Sơn La: Cử nhân kinh tế bỏ phố về quê nuôi con đặc sản “ăn đêm, ngủ ngày”, thu 200 triệu/năm
Quyết định bỏ phố về quê với công việc ổn định về quê đầu tư nuôi dúi, một thanh niên huyện nghèo Bắc Yên của tỉnh Sơn La từng bị không ít người cho là… “khùng”.
Chúng tôi về Mường Khoa vào những ngày tháng 3. Đây một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện vùng cao Bắc Yên ( tỉnh Sơn La). Thời điểm này là lúc bà con chuẩn làm đất trồng cây trên nương.
Họ đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về nhà, thậm chí có nhiều gia đình dựng lán tạm trên nương, ngủ lại qua đêm, để sáng hôm sau dậy sớm tiếp tục với công việc đồng áng, không làm không kịp thời vụ, bời mùa mưa sắp đến.
Vật vả làm lụng là vậy, nhưng do địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi, đất đai thì bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, những cây ngô, cây sắn họ trồng trên nương không thu được là bao.
Khác với người dân trong vùng, không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất cằn cỗi của quê hương, anh Lừ Văn Long, bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã chọn cho mình hướng đi mới. Gia đình anh đã thành công với mô hình nuôi dúi, mỗi năm cho thu nhập từ trên 200 triệu đồng. Anh Long cũng là người đầu tiên đưa con dúi về vùng đất khô cằn này.
Chúng tôi gặp anh Long lúc anh đang chuẩn bị những khẩu phần ăn cho đàn dúi của gia đình. Chỉ vào những mảnh tre và vài gốc cây cỏ voi anh Long nói; đây khẩu phần ăn một ngày của đàn dúi đây, đơn giản vậy thôi.
Mô hình nuôi dúi của gia đình anh Lừ Văn Long, bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La), cho thu nhập cao ở vùng nông thôn Tây Bắc.
Anh Long tâm sự, trước khi bén duyên với con dúi, anh cũng đã có một công việc ổn định trên thành phố, với mức 8-10 triệu đồng/tháng. Thế những từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, công việc của anh bị đình trệ, thu nhập bấp bênh, khiến cuộc sống của gia đình anh gặp nhiều khó khăn.
“Cây trồng trên nương không hiệu quả, trong khi chăn nuôi lợn, gà lại lúc được lúc mất do dịch bệnh và giá thất thường, thu nhập ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình, tôi quyết định tìm hướng đi mới, với mong muốn đơn giản là có cuộc sống tốt hơn” “, anh Long nói.
Tìm đủ hướng đi, cuối cùng anh nhận thấy con dúi dễ nuôi, thức ăn đơn giản dễ kiếm, lợi nhuận cao, phù hợp với điều kiện của gia đình. Sau khi bàn bạc kỹ với vợ, anh Long tìm đến nhiều mô hình nuôi dúi trong và ngoài tỉnh thăm quan, học hỏi để lấy kinh nghiệm.
Đầu năm 2020, anh mua vài cặp dúi về nuôi thử. Trong quá trình nuôi anh không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn kiến thức về nuôi dúi. Với sự chịu thương chịu khó, dưới bàn tay chăm sóc của anh, đàn dúi phát triển tốt và không gặp chút khó khăn gì. Tuy nhiên lúc ghép đôi cho dúi sinh sản, anh gặp vô vàn khó khăn, dẫn đến thất bại, dù trước đó đã tham khảo học hỏi nhiều cách.
“Mình không biết thời gian động dục của con dúi cái nên cứ thả con đực vào là chúng nó cắn nhau. Cùng với đó mình chưa không chế được nhiệt độ khiên cho nhiều dúi mẹ bị chết” anh Long nói.
Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 – 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh.
Mở rộng quy mô nuôi dúi, cho thu nhập cao
Thấy nuôi dúi lợi nhuận cao, năm 2021 anh mở rộng thêm mô hình, hiện trang trại nuôi dúi của anh Long với quy mô hơn 100 cặp dúi bố mẹ.
Trang trại nuôi dúi của anh được đầu tư đồng bộ khép kín. Trong chuồng nuôi dúi có hệ thống quạt hút gió, làm lưu thông không khí trong nhà tốt hơn, giúp môi trường nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Video đang HOT
Đối với những ngày thời tiết nắng nóng, có hệ thống phun sương, giảm nhiệt độ tối đa vào trong chuồng nuôi dúi những ngày nắng nóng. Nhờ có cách làm này mà đàn dúi của anh vẫn phát triển tốt vào những ngày thời tiết nắng nóng.
