Sơn La: Dân chật vật đối phó “thứ giặc” ăn phá ngô non như chớp
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện sâu keo mùa thu phá hoại trên cây ngô. “Thứ giặc” này ăn, phá ngô với tốc độ lây lan rất nhanh, khiến hàng nghìn ha ngô vụ hè thu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 3.113 ha ngô bị nhiễm sâu keo mùa thu, lan rộng tại 11/12 huyện, thành phố. Mật độ sâu phổ biến từ 1,5 con/m2 – 20 con/m2, thậm chí cao hơn lên đến 40 con/m2.
Sâu keo mùa thu xuất hiện đã phá hoại hàng nghìn hecta ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Đây là loài sâu mới xâm nhập, có khả năng di trú xa, gây hại nặng trên cây ngô và nhiều loài cây trồng khác. Đặc biệt là loài sâu này có tốc độ lây lan nhanh, sinh trưởng mạnh, 1 con sâu trưởng thành có thể đẻ 1.000 – 2.000 trứng, khả năng duy chuyển tốt, một ngày chúng có thể di chuyển hàng chục, thậm chí hàng trăm kilomet.
Sức phá hoại của sâu keo mùa thu rất mạnh.
Tình trạng xuất hiện sâu keo mùa thu đã khiến hàng nghìn hecta ngô bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất vụ ngô hè thu của bà con nông dân. Sâu phá tập trung chủ yếu ở phần lá và phần nõn cây ngô non. Những nơi có sâu keo phá hoại thường bị gặm nham nhở, tan nát, nếu không được phun kịp thời có thể làm cây bị chết.
Video đang HOT
Nhiều nơi người dân tích cực sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun phòng trừ sâu hại nhưng chỉ được một thời gian sâu lại xuất hiện trở lại.
Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La, được biết: Sâu keo mùa thu bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La từ cuối tháng 3, đầu tháng 4, được phát hiện đầu tiên tại 2 huyện Mộc Châu, Vân Hồ trên diện tích ngô ủ ướp của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, sau đó lan rộng ra khắp nơi trên địa bàn tỉnh, bùng phát thành dịch.
Nhiều diện tích ngô non bị phá hoại ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người nông dân.
Tốc độ lây lan của loại sâu keo mùa thu này rất nhanh. Tính đến 10/5/2019, tỉnh Sơn La mới có 448 ha bị nhiễm sâu keo, trong đó 45 ha nhiễm nặng, tính đến 35/5/2019 diện tích bị nhiễm là 3.113 ha. Hiện nay, chưa có thuốc BVTV có trong danh mục thuốc đặc trị, mới chỉ có một số loại thuốc được khuyến cáo. Một số loại thuốc BVTV phun trừ sâu keo mùa thu ở tuổi 1 – 3 đạt kết quả tốt gồm: Thuốc Indoxacarb, Emamectin benzoate, Chloratrniliprole, Thiamethoxam…
Sâu keo mùa thu lớn có khả năng kháng thuốc tốt.
Hiện nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang tích cực tuyền truyền vận động nhân dân áp dụng các biện pháp phòng trừ. Tính đến nay, đã tổ chức phun phòng trừ được 1.365 ha. Tuy nhiên, nhiều diện tích diệt sâu keo mùa thu không chết do phát hiện và phun trừ khi sâu đã tuổi lớn, thời điểm sức kháng thuốc cao, chui vào nõn ngỗ phá hoại từ trong ra.
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ loại sâu này.
Các cơ quan chuyên môn Sơn La khuyến cáo cho người dân nên thường xuyên theo dõi diện tích canh tác ngô, phát hiện sớm, phun thuốc kịp thời. Phát hiện muộn, sâu lớn, sức đề kháng thuốc của sâu cao lên, lúc này sử dụng thuốc phun sẽ không hiệu quả.
Theo Danviet
Công bố huyện thứ 4 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở tỉnh Hòa Bình
Huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình vừa công bố dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại xã Thanh Nông. Đây là huyện thứ 4 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 23/5, UBND huyện Lạc Thủy đã công bố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại xã Thanh Nông sau khi có kết quả xét nghiệm 7/8 mẫu, bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, bệnh dịch xuất hiện trên đàn lợn của đơn vị Lữ đoàn 72, thôn Vôi và hộ chăn nuôi Đỗ Văn Tề, thôn Quyết Tiến, xã Thanh Nông. Cùng ngày, toàn bộ đàn lợn mắc bệnh đã được lực lượng chức năng tiêu hủy, xử lý triệt để về môi trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên 4 huyện của tỉnh Hòa Bình.
Tính đến thời điểm hiện tại dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên 18 xã của 4 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Hòa Bình như: Huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy và TP. Hòa Bình, trong đó, dịch lan rộng ở 13 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn; 2 xã của huyện Lạc Sơn, 1 xã của huyện Lạc Thủy, 2 phường, xã của TP Hòa Bình.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan chức năng, tiến hành triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, phun thuốc khử trùng... dập tắt dịch tả lợn châu Phi
Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở thôn Vôi và thôn Quyết Tiến, xã Thanh Nông, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đã đôn đốc thực hiện khoanh vùng, bao vây dập dịch. Tổ chức tiêu hủy 100% các loại lợn trong ổ dịch, huy động nguồn nhân lực phun khử trùng ở chuồng trại gia súc, gia cầm và môi trường xung quanh ổ dịch; tiến hành rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh... nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.
Công tác phòng chống khoanh vùng, bao vây dập dịch đã được cơ quan chức năng triển khai thực hiện.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi tiến hành lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các trục đường làng, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về bệnh dịch tả lợn châu Phi, để tránh người dân hoang mang.
Thực hiện 5 không trong công tác phòng dịch: Không giấu dịch; không vận chuyển mua bán lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn nhằm hạn chế dịch lợn dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng...
Theo Danviet
Đã thống kê thiệt hại ban đầu sự cố cá chết trên sông La Ngà Chiều 17/5, UBND huyện Định Quán (Đồng Nai) đã thống kê thiệt hại ban đầu của người dân nuôi cá bè trên sông La Ngà đoạn qua xã Phú Ngọc và La Ngà sau sự cố cá nuôi đột ngột nổi lờ đờ, chết hàng loạt. Công an tỉnh Đồng Nai đã vào cuộc, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến...