Sơn La: Chiềng Pha-từ xã nghèo đến giàu, đẹp không còn xa
Từ một xã nghèo khó khăn về mọi mặt, sau 10 năm hưởng ứng chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Chiềng Pha ( huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã không ngừng đổi thay…
Chiềng Pha là xã vùng III của huyện Thuận Châu, cách trung tâm huyện 10 km, có tổng diện tích tự nhiên trên 2.600 ha. Toàn xã có 17 bản, hơn 1.600 hộ với 7.800 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc Kinh, Thái, La Ha, Khơ Mú, Kháng, dân cư sống rải rác, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai mục tiều quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn.
Trụ sở UBND xã Chiềng Pha được xây dựng khang trang.
Trao đổi với phóng viên, ông Lò Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Chiềng Pha, cho biết: Chiềng Pha bắt tay vào xây dựng NTM với nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, do trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác lạc hậu, việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM gặp không ít khó khăn, một thời gian ý thức tham gia đóng góp xây dựng NTM của người dân còn hạn chế.
Xác định lấy xây dựng NTM làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển KT-XH, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện chương trình, xã đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng bản, hàng năm xã xây dựng đề án, kế hoạch cụ thể triển khai đến các tổ bản để thực hiện. Thường xuyên tổ chức họp giao ban, tổng kết, phân tích mổ xẻ những cái làm được, chưa làm được từ đó đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Nhiều tuyến đường được bê tông kiên cố, sạch đẹp, thuận lợi cho người dân đi lại.
“Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, cùng với cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện về hỗ trợ xây dựng NTM, trên sở đó xã Chiềng Pha đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo bằng những việc làm cụ thể, huy động cả hệ thông chính trị vào cuộc.
Một trong những giải pháp được xã lựa chọn đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân, bằng nhiều hình thức đa dạng, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện… Đồng thời, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các hội nghị, cuộc họp cộng đồng bản hoặc đến từ hộ gia đình thuyết phục vận động, từ đó người dân hiểu nhiều hơn về mục đích ý nghãi của xây dựng NTM, tích cực tham gia”, ông Hoan cho hay.
Video đang HOT
Mô hình nuôi bò nhốt chuồng được nhân rộng trên địa bàn, đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Phong trào xây dựng NTM phát triển rộng khắp được người dân tích cực hưởng ứng tham gia. Đặc biệt là phong trào làm đường giao thông nông thôn đông đảo người dân tham gia ủng hộ góp công, góp sức, tiền của, hiến đất… hàng chục kilomet đường giao thông nội bản được cứng hóa thuận lợi cho người dân đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh các tiêu chí khác phát triển.
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới đến nay Chiềng Pha đã đạt 10/19 tiêu chí.
Trong sản xuất, xã đã động nhân dân phát huy tiềm năng thế mạnh địa phương đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó nhiều cây trồng, vật nuôi giống mới có năng suất chất lượng tốt được đưa vào sản xuất thay thế cho cây trồng kém hiệu quả, góp phần nông cao thu nhập như: Mô hình trồng chè, cà phê, sa nhân, chanh leo và các loại cây ăn quả…
Trong chăn nuôi, xã vận động nhân dân chăn nuôi đại gia súc theo hướng nhốt chuồng, chuyển đổi những điện tích đất kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn cho trâu, bò, dê… thực hiện tốt công tác phòng dịch bệnh. Đến nay, toàn xã có gần 2.000 đàn bò; 1.000 đàn dê; trên 1.800 đàn lợn, trên 20.300 đàn gia cầm.
Người dân xã Chiềng Pha tham gia góp công, góp sức sây dựng hàng chục km đường giao thông.
Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền trong việc phát triển kinh tế, đến nay Chiềng Pha đã đạt 10/19 tiêu chí NTM, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm. Đến nay, đã đạt 14 triệu đồng/người/năm; 100% có hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia; 100% học sinh trong độ tuổi được đến trường; tỷ lệ lao động có việc làm trên 90%. Tỷ lệ hộ nghèo năm sau giảm hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.
Qua 10 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã nghèo Chiềng Pha không ngừng đổi thay, đời sống của bà con được không ngừng được nâng lên. Đó là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, đoàn kết của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Chiềng Pha.
Theo Danviet
"Săn" đào rừng: Nguy hiểm lại bị mắng xơi xơi, nhiều người vẫn ham
Để có được những gốc đào, cành đào rừng thế đẹp, dáng độc lạ, dân buôn phải băng rừng, vượt núi đi qua những cung đường đèo một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Thế mà bất chấp nguy hiểm, bất chấp cả những cảnh báo về việc tận diệt đào rừng, nhiều người vẫn lao vào cuộc săn vì lợi ích trước mắt.
Suýt lao xuống vực
Nghĩ đến khoảng thời gian vật lộn với con đường uốn lượn như mình rắn, dài hơn trăm cây số để chở 3 cành đào rừng từ xã Xá Nhè (Tủa Chùa - Điện Biên) về xã Chiềng Pha (Thuận Châu - Sơn La) để bán Tết, anh Lường Văn Tiếp, bản Muông (Chiềng Pha) vẫn chưa hết sợ hãi.
Không chỉ chở những gốc đào, cành đào cồng kềnh mà một số dân buôn còn chở thêm cả người gây nguy cơ mất an toàn giao thông bất cứ lúc nào khi tham gia lưu thông.
