Sơn La: 10.000 hộ dân mất nước vì nước thải cà phê
Sau 3 ngày liên tục bị mất nước sinh hoạt, đến sáng 3-12, hơn 10.000 hộ dân ở TP Sơn La, tỉnh Sơn La đã có nước máy trở lại.
Trước đó, vào ngày 1-12, khi phát hiện nguồn nước sinh hoạt bỗng nhiên có mùi hôi thối, đổi màu khác lạ, Xí nghiệp Cấp nước số 1 TP Sơn La đã buộc phải đóng nguồn nước cấp cho các trường học, bệnh viện và 10.000 hộ dân trên địa bàn.
Nguyên nhân do nguồn nước cấp của xí nghiệp đã bị nước thải từ 3 cơ sở chế biến cà phê thuộc xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu và xã Chiềng Cọ, TP Sơn La cùng các cơ sở làm cà phê của hàng trăm hộ dân đóng trên địa bàn xả thải ra suối, làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước cấp.
Để khắc phục tình trạng này, UBND TP Sơn La đã ra lệnh tạm dừng các hoạt động chế biến, rang xay cà phê gây ô nhiễm môi trường có liên quan tới nguồn nước cấp cho thành phố. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra để xử lý các cơ sở cố tình vi phạm, đồng thời kiểm tra lại chất lượng nước đã cấp cho các hộ dân.
Theo ANTD
Video đang HOT
12 năm xả thải hủy hoại môi trường
Với trên 20.000 người làm việc cho khoảng 50 nhà máy, KCN Thụy Vân (TP Việt Trì, Phú Thọ) mỗi ngày xả thẳng ra môi trường hàng nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý. Không ai khác, người hứng chịu là dân sinh sống dọc dòng suối từ KCN chảy ra sông Hồng.
Hàng chục nhà máy cùng xả thải
Chúng tôi đã dành nhiều ngày đêm ăn ngủ cùng bà con nơi đây để hiểu thấu nỗi khổ ô nhiễm. Tại thời điểm chúng tôi có mặt, những ngày cuối tháng 10/2012, ở KCN Thụy Vân có một "hồ" nước lớn là nơi xả thải của hàng chục nhà máy trong KCN. Nước thải của các nhà máy không được xử lý mà thải trực tiếp xuống hồ, khi hồ đầy tràn qua hệ thống cống gồm hai ống cống lớn. Việc xả thải diễn ra cả ngày lẫn đêm, ban ngày khối lượng thải ra ít hơn. Đêm đến, hai ống cống thải ra một nguồn nước đen kịt, đặc quánh và bốc mùi hôi thối khắp xóm làng sau KCN.
Họng cống xả thải suốt ngày đêm
Ông Tạ Ngọc Lâm nhà cách hai cống xả thải khoảng 50 mét cho biết: "Đã nhiều năm nay gia đình tôi sống chung với mùi hôi và nước độc, chúng tôi có kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa thấy KCN xây dựng nhà máy xử lý. Tất cả các loại rác thải, nước thải trong KCN đều chảy về đây gây ô nhiễm khủng khiếp".
Nhiều người dân thôn Vĩnh Phú, xã Thụy Vân cho biết, việc KCN xả thải gây ô nhiễm đã rõ, gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của dân nhưng dân không được hỗ trợ gì. Nhiều đồng ruộng lúa 2 vụ giờ là ao nước ô nhiễm, không cày cấy được. Nuôi cá cũng không ai dám ăn.
Anh Tạ Quang Hải, Trưởng thôn Vĩnh Phú, khẳng định: "KCN Thụy Vân 12 năm hoạt động không có hệ thống xử lý nước thải, xả thải ra suối rồi ra sông Hồng. Nước thải ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, không khí, sản xuất, vật nuôi. Chúng tôi có rất nhiều đơn kiến nghị nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn... ô nhiễm".
