Sơn La: Gặp mặt các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ
Chiều ngày 26.2, tỉnh Sơn La đã tổ chức gặp mặt, tọa đàm với các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ và đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (07.5.1959 – 7.5.2019).
Trong không khí mừng Đảng, mừng xuân Kỷ Hợi 2019, kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2019) và các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ và đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (07.5.1959 – 7.5.2019), chiều ngày 26.2, Thường trực tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức gặp mặt, tọa đàm với các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và những cán bộ, giáo viên miền xuôi lên công tác tại Sơn La năm 1959.
Bà Bế Thanh Súy – cô gái mặc bộ áo cóm, đội khăn Piêu đứng trên lễ đài cạnh Bác Hồ trong lễ mít tinh ở huyện Thuận Châu năm 1959.
Các nhân chứng lịch sử từng được gặp Bác Hồ nay đã trở thành những cụ ông, cụ bà.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, tọa đàm với các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ, ông Nguyễn Đắc Quỳnh – Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, cho biết: Hôm nay, trong không khí trang trọng và ấm áp tình nghĩa, chúng ta cùng hướng về sự kiện Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Sơn La – Tây Bắc. Chúng ta xúc động khi được gặp các đồng chí là những nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ năm 1959 và những cán bộ, giáo viên miền xuôi đã có một thời cống hiến cho sự nghiệp trồng người tại Sơn La.
“Tại buổi gặp mặt hôm nay có hơn 70 đồng chí là nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và gần 30 thầy giáo, cô giáo thế hệ năm 1959, hiện đang sinh sống tại các tỉnh miền xuôi và tại Sơn La. Sự có mặt của các ông, bà, các bác hôm nay đã thể hiện tình cảm yêu quý mà các bác, các thầy, cô giáo đã dành cho Bác Hồ và tỉnh Sơn La – Tây Bắc, sau 60 năm vẫn vẹn nguyên và ngày càng sâu nặng” – ông Quỳnh cho hay.
Văn nghệ chào mừng buổi gặp mặt các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ năm 1959 ở huyện Thuận Châu.
Theo vị lãnh đạo Tỉnh ủy, các thầy giáo, cô giáo và nhiều nhân chứng lịch sử được chứng kiến giờ phút lịch sử khi Bác Hồ đến với Sơn La đã không ngừng hy sinh, phấn đấu, vượt qua thử thách, khó khăn, vất vả “nơi rừng thiêng, nước độc” trở thành những tấm gương sáng của tinh thần “tình nguyện, xung phong”, của quyết tâm và nghị lực “đã xung phong thì phải xung phong đến nơi đến chốn”, nhưng trên hết là cả những tình cảm, tâm huyết mà thế hệ các nhà giáo năm 1959 đã mở ra những trang đầu tiên cho sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục, là tấm gương sáng của sức mạnh đoàn kết, của nghị lực phấn đấu, không ngại gian khổ, cống hiến hết mình cho sự phát triển của Sơn La – Tây Bắc.
Video đang HOT
Đây là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La bày tỏ lòng tri ân, sự trân trọng, ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các đồng chí và của thế hệ thầy cô giáo, thế hệ mở đầu cho “xung phong, tình nguyện” của nhiều lớp cán bộ sau này, những giáo viên, bác sỹ, kỹ sư đã tận tụy hi sinh, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh nhà.
Bà Quàng Thị Ín (87 tuổi), ở bản Nà Khái (xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La), chia sẻ: Tháng 5.1959, Bác Hồ đến tham dự mít tinh của huyện Yên Châu. Lúc đó tôi khoảng 18 tuổi, chỉ được đứng từ xa và nhìn thấy Bác đang được bà con tặng khèn, khăn Piêu…
“Thực hiện lời dạy của Bác, với lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Người, Đảng bộ và nhân dân Sơn La nguyện đoàn kết một lòng, quyết tâm, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, hoàn thiện hạ tầng cơ sở KT-XH, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân; phấn đấu xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc” – ông Quỳnh bày tỏ.
Bà Bế Thanh Súy – người đã vượt hàng trăm cây số từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Sơn La tham dự buổi gặp mặt, tọa đàm với các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ.