Trò chuyện với chúng tôi về những gian nan trong hành trình tìm kiếm đào rừng cổ thụ, anh Tiếp cho biết: "6 năm theo nghề buôn đào bán Tết, chưa năm nào anh em tôi lại vất vả như năm nay. Muốn tìm được đào có thế đẹp, chỉ còn cách vào các bản Mông ở vùng sâu, vùng xa. Mà mấy năm trở lại đây số lượng đào đẹp ở Thuận Châu ngày càng ít. Bởi vậy, để tìm được những gốc đào, cành đào ưng ý, điểm đến lần này của anh em tôi là các xã vùng cao ở huyện Tủa Chùa - một trong những huyện nghèo của tỉnh Điện Biên".
Chiếc xe Win được dân buôn dùng để leo núi săn đào.
"Do đường sương mù, trơn trượt nên phải mất gần nửa ngày chúng tôi mới đặt chân đến Xá Nhè. Mất một ngày, một đêm ở trên bản Mông, anh em tôi mới tìm mua được những gốc đào ưng cái bụng. Có được đào rồi, nghĩ đến con đường quay lại mà tôi thực sự thấy ngao ngán. Nhưng biết làm sao, vì kế sinh nhai nên phải cố thôi!" - anh Tiếp tâm sự.
Theo anh Tiếp, đằng sau những gốc đào, cành đào cổ thụ có thế đẹp, độc lạ có giá trị lên đến cả chục triệu đồng phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu. "Trên cung đường vận chuyển, chân, tay bầm tím, xước xát, trẹo, gai đâm chảy máu xảy ra như cơm bữa. Nhiều đoạn đường hẹp sạt lở do lũ, buổi tối trời mù sương, tầm nhìn chưa đến một mét, xe chở nặng, tôi suýt lao xuống vực mấy lần nhưng nhờ kinh nghiệm nhiều năm làm nghề nên tôi mới thoát được" - anh Tiếp chia sẻ.
Mất tiền, mất Tết
Tại tuyến tỉnh lộ 108 đi các xã vùng cao của huyện Thuận Châu - một trong những tuyến đường đèo quanh co, hiểm trở, quanh năm phủ kín biển mây trắng xóa, trung bình cứ khoảng 5 - 10 phút lại có 2 - 3 chiếc xe máy nối đuôi nhau chở những gốc đào cồng kềnh xuôi xuống thị trấn để bán. Những chiếc xe chở đào này không chỉ gây nguy hiểm cho người điều khiển mà còn chiếm nửa lòng đường rất xảy dễ va quệt với các phương tiện tham gia giao thông khác.
Để chở được nhưng gốc đào cổ thụ tán rộng ở các bản vùng cao xuống thị trấn bán đòi hỏi phải có sức khỏe, kinh nghiệm.
Anh Lò Văn Hùng - một tiểu thương ở huyện Thuận Châu, cho biết: Lên các bản Mông vùng cao tìm được những gốc đào già có giá trị đã khó nhưng việc vận chuyển về xuôi để bán còn khó gấp bội. Mùa đông này, sương mù, mưa phùn phủ kín các ngả đường lên bản, tầm nhìn bị hạn chế, đường trơn trượt, nhiệt độ thấp nên đòi hỏi người săn đào phải có sức khỏe, kinh nghiệm mới đem được những gốc đào nguyên vẹn về bán.
Chở đào trên những cung đường đèo ở vùng cao không chỉ gây nguy hiểm cho chính các dân buôn mà còn ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác.
"Còn nhớ, khi mới bắt đầu tập tành nghề buôn đào bán Tết này, tôi lên bản Cắn Tỷ, xã Long Hẹ mua được một gốc đào rừng cổ thụ thế rất đẹp với giá 5 triệu đồng. Phải ăn rừng, ngủ rừng 2 ngày trời đánh gốc mới di chuyển được ra ngoài đường cái. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, trong quá trình vận chuyển làm va quệt khiến nụ hoa bị xước và rụng sạch. Đào đang có giá 5 triệu, chở về đến thị trấn, tôi làm lán nhỏ ven đường Quốc lộ 6 trông 2 đêm 3 ngày trong cái lạnh cắt da thịt nhưng chẳng có lái buôn nào để ý tới, hỏi ra mới biết gốc đào của tôi giờ cho không cũng chẳng ai lấy. Tôi đành chặt nó ra từng khúc để làm củi. Năm đó, mất không 5 triệu săn đào rừng nên nhà tôi cũng mất Tết luôn" - anh Hùng nhớ lại.
Biết việc săn đào rừng là cách gián tiếp hủy hoại môi trường sinh thái, tận diệt đặc sản ở địa phương nhưng cả anh Tiếp, anh Hùng đều "nhắm mắt" làm ngơ vì lợi nhuận hấp dẫn. Tiếp phân bua: "Cả năm chỉ trông chờ vào dịp Tết, nếu không làm thì không có ăn, nên dù nguy hiểm vẫn cố làm".
Phía sau những đồng tiền thu được từ những gốc đào, cành đào rừng cổ thụ có thế đẹp, dáng độc lạ với giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng để có một cái Tết đầm ấm là cả nỗi nhọc nhằn của những dân buôn, còn những gốc đào đặc trưng của mùa xuân Tây Bắc đang từng ngày rỉ máu.
Theo Danviet
Ngưỡng mộ dân xã nghèo Bao La góp 300 triệu, hiến đất làm NTM Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân xã Bao La (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) vẫn đóng góp được gần 300 triệu đồng, cùng với 2.000 ngày công để triển khai các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Hiện xã Bao La đã đạt 12/19 tiêu chí, cuộc sống của người dân đang từng...