Sơn La: Khi cả cán bộ và dân cùng xắn tay, làng, bản đẹp thế này đây
Những con đường bê tông phẳng lỳ, thẳng tắp, xuyên qua các bản, lên tận những dãy đồi phủ kín rừng cây ăn quả xanh mướt. Những ngôi nhà vững chãi, tường xây kiên cố; điện, đường, trường, trạm… được xây dựng khang trang, đó là minh chứng cho sự đổi thay ở xã Nông thôn mới – Hát Lót ( huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).
Cả hệ thông chính trị vào cuộc
Trao đổi với ông Đào Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Hát Lót, được biết: Là xã miền núi, Hát Lót bắt tay vào xây dựng NTM với nhiều khó khăn. Xã có 31 bản, 5 dân tộc sinh sống: Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Mường, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng thấp kém, tập quán canh tác lạc hậu… Năm 2010 xã bắt tay vào xây dựng NTM, thời điểm đó, Hát Lót mới đạt 4 tiêu chí, 7 chỉ tiêu; còn lại 15 tiêu chí và 42 chỉ tiêu chưa đạt. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26%, kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn nhiều.
Những con đường lầy lội ngày nào, giờ được rải nhựa phẳng lỳ thuận lợi cho người dân đi lại, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống.
“Khó khăn chồng chất song xã coi đó là mục tiêu phấn đấu, lấy sức mạnh đoàn kết, phát huy nội lực để tháo gỡ khó khăn. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực tế địa bàn, xã đã tổ chức họp dân tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Tất cả các nội dung xây dựng NTM đều được đưa vào các cuộc họp để người dân bàn bạc, hiến kế và thống nhất từng bước đi, từng cách làm. Qua đó, tạo được sự đồng thuận trong đông đảo người dân”, ông Hiền thông tin.
Sau 8 năm thực hiện, đến nay Hát Lót đã đạt 19/19 tiêu chí, 49/49 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí về xã Nông thôn mới. Quá trình xây dựng NTM, xã Hát Lót đã huy động tổng nguồn lực tới: 62,233 tỷ đồng. Người dân đóng góp xây dựng NTM là 31.739 ngày công để hoàn thành 33 công trình đường giao thông nội bản, dài trên 23 km. 31/31 bản có nhà văn hóa… 29/31 bản đạt tiêu chuẩn bản văn hóa. Hiện xã đang duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; xã có 4/6 trường đạt chuẩn quốc gia. Bình quân thu nhập đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,6%… đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Sau 8 năm thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần của bà con các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Trên cơ sở đó, xã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện từng tiêu chí phù hợp, theo nguyên tắc “dễ làm trước, khó làm sau”. Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Chỗ nào dân chưa hiểu, chưa rõ thì giải thích cặn kẽ, tạo sự thống nhất cao giữa chính quyền với người dân. Từ đó, phong trào xây dựng NTM đã lan tỏa rộng, thu hút đông đảo người dân tham gia góp sức người, sức của, góp tiền, hiến đất…
Video đang HOT
Bứt phá về đích Nông thôn mớiMột trong những giải pháp được xã lựa chọn đó chính là tạo bước đột phá trong tam nông (nông dân- nông nghiệp – nông thôn), tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Vận động nhân dân phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, đạt kết quả tích cực, hầu hết những diện tích đất nương, đất đồi từng trồng ngô, trồng sắn, lúa… trước đây, đã được trồng thay thế bằng cây ăn quả, giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần.
Nhiều diện tích cây ăn quả được mở rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Đến nay toàn xã đã có trên 800ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: Xoài tượng, nhãn chín muộn, cây có múi. Hàng năm cho sản lượng 5.000 tấn xoài, trên 3.000 tấn nhãn. Từ trồng cây ăn quả, nhiều gia đình đã có thu nhập cao hơn hẳn, đó là điều mà trước đây người dân chưa từng nghĩ tới. Ngoài ra, các hợp tác xã được khuyến khích, tạo điều kiện thành lập, hoạt động, sản xuất. Hiện nay xã Hát Lót có 2 hợp tác xã (Ngọc Lan và cam Nà Sản) đã ký hợp đồng liên kết với các hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Lãnh đạo xã Hát Lót đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới
“Mới đây, xã chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Đây là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Hát Lót. Từ kết quả đạt được, xã tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng mô hình hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sông người dân”, ông Hiền khẳng định.
Theo Danviet
Tận mắt đàn cá koi bạc tỷ độc nhất Sơn La của "đại gia" phố núi
Đàn cá cảnh cả vạn con rực rỡ sắc màu trắng, xanh, vàng, đỏ... nhao nhao lên mặt nước, há miệng đớp những viên cám nổi trên mặt ao, khiến bất kì ai chứng kiến cũng phải sững sờ trước vẻ đẹp đến mê hồn của loài cá cảnh này.
