Sởn gai ốc trước hình ảnh các loài côn trùng thời tiền sử
Tổ tiên của loài chuồn chuồn, rận hay rết hiện tại đáng sợ hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Những loài côn trùng thời tiền sử có kích thước khổng lồ và tập tính ‘man rợ’ hơn khiến con người phải sởn gai ốc.
Rận khổng lồ sống ở thời đại cổ sinh, cách đây 500 triệu năm. Loài động vật thời tiền sử này khá giống một con cua móng ngựa với chiều dài 60 cm, sở hữu một chiếc mai cứng, dày với cơ thể nhiều phần trông đáng sợ hơn nhiều so với những con rận bé xíu hiện tại.
Thời tiền sử từng tồn tại một loài kỳ lạ vừa giống mực lại vừa giống với mực ống. Loài này có thể dài tới 1m, và có hàm răng sắc, nhọn, thường tìm các loài giáp xác nhỏ làm thức ăn.
Loài sên lớn nhất hiện nay là sên đất châu Phi, với chiều dài cơ thể là 18cm, đường kính vỏ là 9cm, nhưng không phải là đối thủ của sên tiền sử C.gigantem. Các nhà cổ sinh học cho rằng loài sên này sống ở dưới biển cách đây 50 triệu năm, dài tới 60 cm.
Tổ tiên của loài chuồn chuồn hiện tại đáng sợ hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Loài côn trùng thời tiền sử có tên M.permiana với độ dài lên tới 2 mét, thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng chúng có thể dài hơn nữa và tuyệt chùng do khí quyển không còn nhiều oxy như trước.
Video đang HOT
Năm 2007 các nhà khoa học tìm ra hóa thạch của loài bọ cạp biển J.rhenaniae với chiều dài lên tới 46cm. Loài bọ cạp này săn bắt cá và ăn thịt cả đồng loại ở những vùng nước nông gần bờ.
Đáng sợ không kém là tổ tiên của loài bọ cạp đất. Loài côn trùng thời tiền sử P.kirktonennsis sống ở kỷ Devon, cách đây 400 triệu năm, ăn các loài chân đốt và côn trùng mặc dù nọc độc của nó đủ mạnh để tiêu diệt một số loài động vật lớn.
Không ít người phải sởn gai ốc khi chứng kiến hình ảnh rết Arthropleur – loài không xương sống lớn nhất trên Trái đất đến nay. Các hóa thạch tìm thấy ở Nova Scotia, Scotland và Hoa Kỳ cho thấy loài rết cổ đại có thể đối nghịch với kích cỡ của người trưởng thành khi có thể dài tới 2,4m và đường kính cơ thể có thể lên tới vài feet.
Có ngoại hình và tập tính sinh hoạt giống với loài rết hiện nay hơn là rết Euphoberia sống chủ yếu ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân tuyệt chủng của loài rết này nhưng có vẻ như đây là một loài khổng lồ khá đáng sợ trong quá khứ.
Cameroceras, động vật thân mềm, được coi là một trong những sát thủ biển lớn nhất sống ở thời kỳ Paleozoi. Sinh vật này có thể dài tới 9 mét, sống dưới biển sâu và rất…lười vận động.
Một loài vật lai giữa rết và bọ cạp sống trong môi trường nước, chưa rõ thức ăn của chúng là sinh vật sống hay phù du nhưng với kích thước cực khủng của mình rõ ràng loài vật này xứng đáng là quái vật thời tiền sử.
8 loài cây mang 'siêu năng lực', lạ lùng nhất hành tinh
Bên cạnh con người và động vật, các loài thực vật trên Trái Đất cũng ẩn chứa những đặc điểm hết sức lạ lùng khiến giới khoa học kinh ngạc. Sau đây là 8 loài thực vật lạ lùng nhất hành tinh có thể bạn không tin rằng chúng đang tồn tại.
1. Hoa xác chết: Tên khoa học: Amorphophallus titanum, hoặc titan arum. Siêu năng lực: Phát ra mùi giống như xác chết đang phân hủy để thu hút côn trùng. Đặc điểm nổi bật: Đây là loài hoa khổng lồ trong thế giới thực vật, có thể cao gần 3 mét so với mặt đất. Hoa khi nở sẽ phát ra mùi xác phân hủy. Nơi sinh sống: Trong tự nhiên, titan arum phần lớn được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra. Loài cây này cũng có thể được tìm thấy rải rác trong các vườn thực vật lớn.
2. Cây hộp cát: Tên khoa học: Hura crepitans. Siêu năng lực: Quả có thể phát nổ và bắn hạt ra xung quanh. Đặc điểm nổi bật: Thân cây được bao quanh bằng những chiếc gai hình nón khổng lồ có thể làm bị thương bất cứ ai trèo lên. Cây cho quả hình bí ngô, khi chín có thể nổ và bắn hạt xa tới 900 mét. Nơi sinh sống: Loài cây nhiệt đới này có nguồn gốc ở các vùng Bắc và Nam Mỹ.
