Sơn hào hải vị cũng chẳng bằng 15 đặc sản ngon sôi sục dạ dày của Hà Giang
Ngoài cảnh quan hùng vĩ, những sườn đồi phủ hồng hoa tam giác mạch, Hà Giang còn vô vàn đặc sản núi rừng ngon quên lối về.
1. Cháo ấu tẩu
Nguyên liệu chính làm nên đặc trưng của món ăn là củ ấu tẩu (Ảnh internet).
“Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”. Từ loại củ độc, đồng bào nơi đây đã chế biến ấu tẩu thành món ăn rất tốt cho sức khỏe. Cháo ấu tẩu – đặc sản Hà Giang – có quanh năm nhưng muốn ăn thì phải dạo chợ, ghé quán lúc chiều tối. Cháo sẽ cho người ăn giấc ngủ sâu ngon và xua tan đi mệt mỏi suốt một ngày dài.
Trước khi đem nấu, ẩu tẩu phải được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm. Sau khi rửa sạch, ninh ấu tẩu thêm khoảng 4 giờ cho mềm và bở ra. Còn gạo nấu cháo gồm cả hai loại: gạo tẻ và gạo nếp để tăng độ sánh dẻo. Tiếp đến, cho ấu tẩu bở tơi cùng gạo và nước dùng từ chân giò lợn vào nấu cùng nhau. Cháo chín, cho trứng gà, ớt, tiêu, hành, rau mùi là xong.
Ít loại cháo nào để lại dư vị nhiều như cháo ấu tẩu. Cái beo béo của gạo, của nước chân giò, của trứng gà và mùi thơm thơm quen thuộc với các loại phụ liệu cũng như cay nồng tiêu ớt thì dễ tìm, nhưng vị đắng đắng khác biệt của củ ấu tẩu thì không dễ kiếm, càng không dễ quên.
2. Thắng cố
Sẽ là thiếu sót nếu lên Hà Giang mà chưa thưởng thức thắng cố. Đến chợ Đồng Văn, uống rượu ngô, ăn thắng cố lâu nay đã thành kinh nghiệm truyền miệng của rất đông du khách.
Thắng cố – món ăn được nhiều du khách tìm khi tới Hà Giang. Ảnh:Dulichhagiang.vn.
Thắng cố chuẩn phải làm từ nội tạng ngựa hoặc bò, luôn nóng bỏng khi được múc ra bát, thực khách vừa ăn vừa thổi. Bên ngoài có thêm muối hoặc bột canh, khi ăn mới chấm cho vừa miệng mỗi người. Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, ớt, tiêu quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Bạn có thể ăn thắng cố ở các chợ phiên thuộc Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Cú… với giá khoảng 20.000 đồng một bát.
3. Thịt gác bếp
Thịt gác bếp vị dai, ngọt, cay cay đặc sản vùng miền cao (Ảnh internet).
Thịt trâu, lợn gác bếp thường được làm từ những thớ thịt thái dọc dài, từng miếng thịt trâu, thịt lợn được xiên vào những que to rồi treo lên gác bếp. Trước khi mang gác bếp, thịt được tẩm các gia vị như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén.
Thịt gác bếp ăn ngon mà lại không có chất bảo quản, là món ăn khoái khẩu của du khách mỗi khi có dịp đến Hà Giang.
Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi người. Có thể dùng nướng, hấp, kho tùy sở thích hay dùng xương để ninh thành món canh ngon. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.
Những cây chè Shan cổ thụ vùng cao màu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết nên được gọi là chè Shan tuyết – đặc sản Hà Giang. Đây là nguồn nguyên liệu sạch vì khai thác từ tự nhiên.
Video đang HOT
Giống chè Shan tiếp thu tinh hoa của trời đất cho ra loại thức uống vừa an toàn, vừa thuần khiết hiếm có (Ảnh internet).
Giữa núi rừng, ở bậc cửa nhà người đồng bào thưởng trà Shan tuyết là mong muốn trải nghiệm của rất nhiều người.
Người ta bảo pha trà Shan tuyết, phải dùng nước nguồn trên núi chảy về thì mới cho ra đúng vị đậm đà của loài cây quý. Chén trà mới pha bốc khói nghi ngút giữ ấm lòng người bằng hương thơm thanh và màu tươi ngon. Nhấp môi sẽ thấy chè chan chát nhẹ nhưng lại ngọt hậu nồng nàn.
6. Thịt chuột La Chí
Người dân La Chí coi thịt chuột là loại thực phẩm thường xuyên, hằng ngày. Theo lời kể, mỗi mùa lúa chín đàn ông trong bản kéo nhau đi săn chuột khắp huyện, hết mùa gặt họ lại vào rừng đặt bẫy, rồi đào hang bắt chuột ở rừng vầu, rừng tre, rừng chít. Họ có thể chế biến thịt chuột thành vô vàn món ăn như nướng, xào, treo gác bếp…
Đến bản của người La Chí thế nào cũng được thử qua món thịt chuột nướng và treo gác bếp trứ danh (Ảnh internet).