Chia sẻ về bí quyết nuôi dúi, anh Long cho biết, con dúi là loài gặm nhấm nên rất dễ nuôi, thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, mía
Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. Ngoài ra, người nuôi cho dúi ăn thêm hạt ngô, sắn…để dúi có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn.
Thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô, sán…
Nuôi dúi theo anh Long có cái hay nữa là người nuôi tận dụng phân dúi trộn với phân trâu bò để ủ bón cho cây ăn quả.
“Dúi rất dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm, ngủ ngày. Con dúi ưa mát nên chuồng nuôi phải rộng, có thể xây bằng gạch hoặc dùng gạch lát nền gắn lại với nhau theo kích thước cao 60×50x50cm. Ngoài ra, vào mùa hè, có thể sử dụng hệ thống phun nước trên mái chuồng giúp chống nóng kết hợp với quạt công suất lớn để giảm nhiệt chuồng nuôi”, anh Long nói.
Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 – 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Dúi trưởng thành có chiều dài thân 30 – 35 cm, trọng lượng 1,5 – 2 kg/con.
Giá bán dúi thịt là 500.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/cặp. Trung bình mỗi năm trang trại nuôi dúi của anh Long xuất chuồng khoảng 400 con dúi giống và dúi thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí anh lãi 200 triệu đồng.
Giá bán dúi thịt là 500.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 1,5 – 2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc).
“Do thịt dúi là đặc sản nên được nhiều khách hàng tìm mua, nuôi được bao nhiêu có thương lái đến tìm mua tận nhà, thậm chí các nhà hàng ở ngoài thành phố con đặt tiền cọc trước từ mấy tháng. Hiện nay, số lượng dúi thịt trong trang trại cung cấp ra thị trường không đủ. Để cùng phát triển kinh tế mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho những ai có nhu cầu nuôi dúi”, anh Long nói”
Nuôi la liệt con đặc sản "răng hô" mắn đẻ, chỉ chặt tre cho ăn, anh nông dân Sơn La bất ngờ lãi nửa tỷ
Với mô hình nuôi dúi lên tới 1.000 con, anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
Sau khi trừ hết chi phí anh lãi hơn 500 triệu đồng từ mô hình nuôi con dúi đặc sản.
Cả làng trồng cà phê, trồng mận, mỗi mình đi nuôi con dúi đặc sản
Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Chiềng Cọ đi trên tuyến đường được xây dựng kiên cố, chắc chắn, dại 3km từ QL6 vào trung tâm xã, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dúi của nông dân địa phương.
Dọc hai bên đường là những nương cà phê, vườn mận đang thời kỳ ra hoa nở trắng cả một vùng trời.
Nơi đây được mạnh danh là thủ phủ của cây cà phê và mận tam hoa, nhờ vào các loại cây trồng trên, cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi, có của ăn của để.
Tuy nhiên việc phát triển cây trên nương vất vả, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" phụ thuộc thời tiết, thị trường tiêu thụ "năm được mùa thì mất giá"
Thế nhưng, trái với những người nông dân khác, anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) lại chọn cho mình một hướng đi riêng để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình nuôi dúi.
Sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng anh nông dân, đã có một trang trại nuôi dúi lớn vùng, mang về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) đăng kiểm tra sức khỏe cho đàn dùi của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc
Chúng tôi gặp anh Quốc lúc anh đang chuẩn bị những khẩu phần ăn cho đàn dúi của gia đình. Chỉ vào cây tre tươi dài khoảng 20 m đã chặt về đề ngoài sân anh Quốc nói; đây khẩu phần ăn một ngày của đàn dúi, một ngày một cây tre này với vài khúc mia như thế này cho đàn dúi là xong.
Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. Ảnh: Văn Ngọc
Anh Quốc tâm sự, trước khi bén duyên với con dúi, anh cũng như bao người dân khác ở trong bản canh tác các loại cây trồng trên nương.
Tuy nhiên, việc phát triển cây trên nương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thu nhập ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình.
Anh Quốc đã quyết định tìm hướng đi mới, với mong muốn đơn giản là có cuộc sống tốt hơn.
Tìm đủ hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy con dúi dễ nuôi, thức ăn đơn giản dễ kiếm, lợi nhuận cao, phù hợp với điều kiện của gia đình. Sau khi bàn bạc kỹ với vợ con, anh Quốc tìm đến nhiều mô hình nuôi dúi trong và ngoài tỉnh thăm quan, học hỏi để lấy kinh nghiệm.