Cũng theo anh Hải, nguồn nước sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng. Không thể dùng nước giếng, năm 2006 người dân phải bỏ tiền túi liên hệ với công ty cấp nước để dùng nước sạch. 6 năm trở lại đây, số người mắc bệnh ung thư nhiều, riêng thôn có 12 người bị chết vì ung thư, tính từ năm 2006 đến nay.
Một số nhà máy liên quan đến hóa chất xả thải xuống hồ dẫn đến nhiều hộ nuôi cá cứ mưa rào là cá chết.
Dài cổ chờ nhà máy xử lý nước thải
12 năm KCN Thụy Vân xả thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường cũng là chừng ấy năm hàng trăm hộ, hàng nghìn người dân sống dọc con suối nước thải mòn mỏi chờ nhà máy xử lý nước thải. Nhưng càng mong ngóng càng thất vọng. Người dân đành kêu lên chính quyền địa phương, nhưng kêu xong thì đâu lại vào đó. Người dân cùng nhau viết đơn khiếu nại lên các cấp cao hơn song đến giờ vẫn chưa có kết quả.
Đem tâm tư của người dân đến "gõ cửa" UBND tỉnh Phú Thọ, chúng tôi được ông Thiều Vinh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, thẳng thắn chia sẻ: "Cái này do lỗi cơ chế, lúc đầu cũng nghĩ cố làm sao để phát triển công nghiệp, bấy giờ xử lý chất thải không được quan tâm đến đầu tiên, nên giờ tỉnh Phú Thọ đã nhìn thấy hậu quả rồi. Phải lựa chọn cái trước cái sau, chỗ nào bức xúc nhiều giải quyết trước, cũng có cái phải chấp nhận. Bài học từ nhà máy giấy Bãi Bằng, nước ngoài họ quy hoạch đầy đủ có hệ thống xử lý nước thải, mình lại cắt bỏ".
Người dân bức xúc trình bày nỗi khổ ô nhiễm
"Tất cả các công ty đều được sự đồng ý của Ban quản lý các KCN mới được vào KCN hoạt động, và việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ, nếu không cảnh sát môi trường sẽ xử lý. Tỉnh Phú Thọ đều tuân thủ về quản lý, nhưng do tỉnh nghèo, những năm trước do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, tâm lý người dân cũng vậy, khi thấy có KCN sướng lắm, bỗng dưng có việc làm lương tháng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó mới phát sinh những tồn tại, ô nhiễm môi trường không được xử lý", ông Vinh chia sẻ thêm.
Ông Vinh cho biết thời gian tới, được sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, vốn ODA, tỉnh Phú Thọ sẽ khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại KCN Thụy Vân.
Còn ông Hà Tất Lợi, Phó giám đốc Công ty Phát triển Hạ tầng - KCN Thụy Vân, cho biết, dự án xử lý nước thải KCN Thụy Vân đã được duyệt với công suất xử lý 5.000 mét khối/ngày đêm. Khi nhà máy đi vào vận hành thì những nhà máy xả thải phải đóng phí. Dự tính ngày 1/1/2013 sẽ khởi công dự án và sẽ hoàn thành trong 16 tháng.
Đến thời điểm này dù tỉnh Phú Thọ đã quan tâm và thúc đẩy đầu tư vào các KCN, CCN nhưng thực tế đang cho thấy các KCN, CCN chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Nhiều KCN, CCN đã được quy hoạch trong giai đoạn năm 2006 - 2010 nhưng đến nay vẫn đang nằm trên giấy. Trong khi đó các khu, cụm đã được đầu tư cơ sở hạ tầng hoạt động rất khiếm tốn hoặc nằm im.
Đó chính là một trong những nguyên nhân vì sao các KCN, CCN đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh chưa thật sự hiệu quả.
Theo Dantri
Xả thẳng nước thải ra kênh Rạng sáng 17-7, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an TP.HCM (PC49) phát hiện cơ sở giết mổ gia súc do bà Nguyễn Hồng Thắm làm chủ (địa chỉ quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) dù có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn xả thẳng nước thải ra kênh rạch....