Bà Bế Thanh Súy – người có dịp được tặng hoa cho Bác Hồ trong Lễ mít tinh ở huyện Thuận Châu năm 1959, đã vượt hàng trăm cây số từ thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến tham dự buổi giao lưu, tọa đàm nhớ lại: Lúc đó tôi mới 13 tuổi, đang học ở Trường thị trấn Thuận Châu. Hôm đó, cô giáo đưa cho chúng tôi mỗi người một bó hoa nhưng vẫn không biết sẽ được gặp Bác Hồ. Tiếp đó, được cô giáo dẫn ra Lễ mít tinh và nói đi đón Bác nên tôi mới biết là mình sắp được gặp Bác Hồ, nhưng trong đoàn đại biểu lúc đó rất đông nên tôi cũng chưa biết ai là Bác Hồ kính yêu của chúng ta vì chưa được gặp Bác bao giờ cả. Đến khi cô giáo nói và chỉ cho tôi là con sẽ được tặng hoa cho Bác. Lúc đó tôi rất sung sướng và chạy đến ngay cạnh và tặng hoa cho Bác. Bác hỏi tôi, cháu dân tộc gì, tôi thưa Bác cháu dân tộc Thái ạ! Bác nói, dân tộc Thái hát hay, múa giỏi lắm đấy. Thế cháu có thích học múa không? Tôi trả lời, cháu có ạ. Đó cũng là cơ duyên đưa tôi trở thành một trong những học viên của Trường múa Việt Nam.
Theo Danviet
Tin vui từ An Giang: Ăn tết hoành tráng nhờ bán rau sang Campuchia
Cũng như bao hộ trồng rau, thương lái xuất khẩu rau, năm nay, gia đình ông Lèo, xã Kiến An, huyện Chợ Mới (An Giang) đón xuân Kỷ Hợi 2019 thật hoành tráng. Ông Lèo cho biết, khi trồng rau đạt tiêu chuẩn thì thị trường Campuchia mua cao giá hơn thị trường trong nước ít nhất 1.000 đồng/kg. Đây là tin vui, là cơ hội lớn cho nông dân tỉnh An Giang.
Năm 2018 đánh dấu một năm thành công với nền nông nghiệp tỉnh An Giang trên cả 4 phương diện: năng suất, chất lượng, giá cả, thị trường. Nông dân trong tỉnh đã làm một cuộc "cách mạng" trong tư duy, biết tổ chức sản xuất theo tín hiệu của thị trường, chú trọng chất lượng, nâng cao uy tín. Và rau sạch của nông dân đã được đưa sang đất nước Chùa Tháp (Campuchia) với kim ngạch tăng trưởng ấn tượng.
Thị trường
Năm 2018, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Campuchia tăng trưởng 240% so với năm 2017, đạt 2,6 triệu USD. Đây là năm thành công của ngành rau quả Việt Nam đối với thị trường các nước giáp biên như: Trung Quốc, Campuchia. Cũng là bắp cải, dưa leo hoặc cải tùa xại, các mặt hàng này ở Campuchia, Lào, Thái Lan được nông dân sản xuất rất nhiều, tuy nhiên người tiêu dùng Campuchia chọn sản phẩm của nông dân Việt Nam...
Để có lượng rau ổn định xuất sang Campuchia, thương lái đã bỏ tiền đầu tư cho nông dân tỉnh An Giang, sau đó thu mua lại sản phẩm
Yếu tố này một lần nữa khẳng định, chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì đóng vai trò rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Bán cái thị trường cần chính là niềm tin, uy tín, chất lượng cùng với đó là giá cả phải hợp lý.
Đất nước Campuchia phát triển, đời sống người dân được nâng lên, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, vì vậy, sản phẩm xuất vào thị trường này phải chất lượng.
"Thị trường Campuchia không dễ tính như mọi người nghĩ, bởi ngoài rau, củ, quả nhập từ Việt Nam, thị trường này còn nhập rất nhiều sản phẩm từ Lào, Thái Lan và các quốc gia khác. Vì vậy, các loại rau ăn lá và khổ qua, bầu, bí của nông dân tỉnh An Giang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt nên chất lượng, uy tín phải được đặt lên hàng đầu" - ông Nguyễn Văn Lèo (xã Kiến An, Chợ Mới) khẳng định.
Năm nay, gia đình ông Lèo đón xuân Kỷ Hợi 2019 thật hoành tráng. Ngoài nồi bánh tét, bánh ít, bánh in, gia đình còn có nhiều sản phẩm mua về từ Campuchia như: khô cá kết sấy, lạp xưởng Siêm Riệp, khô bò, đường thốt nốt... Một cái Tết đầm ấm, bởi việc trồng rau để xuất khẩu sang Campuchia gặt hái được nhiều thắng lợi.
