Sơn La: Hơn 400 hộ dân ở vùng cao được dùng nước sạch
Nằm trong Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La vừa hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt liên bản cho 485 hộ gia đình ở xã Chiềng La, huyện Thuận Châu.
Với mục đích cải thiện đời sống cho người dân, bảo vệ môi trường, giảm tình trạng sử dụng nước kém chất lượng, nước chưa xử lý, không đủ nước sử dụng và giảm nguy cơ bệnh tật do nước kém chất lượng gây ra, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân vùng cao, giảm các chi phí khám chữa bệnh liên quan đến nước, ngày 17.11.2017, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sơn La đã khởi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt liên bản ở xã vùng 3 Chiềng La.
Nước sạch về với bản vùng cao, bà con yên tâm tập trung sản xuất.
Sau hơn 1 năm xây dựng, ngày 23.2.2019, công trình đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng và cấp nước sạch cho 485 hộ gia đình tại 7 bản (Long Cạo, Nưa, Lả Lốm, Hướn Kho, Pú Naư, Tảư, Nong Lan) và 11 điểm phúc lợi công cộng tại khu trung tâm xã Chiềng La (tổng số là 496 điểm đấu nối mới).
Công trình cấp nước sinh hoạt liên bản xã Chiềng La thuộc Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, với tổng mức đầu tư 7.164,229 triệu đồng. Quy mô công trình gồm: Đầu mối lấy nước; trạm bơm cấp I; tuyến đường ống (ống đẩy trạm bơm cấp I; ống đẩy trạm bơm cấp II, bơm trực tiếp đến các hộ gia đình và lên bể điều hòa V=60 m3); hố van các loại; bể điều hòa dung tích V=60 m3, cao trình bể: 528.6m; trạm xử lý (cụm thiết bị xử lý nước Contact – công suất 270 m3/ngày; bể chứa nước sạch với dung tích V=70 m3).
Video đang HOT
Việc đưa nước sạch về các bản vùng cao góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Quàng Văn Bảo – Chủ tịch UBND xã Chiềng La, cho biết: Sau khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng đã cung cấp nước sạch cho 485 hộ tại 7 bản trên địa bàn xã, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch ở Chiềng La lên 95%. Từ đó, góp phần hoàn thành chỉ tiêu, tiêu chí môi trường trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
“Trước đây, bà con chúng tôi sinh hoạt chủ yếu bằng mạch nước ngầm bị nhiễm đá vôi nên không an tâm về sức khỏe. Giờ được Đảng và Nhà nước đầu tư công trình nước sạch trực tiếp đến từng hộ gia đình rồi, cuộc sống của bà con đỡ vất vả hơn, chúng tôi cũng không còn lo lắng về sức khỏe nữa chỉ cần tập trung lao động sản xuất để phát triển kinh tế thôi” – chị Quàng Thị Nhất, dân bản Hướn Kho vui mừng.
Được Nhà nước đầu tư nước sạch về đến tận nhà, bác Quàng Văn Sương không phải lo lắng về nguồn nước bị ngấm thuốc trừ sâu nữa.
Đang líu tíu lấy nước tắm cho các cháu, bác Quàng Văn Sương phấn khởi bảo: Bao đời nay bà con ở bản đây vẫn dùng mạch nước ngầm và nước suối. Nhưng mấy năm gần đây, người dân dùng thuốc trừ sâu, trừ cỏ để làm nương, làm rẫy ngấm vào đất, vào nước nên tôi rất lo lắng cho sức khỏe của các cháu nhỏ trong nhà. Giờ đây, công trình nước sạch được xây dựng đến tận nhà, muốn sử dụng lúc nào chỉ cần vặn vòi cái là có dòng nước mát lạnh, trong suốt nên việc ăn ở, sinh hoạt thuận lợi lắm.
Theo Danviet
Trà Vinh phòng, chống hạn và xâm nhập mặn mùa khô
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp thủy lợi để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, mặn xâm nhập nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2018-2019 trên địa bàn tỉnh.
Khô hạn và mặn xâm nhập làm thiếu nước tưới cây trồng ở Trà Vinh. Ảnh: travinh.gov.vn
Ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất cho 61.000 ha lúa Đông Xuân 2018-2019, hơn 76.000 ha Hè Thu 2019 và nước sinh hoạt cho người dân ở những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, Sở đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi đôn đốc các địa phương tích cực nạo vét hệ thống thủy lợi nội đồng đúng tiến độ. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn, mặn, thông báo kịp thời cho các ngành, địa phương và người dân biết để chủ động ứng phó trong sinh hoạt và sản xuất.
Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh tăng cường quan trắc nguồn nước trên các kênh rạch chính, khi độ mặn lớn hơn 1 tiến hành đóng cống, khi độ mặn giảm dưới 1 tranh thủ lấy nước. Đơn vị tổ chức vận hành hợp lý các cống đầu mối đến nội đồng theo hướng tích ngọt dần các cống ở vùng từ hạ nguồn dần lên thượng nguồn; đảm bảo mực nước ngọt đệm trong nội đồng phải đạt cao hơn 0,5m.
Với những địa phương thường xuyên bị nhiễm mặn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kết hợp với Trung tâm Khuyến nông đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích nông dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ, đồng loạt dứt điểm từng cánh đồng mà ngành nông nghiệp đã ban hành hoặc vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Cùng với đó, hướng dẫn nông dân ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, sử dụng giống lúa xác nhận, giống chất lượng cao, giống lúa ngắn ngày chịu mặn.
Nông dân tăng cường trữ nước ngọt trong mương; khi mặn xâm nhập vượt mức 2 không nên sử dụng bơm tát cho ruộng lúa và cây trồng. Đối với diện tích cây ăn trái cần dùng cỏ, lục bình ủ gốc nhằm hạn chế bốc thoát nước. Đồng thời, tăng cường bón phân sinh học, hữu cơ nhằm tăng khả năng chịu hạn của cây trồng.
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh xây dựng phương án đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các hộ nông thôn ở những vùng thường bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn như xã Long Đức (thành phố Trà Vinh), một số xã thuộc huyện Càng Long và Nguyệt Hóa, Hưng Mỹ của huyện Châu Thành.
Theo Tintuc
Thanh Hòa (TTXVN)
Trồng cây đặc sản chỉ vặt búp non bán, dân Mường É giàu Lão nông Lò Văn Dủng (sinh 1960), dân tộc Thái ở bản Nà Vai (xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) - người tiên phong trồng thành công cây chè lai trên đất Mường É. Từ trồng cây bẻ cành, bán lá này mà mỗi năm ông Dủng thu hơn 100 triệu đồng. Trong chuyến công tác đến với xã Mường...