Sơn La: Công bố xã 22 đạt chuẩn nông thôn mới 2018
Sáng nay 26.12, xã Đông Sang ( huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã tổ chức Lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Dự buổi lễ công bố có lãnh đạo các ban ngành địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân đến tham dự, tạo nên bầu không khí sôi nổi trên cao nguyên.
Đông Sang là xã vùng II của huyện Mộc Châu, có tổng diện tích tự nhiên là 4.272,1 ha. Tổng số dân toàn xã là 1.248 hộ và 5.223 khẩu, gồm 11 bản và 1 tiểu khu. Toàn xã có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh 248 hộ. 977 khẩu chiếm 18,71%; dân tộc Thái 582 hộ, 2.194 khẩu chiếm 42,01%; dân tộc Mường 34 hộ, 129 khẩu chiếm 2,47%; dân tộc Mông 373 hộ, 1.882 khẩu chiếm 36,03%; dân tộc khác 11 hộ, 41 nhân khẩu chiếm 0,78%.
Đông đảo bà con nhân dân đến tham dự lễ công bố đạt chuẩn NTM tại xã Đông Sang.
Thực hiện xây dựng NTM năm 2013, xã Đông Sang mới đạt 5 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 1- quy hoạch; tiêu chí số 8; tiêu chí số 15, tiêu chí số 19; còn lại 14 tiêu chí với 31 chỉ tiêu chưa đạt. Một số bộ phận, cán bộ, Đảng viên và nhân dân chưa được đầy đủ; đời sống của một số hộ dân còn gặp nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp. Tập quán canh tác của nhân dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn; do đặc thù phong tục tập quán của một số bộ phận nhân dân trên địa bàn đã gặp nhiều khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường.
Với sự quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị huyện, xã Đông Sang và toàn thể bà con nhân dân, bằng nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể hiệu quả, cùng với những cơ chế chính sách phù hợp của Tỉnh ủy, HĐND – UBND tỉnh. Đến nay, xã Đông Sang đã đạt được 19/19 tiêu chí, 49/49 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới.
Đường bản, tiểu khu, ngõ xóm được mở rộng và bê tông hóa.
Xã Đông Sang đã huy động tổng kinh phí xây dựng NTM đạt 60,027 tỷ đồng,trong đó: Ngân sách nhà nước: 46,807 tỷ đồng, chiếm 77,97 %; Nhân dân đóng góp12,255 tỷ đồng, chiếm 20,41 %; Huy động nguồn xã hội hóa đóng góp được 966,630 triệu đồng, chiếm 1,62 %.
Hàng năm xã đã huy đồng bà con chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Thành lập 6 HTX nông nghiệp hoạt động theo luật hợp tác xã (HTX rau an toàn tự nhiên; HTX Nông nghiệp dược liệu Mộc Châu xanh; HTX Nông sản Mộc Châu; HTX rau quả sạch Chúc Sơn-Chi nhánh Mộc Châu;HTX Công nghệ Thảo Nguyên Xanh; HTX du lịch Mộc Phát) và 4 tổ hợp tác (tổ hợp tác rau) hoạt động hiệu quả kinh tế cao.
Video đang HOT
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được trình diễn tại lễ công bố xã Đông Sang, huyện Thuận Châu đạt chuân NTM.
Ngoài ra, xã Đông Sang con đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn, kêu gọi các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển kinh tế. Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản cho bà con, góp phần tăng giá trị hàng hoá nông sản, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân năm 2018 đạt 29,28 triệu đồng/người/năm.
Các khu du lịch cộng đồng và đại lý kinh doanh dịch vụ luôn tấp nập người ra vào.
Ông Ngô Xuân Thu, bản Tự Nhiên, xã Đông Sang cho biết: “Tôi rất vui mừng khi thấy diện mạo nông thôn của xã có nhiều thay đổi rõ nét, các hộ dân cùng nhau hăng hái thi đua xây dựng đời sống văn hóa, thi đua lao động, sản xuất nâng cao đời sống kinh tế. Các công trình trường học được kiên cố hóa, trạm y tế, đường giao thông đi lại thuận tiện, nhà văn hóa bản, nhà văn hóa xã, trụ sở làm việc được xây dựng khang trang, bà con trong xã ai ai cũng phấn khởi. Chúng tôi sẽ tiếp tục chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gìn giữ những kết quả đã đạt được trong xây dựng NTM.
Trường học được xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho con em yên tâm học tập.
Đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã: Đường trục xã, đường liên bản đã được trùng tu với đường huyện dải nhựa hóa 100%, trong đó đường đến bản, tiểu khu: Tổng có 34,79 km, đã bê tông hóa 28,37 km; tỷ lệ đạt 82 %. Đường nội bản tổng13,29 km, đã bê tông xi măng là 8,41 km; tỷ lệ đạt 63%. Đường trục chính nội đồng có tổng số 19,97 km, đã cứng hóa 4,47 km, tỷ lệ đạt 22 %.
