Sơn La: Giã từ “nàng tiên nâu”, dân Long Hẹ trồng cây ăn quả, vừa khoẻ vừa có tiền
Trò chuyện với chúng tôi, ông Sùng Chờ Nó – Bí thư Đảng ủy xã Long Hẹ ( Thuận Châu, Sơn La), chia sẻ: Sau khi cây thuốc phiện bị triệt phá vào đầu những năm 2000, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân.
“Tổng vốn đầu tư trong nhiều năm qua lên tới hàng chục tỷ đồng; từ tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tới hỗ trợ cây giống, con giống để bà con thay đổi cách làm từ nguồn thu mới. Chính vì thế cây mận hậu, cây chè, cây táo Sơn La, cây dược liệu, cây dâu tằm, đàn gia súc, gia cầm… của Long Hẹ mới tăng trưởng nhanh chóng.
Nguồn thu mới nhiều hơn, mạnh hơn, đời sống an sinh đảm bảo hơn nên bà con ở Long Hẹ nói riêng và đồng bào các dân tộc ở Sơn La mới giã từ triệt để cây thuốc phiện đấy” – ông Nó cho biết.
Người dân bản Co Nhừ, xã Long Hẹ thu hoạch quả sơn tra. Ảnh: Tuệ Linh
Theo đó, các chương trình dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào người dân tộc thiểu số như cung cấp giống bò, lợn, gà; giống cây ăn quả, cây táo mèo, cây lương thực năng suất cao lần lượt được triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Ngoài ra, từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các công trình hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trạm y tế, trường học, nước sinh hoạt… được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang.
Các hủ tục lạc hậu bị xóa bỏ; tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt. Bà con biết bảo ban, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.
“Trước đây, gia đình tôi trồng chủ yếu cây ngô, cây sắn, lúa. Canh tác cây lương thực ngắn ngày tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp. Sau khi được cán bộ xã vận động, hướng dẫn kỹ thuật, gia đình tôi đã chuyển đổi sang trồng 1ha cây sơn tra. Nhờ thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, đến nay, đồi sơn tra gia đình tôi đã cho thu hoạch. Trồng cây này không tốn nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn cây ngô, cây sắn. Mỗi năm, từ bán quả sơn tra, gia đình tôi cũng thu được từ 20 – 30 triệu đồng” – ông Vàng Giống Xào (bản Há Tầu) tâm sự.
Bí thư Đảng ủy xã Long Hẹ thông tin thêm: Từ chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La, nhiều hộ dân như hộ ông Thào Giống Sếnh, Thào Súa Nhìa, Và Phòng Xá… đã mạnh dạn đưa cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như xoài tượng, nhãn ghép vào trồng thay thế cây ngô, cây sắn. Nhờ đó các hộ gia đình đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Đến nay, Long Hẹ có 596ha cây sơn tra, 52,25ha xoài, 15,5ha nhãn, 13,6ha chanh leo và 9,8ha. Xã cũng đã thành lập được 3 hợp tác xã nông nghiệp giúp người dân tổ chức phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá.
Dịch Covid-19: Các trường học Sơn La sẵn sàng đón học sinh đi học lại
Để chủ động phòng, chống dịch virus corona (Covid-19), các trường THPT trên địa bàn huyện vùng cao Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tiến hành tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, mua xà phòng... trước khi đón các học sinh quay trở lại trường học tập vào ngày mai (2/3).
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông La Văn Chính - Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS&THPT huyện Thuận Châu, cho biết: "Để tạo tâm lý ổn định cho các học sinh, phụ huynh, hôm qua (29/2), nhà trường cùng với Đội phòng, chống dịch virus corona (Covid-19) và Trung tâm y tế huyện Thuận Châu tổ chức phun thuốc khử trùng toàn trường. Cùng với đó, các thầy cô giáo và nhân viên nhà trường đã tổ chức quét dọn, lau chùi và vệ sinh tất cả các phòng học, phòng ở của học sinh".
Để các em học sinh và phụ huynh yên tâm trở lại trường học tập, hiện các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phun khử trùng xong. Ảnh: La Văn Chính.
Theo ông Chính, sau khi phụ huynh đưa học sinh trở lại trường, nhà trường đã tổ chức phát xà phòng cho từng học sinh. Trường có 3 lớp với 110 học sinh là con em đồng bào người dân tộc thiểu số. Hiện, các em đã có mặt đầy đủ tại trường để bắt đầu buổi học đầu tiên sau thời gian dài nghỉ học phòng dịch do virus corona gây ra.
"Trong quá trình thông báo tới phụ huynh học sinh cho các em trở lại trường học, các thầy cô cũng nói rõ những học sinh nào đang ốm, ho, sốt, phải ở nhà điều trị khỏi bệnh mới được đến trường. Kể cả các thầy cô trong trường có dấu hiệu ốm... cũng phải ở nhà chữa bệnh. Nhà trường cũng quán triệt bảo vệ và nhân viên trong trường kiểm soát chặt người ra vào khuôn viên trường", ông Chính cho biết thêm.
Các thầy cô và nhân viên tổ chức quét dọn khuôn viên trường. Ảnh: La Văn Chính.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, em Sùng A Lào - học sinh lớp 12, Trường PTDT nội trú THCS&THPT Thuận Châu, cho biết: "Lúc đầu nghe các thầy cô giáo thông báo quay trở lại trường học, chúng em khá lo lắng. Khi có mặt tại trường, chúng em được các thầy cô hướng dẫn biên phap phong, chông dich virus corona, như: Cách rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách, không dùng chung cốc uống nước, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, tránh tụ tập nơi đông người... nên giờ tâm lý chúng em đã ổn định và sẵn sàng cho học tập".
Ông Thiệu Nam Bình - Trưởng phòng GDĐT huyện Thuận Châu thông tin, toàn huyện có 5 trường THPT (THPT thị trấn Thuận Châu, PTDT nội trú THCS&THPT Thuận Châu, THPT Bình Thuận ở xã Phổng Lái, THPT Tông Lạnh ở xã Tông Lạnh, THPT Co Mạ tại xã Co Mạ) với 4.507 học sinh. Để các học sinh và phụ huynh yên tâm trở lại trường an toàn, phòng chỉ đạo tất cả 5 trường tổ chức phun khử trùng Cloramin B trong ngày 29/2 và 1/3. Hiện, cả 5 đơn vị đã phun xong và sẵn sàng để các em học sinh bắt đầu học vào ngày mai. Ngoài ra, công tác vệ sinh, đảm bảo an toàn cho các em cũng được các trường triển khai nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước đó, chiều 28/2, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Công văn số 520/UBND-KGVX về việc cho phép khối THPT và học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 2/3. Học sinh khối mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học từ ngày 2/3 đến ngày 8/3. Đồng thời, chỉ đạo các nhà trường tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của Bộ GDĐT và của tỉnh; chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào tạo có kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh quản lý học sinh tại gia đình, theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy đảm bảo thời gian năm học 2019 - 2020 theo sự chỉ đạo của Bộ GDĐT.
Theo danviet.vn
Sơn La: Dân nghèo miền núi tăng thu nhập 200% nhờ dự án Sinh kế cộng đồng Gần 40 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La đã tăng thu nhập lên tới 200% nhờ giá trị sản xuất tăng gấp đôi, khi họ tham gia dự án trồng rau an toàn thuộc chương trình Sinh kế Cộng đồng được triển khai tại địa phương. "Sinh kế cộng đồng" là một trong những sáng kiến hiện thực hóa...