Sơn La, Điện Biên gồng mình chống rét
Ngày 26/1, cường độ của đợt rét đậm, rét hại kéo dài ở Tây Bắc vẫn chưa có chiều hướng giảm, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
Tại tỉnh Điện Biên, rét đậm, rét hại biểu hiện rõ nét nhất tại khu vực đỉnh đèo Pha Đin và xã Tỏa Tỉnh, huyện Tuần Giáo. Ngày 26/1, nhiệt độ ngoài trời có thời điểm ghi nhận được vẫn ở dưới 0 độ C.
Chính vì vậy, suốt 2 ngày qua, trên khắp các cánh rừng của địa phương này đã phủ kín một màu trắng của băng tuyết. Trong các bản, băng tuyết phủ kín trên mái nhà, người dân luôn phải đốt lửa để sưởi ấm cho người và gia súc.
Người dân vùng cao trong mưa rét và tuyết rơi.
Theo ông Mùa A Dề, Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình, đây là đợt rét đậm nhất trong vòng 20 năm trở lại đây trên địa bàn xã và cũng là đợt rét gây thiệt hai nặng nề cho kinh tế của địa phương. Tính đến nay, toàn xã đã có gần 20 con gia súc bị chết rét, chiếm một nửa số gia súc bị chết do rét đậm, rét hại trong dịp này ở tỉnh.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã chỉ đạo người dân hạn chế ra ngoài trời. Đồng thời, tuyệt đối không thả gia súc ra ngoài mà phải nhốt trong chuồng kín, dự trữ thức ăn đầy đủ và có biện pháp sưởi ấm cho vật nuôi.
Ông Mùa A Dề, Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình cho biết: “Trước khi xảy ra đợt này thì xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là mời các trưởng bản đến để họp triển khai. Về con người thì hạn chế đi lại, thế còn trâu bò thì phải nhốt vào chuồng, không được thả rông, và phải dự trữ thức ăn, thế rồi học sinh là chỉ đạo cho nghỉ”.
Video đang HOT
Tại tỉnh Sơn La, trong 2 ngày qua, nền nhiệt độ trên địa bàn các xã vùng cao xuống thấp, bình quân 2 đến 3 độ C, đặc biệt, là các xã Co Mạ, Long Hẹ, Mường É – huyện Thuận Châu; nhiều xã của huyện Vân Hồ, Mộc Châu xuất hiện mưa tuyết, băng giá, khiến cho cây cối nơi đây phủ một màu tuyết trắng cả cánh rừng. Mưa tuyết bám vào cành, lá cây khiến cây nhiều cây bị gẫy, đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân.
Cũng do rét đậm, rét hại kèm theo mưa, nên 2 ngày qua, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La đã tăng đột biến, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Riêng số bệnh nhi bình quân 60 lượt mỗi ngày, tăng gần 10% so với ngày thường. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đã và đang được ngành y tế tỉnh Sơn La đẩy mạnh.
Ông Lầu Sáy Chứ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La cho biết: “Khi mà được thông tin thời tiết xấu, và có thể nói là rét nhất từ trước tới nay, thì ngành Y tế cũng chủ động chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp với các cấp các ngành triển khai nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch, đặc biệt là tuyến cơ sở. Chú ý là việc phòng bệnh phòng dịch đối với trẻ em và người già thì nên chuyển sớm đến các khoa nhi và các bệnh viện để điều trị”.
Tổng hợp tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên, đến nay, tại 2 tỉnh này đã ghi nhận trên 520 con gia súc bị chết rét. Các địa phương đang tiếp tục hướng dẫn nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp chống rét cho trâu, bò như bưng bạt, che chắn chuồng trại, không thả rông gia súc. Trong ngày 26/1, hầu hết học sinh 3 bậc học: Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở 2 tỉnh này vẫn đang phải nghỉ học để tránh rét./.
Thu Thùy, Hoàng Long
Theo_VOV
Thịt bơm nước tràn lan, làm cách nào để tránh?
