Sơn La, Hòa Bình thiệt hại nặng nề sau trận mưa đá “lớn chưa từng có”
Trận mưa đá với mật độ rất dày trút xuống nhiều nơi ở Sơn La, Hòa Bình đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho người dân.
Mưa đá rơi rất dày gây thiệt hại lớn về nông nghiệp cho người dân. Ảnh Tin tức Sơn La
Ngày 24/4, một trận mưa đá rất lớn đã trút xuống nhiều nơi tại các huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La); Mai Châu (Hòa Bình). Mưa đá kéo dài trong khoảng gần 1 giờ đồng hồ, phủ trắng nhiều sườn núi, ngọn đồi.
Nhiều người dân đánh giá, đây là trận mưa đá lớn nhất và chưa từng có ở khu vực Sơn La, Hòa Bình. Sau mưa đá, nhiều người ngỡ như vừa có mưa tuyết xảy ra.
Ngoài ra, trong ngày 24/4, mưa đá cũng xuất hiện ở một số nơi khác như Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), báo cáo nhanh của các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá và Nghệ An cho thấy, từ đêm 23 đến ngày 24/4, mưa dông, lốc, sét, mưa đá đã gây hậu quả khá nặng nề cho người dân.
Video đang HOT
Mưa đá phủ trắng nhiều sườn núi giống như vừa trải qua một trận mưa tuyết. Ảnh Tin tức Sơn La
Cụ thể: 1 người bị thương (Thanh Hoá); 246 nhà dân và 19 điểm trường bị tốc mái, hư hỏng.
Riêng về nông nghiệp, trận mưa đá ngày 24/4 đã làm thiệt hại hơn 1.500 ha lúa, hoa màu và cây ăn quả, trong đó, nặng nề nhất là Sơn La 594 ha, Hoà Bình 210 ha; Phú Thọ 63 ha, Thanh Hoá 703 ha).
Bên cạnh đó, mưa dông cũng làm 67 cột điện bị gãy đổ; 17 thuyền dân sinh bị thiệt hại, 1 trạm y tế và 2 trụ sở cơ quan bị ảnh hưởng.
Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; tổ chức rà soát, thống kê thiệt hại và huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống.
Cơ quan khí tượng dự báo, trong hôm nay (25/4), hầu hết các khu vực trên cả nước có nắng và nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Tuy nhiên, về chiều tối vẫn cần đề phòng khả năng xảy ra mưa dông và các hiện tượng mưa đá, lốc, sét.
Cuồng phong, mưa đá khiến 9 người thương vong, gần 7.000 ngôi nhà hư hỏng
Hiện tượng mưa đá, dông lốc ở Bắc Bộ mấy ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân.
Dông lốc khiến hàng ngàn ngôi nhà tốc mái, hư hỏng. Ảnh minh họa
Ngày 22/4, Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) báo cáo, tính đến hết ngày 21/4, mưa đá, dông, lốc xoáy tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ và Quảng Ninh đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Cụ thể: 1 người chết (bé G.T.M., 5 tuổi, trú thôn Phúng Tủng, xã Sủng Trái, H.Đồng Văn, Hà Giang; tử vong do sập nhà) và 8 người bị thương (Yên Bái 2, Sơn La 3, Phú Thọ 1, Hà Giang 2).
Cùng với đó, 6.891 ngôi nhà sập đổ và tốc mái; 53 điểm trường bị tốc mái; 1.556 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng; gần 203 ha cây lâm nghiệp, công nghiệp gãy, đổ; hơn 2.500 con gia cầm, gia súc chết...
Ngoài ra, 26 trụ sở cơ quan, 11 nhà xưởng, 7 nhà văn hóa bị tốc mái, hư hỏng; 17 cột viễn thông, 29 cột đèn chiếu sáng, trang trí, 199 cột điện bị gãy, đổ, thiệt hại; 809 công trình dân sinh bị thiệt hại và một số cây xanh bị gãy đổ...
Huyện Phù Yên (Sơn La) bị mất điện toàn huyện do hư hỏng hệ thống đường điện 110, dự kiến hôm nay (22/4) khắc phục xong.
Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền các địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống.
Cơ quan khí tượng dự báo, chiều tối và đêm nay 22/4, ở Bắc Bộ khả năng tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30 mm, có nơi trên 50 mm. Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mưa đá, dông lốc là hiện tượng thời tiết bình thường và thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. Đây là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa.
Khi không khí nóng và lạnh gặp nhau gây xáo trộn, bất ổn định cho thời tiết nên gây mưa, kèm theo lốc xoáy và mưa đá. Nơi thường xảy ra mưa đá nhất là ở vùng núi và khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn.
Giông lốc khắp miền Bắc: Nơi mưa đá, cây đổ, chỗ cả huyện mất điện Trận giông lốc tối 20/4 khiến một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ hứng chịu nhiều thiệt hại. Đặc biệt, một huyện thuộc tỉnh Sơn La mất điện cả đêm do ảnh hưởng mưa lớn. Theo đó, tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mưa gió làm cây xà cừ đại thụ ở xã Thuỵ Vân...