Chủ nhân của ao cá cảnh "có 1 không 2" này là anh Hà Vương Thọ, bản Nà Si (xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Anh Thọ là người đầu tiên ở Sơn La nuôi và nhân giống cá Koi - loại cá cảnh đang được nhiều người yêu thích.
Với màu sắc rực rỡ, vẻ đẹp của cá Koi đốn tim người thưởng lãm
Năm 2016, anh Thọ bắt xe về Hưng Yên, mua 500 con cá Koi giống về thả trong ao rộng hơn 1.000 m2, cạnh ngôi sàn mà gia đình anh sinh sống. Chiếc ao này được anh thuê đào, xây kè xung quanh ao trước đó, với mục đích nuôi cá cảnh để ngắm.
Đàn cá Koi tung tăng bơi trong bể nhân tạo của anh Thọ, trọng lượng mỗi con lên đến 2kg
Sau vài tháng chăm sóc, cho ăn đủ chất dinh dưỡng, 500 con cá giống nhỏ như hạt dưa lúc anh Thọ mới mua về, đã lớn lên trông thấy, nhìn đỏ rực cả một góc ao mỗi khi anh cho chúng ăn.
Nhận thấy loài cá cảnh này sinh trưởng, phát triển tốt ở môi trường nước, nhiệt độ nơi đây, anh Thọ quay trở lại nơi cung cấp giống, mua thêm 1.000 con nữa về nuôi; vừa để đàn cá có anh, có em; vừa cung cấp cho thị trường.
Một con cá Koi có thể mang từ 4 - 5 màu khác nhau, màu nào cũng bắt mắt
"Loài cá Koi có đặc điểm mình dài, đầu múp, màu sắc rực rỡ đốn tim người chiêm ngưỡng. Cá càng to nhìn càng đẹp, bán giá cũng cao hơn. Nuôi đàn cá Koi trong một ao có thể lai tạo ra nhiều màu sắc khác. Một con cá Koi có thể có từ 4 - 5 màu khác nhau" - anh Thọ cho biết.
Đàn cá Koi được anh Thọ huấn luyện từ bé nên khá thân thiện
Theo anh Thọ, cá Koi có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh Đào (Nhật Bản), nó được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Nhiều người yêu thích loài cá cảnh này bởi sự đa dạng về màu sắc của nó. Giống cá này dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, tuổi thọ của nó cũng cao hơn nhiều so với nhiều loài cá cảnh khác.
Chỉ cần thấy tiếng vỗ tay hoặc tiếng chân người là đàn cá cảnh dưới ao lại nhao nhao lên mặt nước
Trước sự sinh sôi, nảy nở của đàn cá Koi, năm 2017, anh Thọ đào thêm một cái ao nữa phía trước nhà, rộng hơn 1.000 m2, để cho đàn cá Koi sinh sống
Thị trường cung cấp cá Koi của anh Thọ chủ yếu là các huyện, thành phố trong tỉnh
Tùy theo kích cỡ, vẻ đẹp của cá Koi mà định giá bán. Với cá Koi có trọng lượng khoảng 1 kg, anh Thọ bán với giá dao động từ 300 - 400.000 đồng/con. Còn cá Koi có trọng lượng trên 2kg thì giá bán lên đến cả triệu đồng. Năm 2017, anh Thọ thu hơn 1 tỷ đồng từ bán cá cảnh cho khách hàng.
Mỗi ngày tôi cho cá Koi ăn 2 bữa vào buổi sáng và chiều tối. Thức ăn của chúng chủ yếu là cám viên công nghiệp. Định kỳ một năm tôi rắc vôi khử trùng ao 2 lần. Từ khi nuôi đến nay, đàn cá Koi của gia đình tôi hầu như không xảy ra dịch bệnh gì, chúng sinh trưởng, phát triển tốt... - anh Thọ vui vẻ nói.
Theo Danviet
Trồng xoài "khổng lồ" xuất sang Úc, nông dân Sơn La có của ăn của để Anh Hoàng Văn Hoan, Giám đốc HTX Hương Xoài ở xã Tú Nang, huyện Yên Châu (Sơn La) thông báo, trồng xoài tượng da xanh "khổng lồ" xuất khẩu sang Úc, bán ở trong nước mà gia đình anh và nhiều hộ nông dân khác trong vùng có của ăn của để. Giám đốc HTX Hương Xoài ở xã Tú Nang (Yên Châu),...