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, tình trạng bơm nước vào gia súc trước và sau khi giết mổ vẫn còn diễn ra tại một số địa phương và có chiều hướng phức tạp, thủ thuật tinh vi hơn.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm
Theo ông Đàm Xuân Thành - Cục phó Cục Thú y, bơm nước vào gia súc là hành vi gian lận thương mại, gây mất an toàn thực phẩm. Lượng nước bẩn bơm vào nhiều, gây áp suất thẩm thấu lớn, các loại vi sinh vật gây tiêu chảy như Vibrio chorela, Ecoli...và các chất độc hại từ nguồn nước bẩn cũng được thẩm thấu.
Từ đó làm thịt bị nhiễm bẩn, thậm chí có cả mùi hôi, thịt rất mau hỏng (nếu 5-6 giờ nếu không bán hết, thịt sẽ sẫm màu, có mùi hôi).
Thịt bày bán tại các quầy trong chợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Phạm Anh.
Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, đối với cá nhân có hành vi đưa nước vào động vật trước và sau khi giết mổ bị phạt 5-6 triệu đồng; buộc chuyển đổi mục đích thịt bị bơm nước làm thức ăn chăn nuôi; phạt tiền 2 lần mức trên với tổ chức vi phạm.
Theo ông Thành, với các hành vi vi phạm trên, có thể áp dụng hình thức phạt tiền theo giá trị sản phẩm, các hình thức phạt bổ sung, khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, những quy định trong Nghị định 119 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi đang có nhiều bất cập. Bộ đang chỉ đạo rà soát, sửa đổi nghị định trên phù hợp với Luật Thú y vừa ban hành.
Dẫu vậy, ông Thành cho rằng, khi xử phạt, có hành vi tăng không cần tăng tiền, sản phẩm có thể bị tiêu hủy, "bêu" tên cá nhân, tổ chức vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí phải hình sự hóa.
Cách phân biệt thịt tươi và thịt bơm nước?
Ông Thành cho biết, đối với gia súc, khi bị bơm nước có biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, thở gấp, bụng căng cứng bất thường, miệng nhỏ nhớt dãi hoặc ói mửa nước vàng nhạt lẫn bọt; miệng con vật còn hằn vết khớp mõm.
Người tiêu dùng có thể dựa độ tươi, đàn hồi, độ dính chứ không chỉ dựa vào màu sắc. Tuy nhiên, việc phân biệt thịt lợn, trâu, bò bị bơm nước là rất khó, bản thân trong thịt cũng chứa một tỷ lệ nước nhất định. Mặt khác, tùy thuộc từng loại giống, nuôi với chế độ thức ăn khác nhau, thịt sẽ có màu khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có một số đặc điểm có thể phân biệt thịt tươi ngon và thịt bị bơm nước. Theo đó, miếng thịt tươi ngon sẽ có độ săn chắc nhất định, sợ vào miếng thịt có cảm giác đàn hồi, khô và dính. Miếng thịt có thớ thịt nhỏ, ánh màu sáng, sờ tay có độ dẻo dính.
Tại các quầy kinh doanh thịt, có thể dùng ngón tay nhấn lên miếng thịt, nếu thấy bề mặt tạo thành vết lõm và nhanh chóng phục hồi khi nhấc tay ra, là thịt tươi ngon, còn ngược lại là thịt kém chất lượng.
Thịt từ gia súc bị bơm nước trước khi mổ có màu thịt nhạt hơn, để 1-2 giờ, thịt rỉ nước ra nhiều hơn bình thường. Thịt từ gia súc bị bơm nước không có độ dẻo, khi ấn tay vào thấy bùng nhùng, quan sát kỹ sẽ thấy rỉ nước ra.
Theo_24h
Gần 1.000 gia súc chết trong đợt rét kỷ lục Theo thống kê, Quảng Ninh, Lào Cai và Cao Bằng là các địa phương chịu thiệt hại lớn nhất về đàn gia súc, cây trồng trong đợt mưa rét kỷ lục. Theo thống kê, Quảng Ninh, Lào Cai và Cao Bằng là các địa phương chịu thiệt hại lớn nhất về đàn gia súc, cây trồng trong đợt mưa rét kỷ lục. Trao...