Chuột được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que xiên đem thui rơm sau đó mới mổ bụng, làm sạch nội tạng. Tiếp đến, xát mắm, muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác vào. Như vậy dù có nướng hay treo bếp, thịt chuột vẫn giữ được vị ngọt nguyên sơ và cũng đậm đà hơn.
Thịt chuột nướng ăn ngay thơm lừng, dai dai, ngọt mà không bị khô. Còn thịt treo gác bếp sau một thời gian sẽ quắt lại, cứng như củi. Nhưng có thể vùi tro nóng, dùng chày đập và chấm muối tiêu làm mồi nhắm, hay ngâm nước sôi cho nở ra, rồi ướp gừng, hành tỏi và xào nóng ăn rất thơm ngon. Cùng hấp dẫn nhưng vị thịt chuột ở đây khác hẳn thịt chuột miền Tây.
7. Bánh cuốn trứng
Bánh cuốn trứng là món ăn đặc sản mỗi sáng của du khách khi đến Hà Giang. Bánh cuốn ở đây khi được tráng trên bếp được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong. Bát nước dùng ăn cùng bánh cuốn trứng còn có ít hành và 2 chiếc giò trông rất ngon.
8. Phở chua Hà Giang
Phở chua Hà Giang thực chất được lan sang Hà Giang từ Trung Quốc, mà người ta vẫn hay gọi là “Lường Pàn” nghĩa là “Phở mát”. Món ăn này có vị chua chua, lạ miệng ăn rất mát nên được nhiều người yêu thích vào mùa hè.
9. Thắng dền
Thắng dền được làm từ bột gạo nếp có nhân đỗ hoặc bánh chay. Những viên bánh nhỏ. Được nấu cùng với nước cốt dừa và gừng tạ
Lạp xưởng là món ăn dùng dần, khá tiện dụng (Ảnh internet).
Thay vì mua lạp xưởng làm sẵn hiện phổ biến khắp các chợ, người dân bản làng miền này lại thích tự làm từ a đến z. Cứ dịp Tết đến, xuân về, người ta nô nức chung nhau mổ lợn để chuẩn bị cỗ.
Trong đó, không thể thiếu món lạp xưởng. Thịt lợn vai được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt, rượu trắng, nước gừng và đặc biệt là quả mắc mật khô xay nhỏ. Tiếp đó, dồn thịt vào lòng non, buộc lại thành khúc và thỉnh thoảng châm kim để khí thoát ra giữ lạp xưởng nguyên khối ngon lành, không nứt vỡ.
Cứ thế từng dải lạp xưởng được hong trên gác bếp hay phơi nắng cho khô dần.
Lạp xưởng Hà Giang vừa giòn giòn, ngậy thịt lại mang mùi nắng quyện mùi khói bếp và mùi mắc mật tạo thành nét riêng khiến người ăn nhớ đậm ghi sâu.
11. Cam sành Bắc Quang
Cam Bắc Quang vỏ sần sần nhưng đều màu, nhìn đã thấy thích (Ảnh internet).
Bắc Quang đến mùa cam là vàng rực màu mọng nước. Người đi qua thật chẳng thể làm ngơ trước những trái cam hấp dẫn đầy rẫy khắp đường khắp chợ. Đặc biệt, nếu từng ăn cam sành Bắc Quang thì càng không thể chối từ lời mời mọc.
Bổ ra thì ruột mọng nước cắn một miếng là thấy ngọt lành, thơm mát sảng khoái vô cùng. Cam sành vì thế luôn là món quà được chọn khi khách ghé Hà Giang đúng mùa.
12. Cơm lam Bắc Mê
Cơm lam Bắc mê thơm ngọt. Ảnh: Hagiangonline
Nếu đến Hà Giang mà không được thưởng cơm lam Bắc Mê thì quả thật rất đáng tiếc. Cơm lam là cơm được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa. Đồng bào dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương làm rẫy, vừa thuận tiện, lại vừa được bảo quản tốt, không bị thiu.
Cơm lam ngon dẻo, vị thơm quyện cùng mùi lá dong, lá chuối nướng hấp dẫn. Ai thích thì có thể ăn cơm lam chay, không thì thông thường người ta hay ăn cùng muối lạc, muối vừng và thức ăn hấp dẫn khác như cá suối nướng, làm món ăn thơm và bùi hơn.