3. Hoa Lily : Tên khoa học: Rafflesia arnoldii. Biệt danh: Hoa lily xác chết. Siêu năng lực: Kí sinh, phát triển từ gốc rễ của vật chủ. Đặc điểm nổi bật: Đây là loài hoa riêng lẻ lớn nhất được biết đến trên hành tinh, có đường kính lên tới gần 1 mét. Loài thực vật này sống kí sinh trên thân cây gỗ của vật chủ. Hoa của loài này phát ra mùi xác thối để thu hút côn trùng đến thụ phấn. Nơi sinh sống: Loại cây này thường mọc ở Indonesia, hoặc bạn có thể tìm mẫu vật được bảo quản trong vườn thực vật.
4. Cây xấu hổ: Tên khoa học: Mimosa pudica. Biệt danh: Cây xấu hổ. Siêu năng lực: Cụp lá và rủ xuống khi bị chạm. Đặc điểm nổi bật: Loài cây này phản ứng bằng cách cụp lá và rủ xuống khi gặp phải va chạm. Cơ chế của những chuyển động này được giải thích bằng một sự giải phóng nước từ các tế bào nằm trên cuống và lá. Những chiếc lá bị cụp sẽ mở lại trong vòng vài phút. Nơi sinh sống: Cây có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, sống phổ biến ở các vùng nhiệt đới khác.
5. Cây biết huýt sáo: Tên khoa học: Vachellia drepanolobium. Biệt danh: Cây biết huýt sáo. Siêu năng lực: Cây có thể phát ra âm thanh như tiếng huýt sáo để ngăn các động vật tới gần. Đặc điểm nổi bật: Loài cây này có một mối quan hệ cộng sinh rất chặt chẽ với loài kiến. Cụ thể, trên cành của Vachellia drepanolobium sẽ phát triển một số chiếc gai bất thường với phần cuống phình to và rỗng. Loài kiến sẽ làm tổ trên những gai này bằng cách đục các lỗ nhỏ. Những chiếc lỗ mà loài kiến đục giúp không khí có thể lọt vào khoang trống bên trong chiếc gai và tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo. Nơi sinh sống: Cây biết huýt sáo có nguồn gốc từ Châu Phi.
6. Lá sen nước khổng lồ: Tên khoa học: Victoria amazonica. Biệt danh: Lá sen nước khổng lồ. Siêu năng lực: Có thể giữ vật có trọng lượng lên tới 45 kg trên mặt nước. Đặc điểm nổi bật: Năng lực kỳ diệu của Victoria amazonica được ẩn giấu bên trong những chiếc lá tròn khổng lồ và cực kỳ mạnh mẽ. Lá có thể phát triển tới hơn 2,5 mét. Không khí trong lá cho phép chúng nổi và giữ một vật có trọng lượng lớn trên mặt nước. Trong 1 mùa, mỗi cây tạo ra 40-50 lá phủ trên mặt nước. Nơi sinh sống: Victoria amazonica thường mọc ở Bolivia, nhưng bạn cũng có thể thấy nó được trồng ở một số vườn thực vật.
7. Cây nắp ấm: Tên khoa học: Nepenthes. Biệt danh: Cây nắp ấm. Siêu năng lực: Bắt và tiêu hóa côn trùng. Đặc điểm nổi bật: Những chiếc lá hình ấm của Nepenthes đóng vai trò là những cái bẫy thụ động. Mật hoa được tiết ra từ nắp bẫy thu hút côn trùng, sau đó con mồi sẽ bị rơi vào một lớp chất lỏng ở phía dưới đáy hoa nắp ấm. Không thể trốn thoát, con mồi sẽ bị tiêu hóa bởi các enzyme của loài cây ăn thịt này. Nơi sinh sống: Loài Nepenthes thường mọc ở Madagascar, Đông Nam Á và Úc.
8. Bạch đàn: Tên khoa học: Eucalyptus. Siêu năng lực: Sống sót sau hỏa hoạn. Đặc điểm nổi bật: Lá của cây này tạo ra một lượng lớn dầu dễ cháy tỏa ra nhiều năng lượng khi đốt. Bạch đàn sử dụng lửa để phát tán hạt giống của nó. Các thân cây tự chống chọi với ngọn lửa, những thân cây này sau khi bị cháy sẽ tự tái sinh thay vì phân hủy. Nơi sinh sống: Cây bạch đàn có nguồn gốc và phát triển phổ biến ở Úc, hiện nay thường được trồng ở Hoa Kỳ.
Khoảnh khắc kiến 'cõng' nước tuyệt đẹp Khoảnh khắc con kiến cõng theo giọt nước di chuyển trên một sợi dây tạo ra hình ảnh tuyệt đẹp. Analiza Daran De Guzman ghi lại những hình ảnh này từ khu vườn nhà cô ở Philippines. Điều đặc biệt là các khoảnh khắc trên được bắt lại bằng một chiếc Samsung Galaxy Note 8 chứ không phải từ máy cơ. Guzman mất...