Trạm y tế xã được xây dựng kiên cố hóa,tạo điều kiện cho người dân khám chữa bệnh.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao luôn được xã Đông Sang duy trì ổn định. Hàng năm xã tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao giữa các bản để tạo điều kiện cho bà con nhân dân giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Công tác phổ cập giáo dục duy trì bền vững, xã thực hiện tốt công tác duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững, hoạt động của các loại tội phạm có chiều hướng giảm.
Lãnh đạo huyện, xã đón nhận Bằng chứng nhận đạt chuẩn NTM.
Phát biểu tại buổi lễ ông Phạm Đức Chính, Chủ tịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Tôi nhiệt liệt biểu dương các cấp ủy chính quyền, các tầng lớp nhân dân đã cũng nhau chung tay xây dựng NTM, đạt được kết quả tích cực. Để xây dựng phong trào xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao hơn nữa, xã đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền như thông qua đài truyền thanh tại các bản, tiểu khu, các buổi họp dân, thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể…
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện xã Đông Sang đã gắn với công tác thi đua như phong trào toàn dân chung tay xây dựng NTM gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, “5 không 3 sạch”; phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi,… tạo ra không khí sôi động ở địa phương, cùng nhau phát huy, gìn giữ những kết quả mà xã đã đạt được trong thời gian qua.
Theo Danviet
Ở nơi này, trồng bắp cải quanh năm, 3.000m2 lãi 150 triệu đồng
Đến với vườn rau cải bắp của gia đình chị Nguyễn Thị May, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Vườn rau được chị May trồng theo quy trình VietGAP và được cấp giấy chứng nhận năm 2011. Sau khi trừ chi phí trung bình 1 năm chị lãi hơn 150 triệu đồng.
Mộc Châu là địa phương có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ rất tiện lợi cho phát triển sản xuất rau cải bắp và các loại cây trồng ngắn ngày, có thể tạo ra nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Chị May nhận thấy trồng rau cải bắp theo quy trình VietGAP có thể mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình, đầu ra cho sản phẩm lại ổn định. Chị May quyết định đầu tư vốn liếng xây dựng hệ thống tưới tiêu tự động trồng rau cải bắp trên 3.000 m2 đất vườn sau nhà.
Vườn rau của chị May được cấp giấy chứng nhận rau sạch VietGAP từ năm 2011.
Chia sẻ cách chăm sóc rau cải bắp, chị Nguyễn Thị May cho hay: Trồng rau cải bắp theo quy trình VietGAP, nhà vườn tuyệt đối không sử dụng các nguồn nước bẩn...để tưới trực tiếp cho vườn rau.
Khi bắt đầu gieo trồng cần phải tưới nước 2 lần/ngày. Sau 10 ngày - 15 ngày tưới giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng kết hợp bón thúc phải đúng quy trình. Khi rau cải bắp cuốn lá, tôi tiến hành tỉa bỏ lá chân đã già cho vườn được thoáng, để hạn chế sâu bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rau.Thời điểm rau cải bắp cuốn chặt, mặt bắp mịn, lá xếp phẳng và căng thì tôi tiến hành thu hoạch.
Để tiện lợi cho tưới tiêu, chị May lặp đặt hệ thống tưới nước tự động cho vườn rau.
Khác với trồng rau thông thường, trồng rau cải bắp theo quy trình VietGAP đòi hỏi những yêu cầu khắt khe trong quá trình sản xuất. Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về đất trồng, nước tưới, khâu giám sát đầu vào, quy trình gieo trồng chăm sóc, đến khâu thu hoạch tiêu thụ sản phẩm đều phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định. Vì vậy, đòi hỏi phải có một mô hình trồng rau an toàn thích hợp mới đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định.
Từ khi trồng rau sạch VietGAP, gia đình chị đã khá giả hơn so với trước.
Chị May cho biết: Tôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP từ năm 2011, được Hợp tác xã rau an toàn Tự nhiên bao tiêu sản phẩm đầu ra nên thu nhập của gia đình tôi luôn ổn định. Bình quân một năm tôi trồng rau cải bắp được 3 lứa, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Giờ gia đình tôi đã khấm khá hơn so với trước và có của ăn của để. Thời gian tới, tôi dự định trồng thêm su hào với cà chua, để nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.
Vườn rau cải bắp xanh mướt của gia đình chị May, sắp bước vào mùa thu hoạch.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, cho hay: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau cải bắp theo quy trình VietGAP và lựa chọn những loại cây rau ngắn ngày cho năng suất cao, nhiều năm nay gia đình chị Nguyễn Thị May đã có kinh tế dư giả, nuôi các con ăn học, trưởng thành và làm giàu tại địa phương. Sắp tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh mô hình trồng rau sạch trên toàn xã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giúp bà con phát triển kinh tế vươn lên làm giàu.
Theo Danviet
Chuyện có thật: Trồng rau VietGAP bán siêu thị, lãi 20 triệu/tháng Từ khi tham gia vào Hợp tác xã rau an toàn VietGAP, kinh tế gia đình bà Nguyễn Thị May, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ trồng có 5.000m2 rau, quả theo quy trình VietGAP, bà May lãi tới 250 triệu đồng mỗi năm, tính ra bình quân mỗi tháng bà May...