Đầu năm 2016, anh bỏ hơn 20 triệu để mua 20 cặp dúi về nuôi thử. Trong quá trình nuôi anh không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn kiến thức về nuôi dúi.
Với sự chịu thương chịu khó, dưới bàn tay chăm sóc của anh, đàn dúi phát triển tốt và không gặp chút khó khăn gì. Tuy nhiên lúc ghép đôi cho dúi sinh sản, anh gặp vô vàn khó khăn, dẫn đến thất bại, dù trước đó đã tham khảo học hỏi nhiều cách.
Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 - 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Ảnh: Văn Ngọc
"Ngày đó do mình không biết thời gian động dục của con dúi cái nên cứ thả con đực vào là chúng nó cắn nhau tả tơi, dẫn đến thất bại. Phải chăm sóc lại rất mất thời gian, khiến năm đầu tiên tôi chẳng có con dúi nào sinh sản thành công" anh Quốc nói.
Nuôi dúi mỗi năm ăn chắc hơn nửa tỷ đồng
Thấy nuôi dúi lợi nhuận cao, anh mở rộng thêm mô hình, hiện trang trại nuôi dúi của anh Quốc với quy mô hơn 1.000 con.
Trang trại nuôi dúi của anh được chia thành 2 khu nuôi, tất cả đều được đầu tư đồng bộ khép kín. Trong chuồng nuôi dúi có hệ thống quạt hút gió, làm lưu thông không khí trong nhà tốt hơn, giúp môi trường nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Khu rừng bạc tỷ la liệt loài cây quý của ông nông dân Phú Yên, có những cây gỗ hương khổng lồ
Đối với những ngày thời tiết nắng nóng, có hệ thống phun sương mái chuồng, giảm nhiệt độ tối đa vào trong chuồng nuôi dúi những ngày nắng nóng. Nhờ có cách làm này mà đàn dúi của anh vẫn phát triển tốt vào những ngày thời tiết nắng nóng.
Chia sẻ về bí quyết nuôi dúi, anh Quốc cho biết, con dúi là loại gặm nhất nên rất dễ nuôi, thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô...
Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn.
Ngoài ra, người nuôi cho dúi ăn thêm gốc cỏ voi, thân cây ngô để dúi có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn.
Để thức ăn cho dúi phong phú, anh Quốc còn trồng thêm 1.000 m2 cỏ voi vừa tận dụng lá ngọn chăn nuôi bò vừa lấy thân cho dúi ăn, chi phí thức ăn cho dúi không đáng kể.
Nuôi dúi theo anh Quốc có cái hay nữa là người nuôi tận dụng phân dúi trộn với phân trâu bò để ủ bón cho cỏ, cà phê rất tốt.
Thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô...Ảnh: Văn Ngọc
Chuồng nuôi dúi của anh Quốc chia từng ô vuông diện tích 50 x 50cm bằng gạch men, tổng diện tích 120m2. Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 - 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh.
Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 - 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Dúi trưởng thành có chiều dài thân 35 - 40 cm, trọng lượng 1,5 - 2 kg/con.
Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 - 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh. Ảnh: Văn Ngọc
Giá bán dúi thịt là 600.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 3,5 - 4,2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc) và từ 18 - 20 triệu đồng/cặp (đối với dúi má đào).
Trung bình mỗi năm trang trại nuôi dúi của anh Quốc xuất chuồng khoảng 1.000 con dúi giống và dúi thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí anh lãi 500 triệu đồng
Giá bán dúi thịt là 600.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 3,5 - 4,2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc) và từ 18 - 20 triệu đồng/cặp (đối với dúi má đào). Ảnh: Văn Ngọc
"Do thịt dúi là đặc sản nên được nhiều khách hàng tìm mua, nuôi được bao nhiêu có thương lái đến tìm mua tận nhà, thậm chí các nhà hàng ở ngoài thành phố con đặt tiền cọc trước từ mấy tháng", anh Quốc nói"
Không chỉ phát triển kinh tế cho mình, anh Quốc luôn tích cực hướng dẫn, giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi cho nhiều hộ dân trong bản, trong xã mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình.
Đưa đặc sản rừng thành sản phẩm OCOP 4 sao Những búp măng tre ẩn mình trong núi rừng của vùng đất Sơn La đã được chị Cao Thị Tâm (Giám đốc HTX nông nghiệp trung tâm Tân Xuân 269) nâng tầm thành đặc sản, mang đến sức sống mới cho bản nghèo. Bản Bướt thuộc xã Tân Xuân là một trong những bản nghèo và xa nhất huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn...