Sơn La: Dân nghèo miền núi tăng thu nhập 200% nhờ dự án Sinh kế cộng đồng
Gần 40 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La đã tăng thu nhập lên tới 200% nhờ giá trị sản xuất tăng gấp đôi, khi họ tham gia dự án trồng rau an toàn thuộc chương trình Sinh kế Cộng đồng được triển khai tại địa phương.
“Sinh kế cộng đồng” là một trong những sáng kiến hiện thực hóa tầm nhìn của Tập đoàn Central Retail, cam kết đóng góp vào thịnh vượng của Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, trong đó người hưởng lợi trực tiếp là những người nông dân tại một số địa phương khó khăn trên cả nước.
Tham gia chương trình, người dân được định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, tiếp cận nguồn tài chính ứng trước, bên cạnh đó được bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Thực tế đánh giá kết quả sau hơn 3 năm triển khai dự án trồng rau an toàn thuộc chương trình Sinh kế Cộng đồng được triển khai tại Huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La (gọi tắt là dự án Vân Hồ) của Ban Điều hành chương trình Sinh kế Cộng đồng cùng các cán bộ của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương… trong 2 ngày 8-9/9 vừa qua đã ghi nhận kết quả tích cực.
Cụ thể, gần 40 hộ nông dân H’ Mông ở xã Vân Hồ đã cải thiện đáng kể với mức thu nhập tăng 200% nhờ làm thêm rau trái vụ, sản xuất quanh năm, thay vì chỉ sản xuất chính vụ 6 tháng như trước, giá trị sản xuất tăng gấp đôi, từ 25 – 30 triệu đồng/ ha, tăng lên 50 – 60 triệu đồng/ha.
Đoàn công tác của Ban Điều hành chương trình Sinh kế Cộng đồng làm việc tại xã Vân Hồ.
Anh Vàng A Sa, Tổ trưởng tổ hợp tác bản Bó Nhàng 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La chia sẻ: “Trước kia mình sản xuất bán cho thị trường thương lái ở tại địa phương thì thu nhập cả gia đình mỗi tháng chỉ được 3-4 triệu. Sau khi có dự án cộng với cán bộ trung tâm dịch vụ của huyện kết hợp tập huấn thì mình đã bán được sản phẩm ở những thị trường xa hơn như Hà Nội, nhờ đó mỗi người trong gia đình có thể thu nhập từ 7-8 triệu/tháng”.
Video đang HOT
Sau hơn 3 năm triển khai tại các địa phương, dự án Sinh kế cộng đồng không chỉ giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, yên tâm sản xuất mà còn mở ra cơ hội thị trường cho các mặt hàng nông sản sạch trong nước. Từ đó, góp phần tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt trong hệ thống phân phối hiện đại.
Anh Vàng A Sa, Chủ nhiệm Hợp tác xã Vàng A Sa vui mừng giới thiệu thành quả đến khách thăm quan mô hình dự án Vân Hồ.
Bà Lê Việt Nga, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định: “Có thể thấy rõ rằng, việc tạo công ăn việc làm cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay chiếm đến hơn 14% dân số Việt Nam, là việc làm rất ý nghĩa. Tạo việc làm, tạo thu nhập cho bà con, đặc biệt ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa khi điều kiện địa hình, giao thông vận tải, trình độ dân trí của người dân đang có nhiều hạn chế, thì đây là giải pháp hết sức hữu hiệu để hàng hóa đưa được vào với thị trường”.
Chương trình Sinh kế Cộng đồng là sáng kiến của Tập đoàn Central Retail nhằm hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ – tại Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020).
Đến nay, Chương trình đã triển khai thành công 7 dự án tại các địa phương Sơn Hà (Quảng Ngãi), Vân Hồ (Sơn La), Bình Định (Bình Định), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Sa Pa (Lào Cai), Mường Khương (Lào Cai), Bắc Kạn (Bắc Kạn).
Theo bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc Central Retail, “Sinh kế cộng đồng” là dự án là chương trình phù hợp với tầm nhìn chiến lược của Tập đoàn, đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam.
Trong thời gian tới, Central Retail mong muốn tiếp tục đồng hành cùng các địa phương để đem đến chương trình ý nghĩa này cho bà con nông dân.
Bà Nguyễn Thị Phương chia sẻ: “Hiện nay chúng tôi đã phát triển được 7 dự án về sinh kế cộng đồng rải từ miền Bắc đến miền Trung, chủ yếu tập trung cho các huyện miền núi đặc biệt khó khăn. Tùy từng huyện, chúng tôi sẽ lựa chọn sản phẩm để phát triển cho phù hợp.
Thứ nhất là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân có phù hợp hay không. Thứ hai là sản phẩm đó liệu có thể phát triển để đưa vào kênh phân phối hiện đại hay không. Tất cả đều được đánh giá, nhận định ngay từ ban đầu”.
Sản phẩm “Sinh kế Cộng đồng” có mặt trong hệ thống bán lẻ hiện đại trên toàn quốc.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm vườn na mẫu ở Lạng Sơn
Chiều 7/9, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đoàn công tác đã thăm và làm việc tại huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn).
Cùng ngày, Phó Chủ tịch nước cũng đã thăm mô hình vườn na mẫu tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng.
Thời gian qua, huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nông nghiệp và tái cơ cấu kinh tế. Đáng mừng hơn đó là đã nâng giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây na, mang lại những khởi sắc cho địa phương. Hiện, toàn huyện Chi Lăng có khoảng 1.800ha trồng na, sản lượng ước đạt 16.500 tấn, giá trị bình quân đạt trên 200 triệu đồng/ha.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, chăm lo gia đình chính sách, chính quyền huyện Chi Lăng đã có làm tốt chương trình hỗ trợ đền ơn đáp nghĩa. Đặc biệt, trong các gia đình chính sách đã không còn hộ nào thuộc diện hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo của huyện Chi Lăng hiện chỉ còn 9,77%.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm vườn na mẫu tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Trường An)
Làm việc tại huyện Chi Lăng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực bảo đảm đời sống, an ninh xã hội cho người dân cũng như công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách của các cấp chính quyền địa phương.
Phó Chủ tịch nước vui mừng khi nhiều chỉ số về giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước của huyện được tích cực triển khai và có nhiều bước chuyển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và của người dân.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng Bí thư Tỉnh ủy Lâm Thị Phương Thanh thưởng thức na Chi Lăng ngay tại vườn. (Ảnh: Trường An)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hy vọng, trong thời gian tới, huyện Chi Lăng ra sức thi đua, vượt qua thách thức, có bước tiến mới, luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết. Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị chính quyền huyện Chi Lăng xây dựng các đề án, kế hoạch, chương trình cụ thể để chăm lo, ổn định chỗ ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững...
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao 30 suất quà cho gia đình chính sách trên địa bàn huyện Chi Lăng; trao 30 học bổng và 30 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đã thăm mô hình vườn na mẫu tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Tiếp tục mưa dông, Hà Nội đề phòng lốc, sét Đêm nay (7-9) và ngày mai (8-9), thành phố Hà Nội tiếp tục xảy ra mưa dông trên diện rộng. Người dân Thủ đô lưu ý các biện pháp phòng tránh lốc, sét, gió giật mạnh... Sáng nay, nhiều nơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức xảy ra mưa vừa, mưa to. Sáng và trưa nay, thành phố Hà Nội xảy ra mưa...