Ông Lèo cho biết, khi trồng rau đạt tiêu chuẩn thì thị trường này mua cao giá hơn thị trường trong nước ít nhất 1.000 đồng/kg, vì vậy, nông dân đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa khọc - kỹ thuật vào sản xuất để sản phẩm làm ra được tốt hơn.
Sản phẩm gừng tươi trước khi xuất khẩu sang Campuchia được nông dân, thương lái tỉnh An Giang phân loại kỹ lưỡng để bán được giá cao
Cơ hội lớn cho rau sạch An Giang
Đưa rau sạch vào đất nước Chùa Tháp đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2018, ngoài yếu tố chất lượng, uy tín của sản phẩm và giá cả hợp lý còn kể đến một yếu tố khác mang tính quyết định, đó là việc Chính phủ 2 nước Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận song phương, thúc đẩy thương mại 2 nước phát triển.
Ngày 14-3-2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 24/2017/NĐ-CP, thực hiện thỏa thuận song phương mà trước đó Thủ tướng Chính phủ của 2 nước đã ký kết năm 2016. Theo đó, khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất, thuế nhập khẩu 0% áp dụng đối với 29 mặt hàng khi xuất khẩu vào thị trường Campuchia, trong đó có mặt hàng rau, củ, quả. Đây là cơ hội lớn để nông dân An Giang khai thác thị trường này.
"Nếu không có thỏa thuận song phương thì rau quả của nông dân trong tỉnh khi xuất sang thị trường Campuchia tiếp tục bị hạn chế. Đây là cơ hội tốt để đưa rau, củ, quả từ An Giang vào đất nước Chùa Tháp. Vấn đề ở đây là làm sao biết được chính xác thị trường Campuchia mỗi năm cần bao nhiêu tấn rau, củ, quả, mỗi loại là bao nhiêu để chúng tôi tổ chức sản xuất" - bà Trần Thị Mỹ Hạnh (xã Bình Thạnh, Châu Thành) thông tin.
Tập kết rau tại chợ Kim Phát (phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc) đưa lên xe tải xuất sang Campuchia
Một cơ hội khác mà nông dân trong tỉnh An Giang cần nắm bắt để khai thác thị trường này trong nhiều năm tới, đó là hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Campuchia chưa hoàn chỉnh. Ngành nông nghiệp nước này phụ thuộc rất nhiều vào lượng nước mưa hàng năm. Vì vậy, mưa ít hay nhiều thì sản xuất nông nghiệp đều bị ảnh hưởng, từ đó tình trạng thiếu các mặt hàng rau, củ, quả vẫn tiếp tục xảy ra.
"Việc phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và đê bao chống lũ, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp đang là chương trình ưu tiên của Chính phủ Campuchia. Tuy nhiên, để hoàn thành chương trình này phải mất rất nhiều thời gian, nên việc nhập khẩu rau quả từ các quốc gia trong khu vực để phục vụ tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục diễn ra" - ông Vanhhan (Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Campuchia) khẳng định.
Thị trường rộng mở, cơ hội xuất khẩu các mặt hàng rau, củ, quả của nông dân, doanh nghiệp Việt Nam vào đất nước Chùa Tháp còn tiếp tục. Nông dân An Giang cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ chữ "tín" trong làm ăn, mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất bằng cách "bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mình có".
"Xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2018 đạt mức tăng trưởng ấn tượng, đời sống người làm nông nghiệp tăng đáng kể. Chúng tôi đang tìm hướng liên kết với các doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ bằng hình thức bao tiêu sản phẩm, tránh tình trạng "được mùa, mất giá". Có như vậy, người sản xuất ngành hàng này mới an tâm sản xuất, rủi ro được hạn chế đến mức thấp nhất, ông Nguyễn Văn Nam (Tổ liên kết sản xuất rau an toàn, xã Long An, TX. Tân Châu) khẳng định.
Theo Minh Hiển (Báo An Giang)
Hơn 2.000 cán bộ, chiến sỹ bảo vệ lễ khai ấn đền Trần 2019 Công an tỉnh Nam Định quyết định huy động hơn 2.000 cán bộ, chiến sỹ bảo vệ an ninh trật tự trong lễ khai ấn đền Trần Xuân Kỷ Hợi 2019. 2000 chien si cong an, luc luong quan su đuoc huy đong đe bao ve le khai an đen Tran Theo thông tin từ Ban tổ chức lễ hội khai ấn đền...