“Sởn gai ốc” với những căn bệnh kỳ lạ đáng sợ trên thế giới
Bệnh mù màu, hội chứng ma cà rồng, càng tôm hùm, bàn tay ngoài hành tinh, là những căn bệnh quái ác hiếm gặp khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
1. Lùn bẩm sinh
Tình trạng này gây ra do một đột biến gen di truyền gây ra những biểu hiện còi cọc khác nhau ở rất nhiều dạng. Những người mắc bệnh này trở thành một “phiên bản thu nhỏ” của người có kích thước bình thường. Nhiều người mắc bệnh lùn bẩm sinh khác lại có thể biểu hiện như có tay, chân ngắn hơn so với người bình thường.
Người mắc hội chứng này thườngcó tỷ lệ không đều giữa các bộ phận trên cơ thể và cơ thể người bệnh còi cọc hơn người bình thường.
2. Người khổng lồ
Đây là một căn bệnh rất hiếm gặp do đột biến hoặc các khối u trên tuyến yên có thể làm cho cơ thể người bệnh phát triển hơn so với người thường, là kết quả do hormone tăng trưởng được tiết ra quá mức và thường được gọi là những người khổng lồ. Tính đến nay chỉ có khoảng 100 trường hợp được ghi nhận trên toàn thế giới.
Người khổng lồ có cơ thể phát triển bất thường do hormone tuyến yên gây ra.
3. Bệnh mù màu
Đây là một căn bệnh khiến tầm nhìn của người bị bệnh “nhìn thế giới như một cuốn phim đen trắng”. Tỉ lệ mắc phải bệnh này là 1/33 nghìn người. Người mắc bệnh này gặp rất nhiều khó khăn khi quan sát mọi vật, như bị mờ. Khi nhìn vào ánh sáng mạnh cũng có thể khiến mắt bệnh nhân nhìn kém hơn.
Người bị bệnh mù màu không thể nhận biết màu sắc của thế giới xung quanh mà cảm nhận nó như một “cuốn phim đen trắng”.
4. Bệnh bạch tạng
Đây là một căn bệnh khá hiếm khiến bệnh nhân có một màu da trắng bệch và một mái tóc bạc phơ với màu mắt rất nổi bật, có thể xanh hoặc hồng.
Video đang HOT
Sự giảm đi hoặc vắng mặt sắc tố melanin và những protetin cần thiết trong da đồng nghĩa rằng những người bị bệnh bạch tạng thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như thị lực kém, nhạy cảm với ánh nắng, nặng hơn có thể dẫn đến mù. Thông thường, da của bệnh nhân rất dễ bắt nắng nên khi ra đường vào những ngày nắng nóng, họ đều phải che đậy rất kỹ, bôi kem chống nắng và có nguy cơ mắc bệnh ung thư da hơn người bình thường.
5. Hội chứng methemoglobin huyết
Đây là một chứng bệnh khiến bệnh nhân có màu da khác lạ so với người thường, màu tím hoặc xanh nổi bật. Người bệnh có hàm lượng methemoglobin trong máu cao, vì vậy không những khiến người bệnh trông mất thẩm mỹ mà người bệnh còn phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác tấn công.
Bệnh nhân mắc hội chứng này thường có màu da xanh hoặc tím.
6. Hội chứng lỗ khuyết não
Chứng khuyết nào khiến em bé sinh ra mà không đầy đủ các bộ phận ở hộp sọ, não hoặc phần da đầu. Đây là một căn bệnh khiến thai nhi hình thành không hoàn thiện bụng mẹ và thường do bị một khiếm khuyết trong ống thần kinh. Hiện chưa có biện pháp chữa trị căn bệnh này và do đó đứa bé sinh ra có nguy cơ bị tử vong rất cao. Đứa trẻ sống được khoảng thời gian lâu nhất được ghi nhận là 3 tuổi.
Trẻ mắc hội chứng lỗ khuyết não thường dễ bị chết sau khi sinh.
7. Hội chứng ma cà rồng (Porphyria)
Bệnh hội chứng ma cà rồng là một căn bệnh kỳ bí, cho tới nay vẫn là một dấu hỏi với nền y học thế giới. Có khoảng 200 biến thể của bệnh này với các biểu hiện như sợ ánh sáng, luôn lẩn trốn trong bóng tối vì khi tiếp xúc với ánh sáng, hemoglobin trong máu bị phân hủy dưới tác động của tia tử ngoại khiến họ đau đớn.
Người mắc hội chứng Ma Cà Rồng thường rất sợ ánh sáng.
8. Hội chứng càng tôm hùm (Ectrodactily)
Hội chứng càng tôm hùm (lobster claw syndrome) là hội chứng khiến bàn tay và bàn chân người bệnh phát triển không bình thường ngay từ trong bụng mẹ. Do đó, người bệnh sinh ra thường có một khe hở nơi lẽ ra là chỗ của ngón (tay hay chân) giữa khiến bàn tay hoặc chân có hình dáng như chiếc càng tôm hùm.
Hội chứng khiến bàn tay của người bệnh bị biến dạng giống với càng của tôm hùm.
