Sơn La: 152 giáo viên thuộc nhiều dân tộc thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh
Ngày 6/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Sơn La đã khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non (GVDGMN) cấp tỉnh lần thứ X, năm học 2019 – 2020. 152 giáo viên tiêu biểu tham gia hội thi này.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Sơn La chụp ảnh lưu niệm cùng các giáo viên dự thi
Hội thi GVDGMN cấp tỉnh lần thứ X do Ngành GD&ĐT tỉnhSơn La tổ chức thu hút 152 nữ giáo viên thuộc nhiều dân tộc khác nhau ( Kinh; Thái; Mông; Mường; Khơ mú, Dao, Tày) của 94/229 trường mầm non thuộc 12 huyện/thành phố tham gia. Đây là nhưng giáo viên tiên phong trong đôi mơi phương pháp day hoc và tich cưc, chu đông, tư tin va sáng tạo trong hoạt động giáo dục.
Quá trình dự thi, giáo viên sẽ thực hiện hai phần, gồm: Thi trình bày biện pháp giáo dục và Thi thực hành dạy 1 hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La cho biết: Hội thi là dịp để lanh đao nganh giao duc đánh giá đung vê năng lưc, trinh đô chuyên môn cua giáo viên, đăc biêt la ơ cac vung sâu, vung xa, vung kho khăn co nhiêu dân tôc thiêu sô. Từ đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhăm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nâng cao chât lương giao duc toan diên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà và đất nước…
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La phát biểu tại lễ khai mạc
Video đang HOT
“Có thể nói, Hội thi GVDGMN cấp tỉnh là hoạt động chuyên môn có tính chuyên môn cao, quá trình tổ chức Hội thi từ cơ sở đã thu hút được đông đảo giáo viên tham gia. Hội thi được tổ chức nhằm tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên giỏi, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý của cấp học mầm non thể hiện năng lực, được học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy theo tinh thần đổi mới giáo dục, khai thác, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong các cơ sở GDMN, tạo cơ hội cho giáo viên và cán bộ quản lý tự học, đổi mới và sáng tạo”, ông Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ.
Minh Thịnh
Theo Giáo dục thời đại
Đi học lại, giáo viên "vắt chân lên cổ" chạy, hội giảng lấy thành tích làm gì!
Trong lúc cần hạn chế tối đa tập trung đông người, có trường vẫn lên kế hoạch tổ chức hội giảng 4 ngày để thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, có địa phương sau khi cho học sinh đi học lại 2 ngày đã quyết định cho nghỉ thêm 2 tuần như tỉnh Sơn La.
Giáo viên nhiều nơi vừa đi dạy học, vừa lo có thể lại tiếp tục phải nghỉ để tránh dịch Covid-19. Mối lo ngại về việc vỡ kế hoạch giảng dạy không phải không có cơ sở.
Trong khi đó, ngày 22/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký công văn gửi chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ học để phòng chống dịch bệnh covid-19.
Kế hoạch hội giảng của một trường Trung học phổ thông.
Theo đó, Bộ Giao duc va Đao tao điêu chinh khung kê hoach thơi gian năm hoc 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
1. Kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020.
2. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020.
3. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020.
4. Thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020.
Với khung kế hoạch thời gian năm học có sự thay đổi, giáo viên trung học phổ thông, đặc biệt là giáo viên lớp 12 phải tập trung giảng dạy tốt nhất cho học sinh để các em có thời gian ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, hàng ngày khi học sinh đến lớp, giáo viên ngoài công việc chính là giảng dạy còn phải quan sát, theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh.
Không những vậy, có trường thầy cô còn phải tham gia phong trào hội giảng để thi đua lập thành tích chào mừng 89 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bản chất của hội giảng là giáo viên lên lớp giảng bài trước 30 học sinh và giáo viên nhà trường. Các giáo viên sẽ theo dõi, quan sát, góp ý.
Có trường hơn 100 giáo viên cũng phải tham dự đủ phong trào vì sẽ có điểm danh.
Sau khi dạy xong các môn học được chọn, trường sẽ tổ chức một buổi họp cơ quan nhận xét giờ dạy.
Mỗi giáo viên dạy có ít nhất 10 giáo viên cùng bộ môn góp ý. Bởi là phong trào thi đua nên góp ý cũng nặng tính phong trào.
Đáng nói, dịp 20/11 mỗi năm, đại đa số các trường học đã tổ chức một đợt hội giảng cũng với hình thức tương tự.
Những đợt hội giảng này với không ít giáo viên thì chỉ là để "diễn". Tất cả đều được chuẩn bị kỹ càng.
Thiết nghĩ, trong lúc giáo viên trung học phổ thông đang phải vắt chân lên cổ để đảm bảo kế hoạch giảng dạy cũng như chất lượng chuyên môn, cùng với đó, thầy cô còn phải đảm bảo các công việc được giao để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì những phong trào như trên trường nào đã có kế hoạch tổ chức thì nên xem xét để tránh "trăm dâu đổ đầu" giáo viên.
Nhật Minh
Theo giaoduc.net
150 trường tư kiến nghị được hoạt động trở lại Lãnh đạo các trường tư khẩn cầu Thủ tướng cho phép cơ sở đào tạo ngoài công lập được nhanh chóng hoạt động trở lại trước nguy cơ cạn kiệt tài chính. Ảnh minh họa Trong thư kiến nghị ký ngày 3/3, lãnh đạo 150 trường tư thục từ mầm non tới THPT "đã kiệt sức về tài chính, năng lượng và cả...