13. Rêu nướng
Rêu nướng cũng là món ăn hằng ngày của người Tày ở Hà Giang. Rêu này chính là rêu láy từ những khe đá, rêu tươi họ mang về làm sạch bóp cho hết nhớt sau đó nướng lên. Ăn rêu nướng rất lạ miệng mà ngon, đặc biệt là chúng còn rất bổ dưỡng.
14. Bánh tam giác mạch
Nêu đến Hà Giang đúng mùa tam giác mạch, bạn không chỉ được đắm chìm giữa thiên nhiên tươi đẹp mà còn có cơ hội được nếm cả một mùa tím hồng mê mải ấy với bánh tam giác mạch.
Bánh được làm từ hạt, thứ mà ít người cất công lên tới Hà Giang để ý bởi mải say trong những cánh hoa muôn hồng nghìn tía.
Bánh tam giác mạch dân dã nơi cao nguyên đá. Ảnh: I.T
Bánh được hấp chín trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn giá 10.000 đồng. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố, như cách họ ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu.
15. Rượu ngô
Rượu ngọt ngào nhưng nồng nàn len sâu vào trong cổ rồi bừng lên xua giá xung quanh (Ảnh internet)
Mỗi tỉnh thuộc khu vực miền núi dường như đều có riêng cho mình loại rượu chế biến theo cách đặc trưng. Rượu ngô Thanh Vân của bà con dân tộc Mông là một men say như thế.
Nguyên liệu nấu rượu là ngô nương thường nhưng nước nguồn và thứ men làm từ 36 loại lá thuốc đã cho ra sản phẩm nổi tiếng của huyện vùng cao Quản Bạ này. Tiết trời vùng cao giá lạnh, người lấp trong sương mà được tấp vào quán tránh rét nhấp môi chén rượu ngô thì ấm lòng biết mấy.
Theo emdep.vn
Vườn tam giác mạch rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku
Không cân phai vươt ca nghin cây sô đên vơi cao nguyên đa Đông Văn (Ha Giang), ma ngay tại phô nui Pleiku (Gia Lai), moi ngươi vân co thê thương thưc, check-in vơi nhưng bông hoa tam giac mach rưc rơ dip xuân Mâu Tuât này.
Năm giao nhau giưa đương Cach mang thang 8 va Tôn Thât Tung (TP.Pleiku, Gia Lai) la môt vươn tam giac mach bung hoa rưc rơ lam mê mẩn nhưng du khach đên tham quan.
Vươn tam giac mach bung hoa rưc rơ giưa long phô nui Pleiku
Khu vươn rông khoang 500m2, với hai tông màu chủ đạo là trắng - hồng lam mê mẩn du khach ghe thăm.
Hoa Tam giác mạch nở kéo dài khoảng một tháng, thay đổi mau săc trăng - hông theo ánh nắng mặt trời. Với người dân Hà Giang, tam giác mạch là cây lương thực khá lâu đời. Hạt cây làm được nhiều loại bánh, ủ rượu, còn ngọn cây là loại rau ăn ngọt và mát...
Nhiêu ban tre đa kip lưu nhưng bức ảnh đep bên vươn hoa tam giac mach dip đầu xuân trên phô nui
Chia se vê y tương tao nên vươn tam giac mach nay, ông Mai Quôc Trương (TP.Pleiku, Gia Lai), chu vươn hoa cho biêt: "Đo la lân đâu tiên tôi ghe Ha Giang, chi thây bao phu 1 mau trăng va hông cua loai hoa nay. Vôn di đa yêu thich hoa tư be nên mua giông vê gieo luôn. Thưc ra tôi cung muôn nhân giông hoa nay rông ra ơ Gia Lai đê moi ngươi thương thưc, chư không đinh kinh doanh..."
Cung theo ông Trương, loai hoa tam giac mach nay kha dê trông, chi cân lam đât ky, gieo hat va tươi đêu nươc môi ngay la cây phat triên rât nhanh. Môi cây hoa se cao tư 60 - 70cm, khi nơ cả vườn se bung bông đông loat.
Cũng như ở cao nguyên đa Đông Văn, hoa tam giac mach ở Gia Lai nở trong khoang 30 - 35 ngay
Rạng rỡ bên hoa tam giác mạch dưới nắng xuân
Hoa tam giác mạch nở đều cả vườn
Những nụ hoa bé li ti, mỏng manh nhưng có sức sống mãnh liệt làm say lòng du khách.
Theo Danviet
Ngỡ ngàng hoa tam giác mạch ở Hà Giang khoe sắc tại Sài Gòn Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy hoa tam giác mạch của vùng cao nguyên đá Đồng Văn xuất hiện giữa Sài Gòn. Hoa tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Hoa nở rộ vào trong khoảng tháng 10 đến tháng 11 mỗi năm. (ảnh: V.Linh) Loài hoa này đã trở thành thương...