9. Hội chứng bàn tay ngoài hành tinh
Căn bệnh này tuy không gây hại gì đến sức khỏe người bệnh nhưng nó hết sức phiền toái, người bệnh thường xuyên gặp những vấn đề về tâm lý, tác động xấu đến cuộc sống của họ.
Đây là một một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp, trong đó một cánh tay hoàn toàn bị mất kiểm soát và người bệnh hoàn toàn không nhận thức được về hành động của mình dù nó hành động một cách bất thường hoặc có thể nguy hại đến tính mạng. Thường thì nếu bàn tay “trở chứng” làm việc gì đó khác thường, người bệnh sẽ phải dùng tay còn lại để ngăn cản nó. Căn bệnh được cho là do hệ thần kinh và chứng phình động mạch gây ra.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Căn bệnh lạ khiến "bàn tay ngoài hành tinh" biến ngón cái thành... ngón trỏ
Hội chứng kỳ lạ này khiến cho bạn không còn cái gọi là &'ngón tay cái' nữa.
Có căn bệnh khiến bàn tay mọc thêm ngón thứ 6, có loại dị tật lại khiến các ngón tay ngón chân dính lại với nhau. Thế nhưng hội chứng biến ngón cái thành... ngón trỏ thì bạn đã từng thấy chưa?
Được ghi nhận lần đầu ở Columbia vào năm 1559, tật ngón cái ba đốt (triphalangeal thumb -TPT) là một dị tật bẩm sinh. Người mắc dị tật này ở ngón cái thay vì chỉ có hai đốt xương thì lại mọc thêm một đốt xương thừa khác, khiến bàn tay có cả 5 ngón đều dài như nhau, giống như không có ngón cái cái vậy
Đốt xương thừa ra này có thể chỉ bé bằng một viên sỏi nhỏ nhưng cũng có thể lớn bằng đốt xương của ngón trỏ, và thế là bàn tay của những người sẽ có tới 2 ngón trỏ.
Những người mắc tật ngón cái ba đốt không phải đều có một bàn tay &'năm ngón đều chằn chặn".
Đốt xương thừa có thể mọc phía trên làm ngón tay dài ra, nhưng nó cũng có thể mọc ở phần giữa hai đốt xương có sẵn, biến ngón cái thành một &'quái vật hai đầu". Đây cũng là một trong những nguyên nhân không phổ biến gây ra hiện tượng thừa ngón.
Nhưng bàn tay có ngón cái dài ra thì sao?
Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng &'có năm ngón tay đều dài thì càng tốt chứ sao"? Tuy nhiên anh bạn ngón cái nhỏ con lại có ích hơn chúng ta vẫn tưởng.
Ngón cái của chúng ta rất đặc biệt, với cấu tạo xoay ngược hướng với các ngón còn lại. Nếu bạn nhìn vào bàn tay mình, sẽ thấy rằng ngón cái quay hẳn một góc 90 so với hướng của lòng bàn tay và các ngón còn lại.
Cấu tạo này giúp con người có thể dễ dàng cầm nắm một cách chính xác đồ vật. Với vị trí và độ dài phù hợp, khớp ngón tay cố định và linh hoạt cùng sức mạnh cơ bắp tốt, từ khi sinh ra ngón cái đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thường ngày của chúng ta.
Những trường hợp mắc chứng ngón tay 3 đốt
Vì thế mọc thêm một đốt nữa, cấu tạo &'trời cho" này sẽ bị phá hủy ngay tắp lự. Ngón cái bị tật thường không thể quay ngang nữa. Ngoài ra, lúc này ngón cái sẽ phát triển cùng hướng với các ngón tay còn lại, khiến các chức năng vốn có của ngón tay trở nên không còn hữu dụng.
Chính vì vậy mà bệnh nhân thường khó có thể sử dụng tay một cách hiệu quả, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Đa số trường hợp bị dị tật ngón cái ba đốt là do di truyền. Hiện tượng này thường xảy ra trong tuần 3-7 khi hình thành phôi thai.
Khi đó ngón cái dị tật hình thành do đột biến nhiễm sắc thể 7q36. Đây là hội chứng rất hiếm gặp - chỉ có 1/25000 trẻ sinh ra mắc dị tật này.
Ngón cái ba đốt có thể là biểu hiện của một số hội chứng như hội chứng Holt-Oram, hội chứng Aase, hội chứng Blackfan-Diamond... Nó cũng thường đi kèm với các dị tật khác như thừa ngón, chi quặp...
Dị tật này có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tái tạo. Bên cạnh việc biến đổi vẻ ngoài cho giống một ngón cái bình thường, các bác sĩ sẽ thêm vào ngón tay các dây chằng và gân để khôi phục hoạt động cho ngón cái bị tật.
Theottvn
Theo_Giáo dục thời đại
Virus Zika làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Các nhà khoa học Pháp cho biết họ đã chứng minh mối liên hệ giữa virus Zika và một hội chứng thần kinh hiếm gặp, có tên là Guillain-Barre (GBS). Các nhà khoa học trong đội Fontanet (đến từ Viện Pasteur) đã phân tích dữ liệu hồ sơ của 42 bệnh nhân bị GBS tại thời điểm dịch Zika xảy ra ở Polynesia...