịch tả lợn châu Phi ở huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã được dập tắt từ tháng 2/2020 và huyện cũng đã triển khai các kế hoạch để tái đàn lợn trên địa bàn.
Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn lợn giống, nên hầu hết người dân vẫn để chuồng trống, không thể tái đàn lợn.
Theo các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chư Jút, đợt dịch tả lợn châu Phi năm ngoái đã khiến bà con thiệt hại rất nặng nề. Dịch chủ yếu tấn công hầu hết các đàn lợn nái, nên khi hết dịch, trên địa bàn không còn cơ sở nào cung cấp lợn giống cho bà con.
Do đó, dù hiện nay các hộ nuôi lợn sẵn sàng mua lợn giống với giá cao, nhưng vẫn không có nguồn cung cấp.
Công suất chuồng nuôi lên tới 30 con, nhưng ông Hà Văn Hạnh ở thôn 5, xã Cư K'nia (Cư Jút) chỉ mua được 4 con lợn giống.
Là người có nhiều năm trong nghề chăn nuôi lợn, ông Cao Xuân Giao, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Ea T'ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), cũng giống như hàng chục hộ dân khác trên địa bàn đều bỏ chuồng trống.
Nguyên nhân là vì ông không mua được lợn giống để tái đàn. Hiện tại, gia đình ông đã thực hiện tiêu độc, sát trùng chuồng trại để chờ con giống về là nuôi. Thời gian qua, ông đã đi nhiều nơi, nhờ người mua giúp, nhưng không nơi đâu có giống lợn con để bán.
Ông Giao cho biết: "Hiện lợn giống không có để tái đàn. Gia đình tôi trước đây lúc nào trong chuồng cũng có trên 30 con lợn vừa nái, vừa lợn thịt. Bây giờ một con cũng không có".
Còn tại xã Cư K'nia, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn đều bế tắc trong việc tìm nguồn lợn giống về nuôi. Gia đình ông Hà Văn Hạnh, ở thôn 5, xã Cư K'nia, hiện có hệ thống chuồng nuôi trên 60 con lợn thịt và lợn nái. Tuy nhiên, cả tháng nay, ông đi nhiều nơi hỏi mua lợn giống, nhưng chỉ mua 4 con lợn con.
Mấy ngày qua, trên địa bàn khi nghe nơi nào nhập được lợn giống về thì người dân đến tranh nhau mua. Giá lợn giống cũng vì vậy mà tăng vọt.
Ông Hạnh mua được một con lợn giống khoảng 10 kg, với giá 2,2 triệu đồng, cao hơn trước đây rất nhiều. Đó là giống lợn thịt, còn giống lợn sinh sản càng cao hơn, với giá từ 3,5 - 4 triệu đồng/1 con.
Không tìm ra lợn giống, gia đình ông Hà Văn Hạnh ở thôn 5, xã Chư K'nia (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) vẫn bỏ trống chuồng.
Theo ông Lê Lương Kế, Phó Chủ tịch UBND xã Cư K'nia, để giúp người dân cải tạo chuồng trại, tái đàn lợn, xã cũng đã triển khai các giải pháp cần thiết, phù hợp với điều kiện của địa phương. Thế nhưng, thời gian qua, do thiếu lợn giống, nên hầu hết bà con vẫn chưa thế tái đàn, phát triển đàn lợn được.
Hiện trên địa bàn xã có một công ty chăn nuôi lợn quy mô lớn, nhưng lại không sản xuất lợn giống để cung cấp cho người dân. Còn đối với các cơ sở, hộ chăn nuôi lợn thì chỉ bảo đảm lợn giống theo kiểu tự cung tự cấp chứ không có bán ra ngoài. Do đó, hiện nay bà con rất khó khăn trong việc tìm nguồn lợn giống để chăn nuôi.
"Trong thời gian tới, UBND xã sẽ liên hệ với các ngành chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Cư Jút làm để tìm nguồn lợn giống cho người dân tái đàn", ông Kế cho biết.
Theo ông Hồ Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông), trên địa bàn đang xảy ra thực trạng thiếu lợn giống để cung cấp cho gia đình, hộ chăn nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua đã triệt xóa hết đàn lợn nái, nên người dân chưa thể sản xuất lợn giống kịp thời để cung cấp cho thị trường.
Trong khi trên địa bàn huyện Cư Jút cũng chưa có cơ sở nào chuyên sản xuất, cung cấp lợn giống. Do đó, người dân hiện nay đang gặp khó khăn để tái đàn, phát triển nuôi lợn. Để giải quyết vấn đề này, ngành Nông nghiệp huyện sẽ tiến hành rà soát, sớm có tham mưu, đề xuất với các cấp để có hướng giải quyết, hỗ trợ người dân về nguồn lợn giống.
Ngoài ra, ông Sơn cũng lưu ý, khi thực hiện tái đàn, chăn nuôi lợn trong giai đoạn hiện nay, người dân đặc biệt quan tâm đến chất lượng giống. Bà con không nên vì khan hiếm con giống mà mua lợn giống trôi nổi trên thị trường, vì không được kiểm soát về dịch bệnh. Quá trình nuôi lợn, bà con phải bảo đảm các điều kiện an toàn sinh học, chủ động ngăn ngừa dịch.
Giảm 375 triệu con, giá lợn hơi Trung Quốc cao đột biến 120.000đ/kg Theo Tổ chức Thú y thế giới, đến tháng 1/2020 tổng đàn lợn của Trung Quốc còn 335 triệu con, giảm tới 53% so với 710 triệu con so với trước khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra. Bệnh dịch này đã khiến Trung Quốc bị thiếu hụt trầm trọng nguồn thịt lợn, đẩy giá lợn hơi tăng cao đột biến...