Sởn da gà với anh chồng đòi chia từ 3000 đồng gửi xe khi vợ đi viện
Chị có thể hiểu được khi anh chia tiền với chị từ cái tăm, cọng hành… nhưng đến ngay cả khi chị ốm đau anh cũng chẳng buông tha với bài toán chi tiêu chuẩn xác đến từng trăm lẻ như thế thì chị còn cố gắng vì điều gì.Chị Phương lấy chồng khi anh Lâm đã qua một đời vợ. Làm “tập 2″ của chồng nhưng chị nghĩ chuyện gì là quá khứ thì sẽ không nhắc tới nữa. Thế nhưng, với anh Lâm dường như quá khứ vẫn hiện hữu trong cuộc đời anh. Dù không mấy khi nhắc tới vợ cũ nhưng mọi hành động của anh Lâm đều có ý dè chừng kiểu sống với nhau cũng chẳng biết có đi cùng đến cuối con đường hay không.
Điển hình nhất của việc này là ngay khi cưới anh Lâm tuyên bố dù sống chung nhưng tiền ai người nấy tiêu, mọi phí sinh hoạt chung để chia đôi. Anh nói rõ: “Anh không phải là người hẹp hòi gì, trước đây anh cũng chưa từng làm thế nhưng cuộc đời đã dạy anh sòng phẳng ngay từ đầu là hơn”. Chị dù sốc nhưng biết anh làm thế vì sau khi chia tay người vợ đầu anh bị đuối lý khi chia tài sản chung, song đến tận giờ anh có vẻ vẫn vô cùng cay cú chuyện đó. Chị có tranh cãi lại với anh nhưng vô ích, anh nói là dù thế nào anh cũng không thay đổi quyết định. Vừa mới kết hôn chị cũng chẳng thể nào lại cắp quần áo ra đi, cũng đành chấp nhận.
Ảnh minh họa
Từ đó thì đầu óc chị không thể nào yên tĩnh một ngày nào được nữa vì hôm nào cũng có bài toán chi tiêu được đặt ra. Anh cũng sợ chị khai khống nên nói ngày nào chia tiền ngày đó, chứ không đợi đến cuối tháng cộng tổng rồi mới chia như cách của chị. Lương của anh được 15 triệu, lương chị 5 triệu, nhưng anh không quan tâm ai nhiều, ai ít bởi ai có nhiều người ấy hưởng nhiều không nên ghen tị. Hôm nay, chị đi chợ hết 150 ngàn, anh đưa 75 ngàn. Có hôm chị nói đi chợ hết 250 ngàn, anh còn hỏi chi tiết từng món bao nhiêu và bảo sao thịt lại mua đắt thế, bình thường anh mua giá chỉ bằng 2/3 mức đó. Bởi vậy, anh quyết định anh sẽ là người đi chợ. Đến nước này chị cũng tặc lưỡi, ừ thì càng nhàn thân mình.
Thế nhưng, khi nào anh đi chợ thì chị không thể biết nấu món ăn như thế nào, vì ngày nào cũng chỉ có thịt lợn ba chỉ và mớ rau muống. Chị nín nhịn đến 1 tuần thì không thể chịu đựng hơn được nữa.Chị bảo với chồng, nếu anh thích sòng phẳng như thế thì ai đi chợ và nấu gì người đó tự ăn, chị không thể chịu đựng được “thực đơn” của anh. Anh Lâm bỗng nổi giận:”Em nói thế thì còn gì là vợ chồng nữa, khác gì 2 kẻ thuê chung nhà trọ”. Chị chỉ muốn xách quần áo bước ngay ra khỏi cái nhà có người chồng tội nợ ấy. Nhưng chị nhớ tới lời khuyên của mẹ, con gái lấy chồng phải chịu đựng, như mẹ chị đã phải chịu đựng bố chị với những trận say bí tỉ, những lần nhiếc móc, đánh đập gần như một đời làm vợ. Mẹ chị đã chịu đựng được thì lý gì mình lại không? Anh Lâm tuy thế nhưng có cái nhà to, rộng, chị không tính toán lấy anh để được cái nhà, nhưng dù sao giờ lại bắt đầu với cái nhà trọ và cuộc sống như cũ thì chị cũng không muốn.
Ngậm bồ hòn làm ngọt chị lại tiếp tục ăn cơm thịt ba chỉ qua ngày. Có ngày nghĩ tủi nhục chị vừa ăn vừa khóc. Dù anh Lâm chưa từng có hành động gì xấu khác, trừ việc chi tiêu hà tiện và chia đôi mọi khoản chi chung.
Cho đến một hôm chị bị đau bụng, phải vào viện lúc nửa đêm. Anh Lâm cũng sốt sắng đưa vợ vào viện khiến chị có phần cảm động. Anh quan tâm, săn sóc còn hơn bất cứ ông chồng nào khác. Chị nghĩ thì thôi coi như mình được bù lại phần nào ở người chồng tốt. Chị được về nhà ngay sau đó khi bác sỹ cho uống một liều giảm đau và kết luận không rõ nguyên nhân.
Đang nằm thiu thiu trên giường, bỗng thấy chồng chị đi vào, anh bảo: “Hôm nay tiền viện phí hết 280 ngàn, 3 ngàn gửi xe, em đau bụng nhưng là vợ anh nên anh vẫn chi 1 nửa, em đưa anh 141.500 đồng. Gần 12 giờ đêm rồi để anh chốt sổ”. Chị chết lặng với màn tính toán rạch ròi của chồng. Chị có thể hiểu được khi anh chia với chị từ cái tăm, cọng hành… nhưng đến ngay cả khi chị ốm đau anh cũng chẳng buông tha với bài toán chi tiêu chuẩn xác đến từng trăm lẻ như thế thì chị còn cố gắng vì điều gì. Cuộc đời chị không thể để bị tù đày trong những con số như thế.
Video đang HOT
Ý nghĩ thoáng qua nhưng chị hành động rất nhanh. Chị từ từ ngồi dậy lấy ví, đưa tiền và nói với chồng: “Lần này em đau bụng, không liên quan đến anh nên em sẽ chịu mọi phí thanh toán. Em gửi anh 300 ngàn, anh cứ giữ lại tiền thừa. Em sẽ không ngồi đây đợi vì khi anh chết, ai sẽ chia tiền quan tài với em. Coi như chúng ta chưa từng có cuộc hôn nhân này. Em sẽ đi ngay ngày hôm nay”. Mặt Lâm thoáng tái đi, nhưng anh vẫn giữ bình tĩnh phân trần rằng anh làm thế chỉ vì muốn giữ một mối quan hệ lâu dài.
Cho đến khi chị kéo va-li ra khỏi nhà anh mới tin là chị làm thật. Anh đứng ở bậc thềm khóc lóc và xin chị tha thứ, anh sẽ hủy luật đã đưa ra. Nhưng chị quả quyết không quay đầu lại, lời xin lỗi này đã quá muộn rồi.
Theo Afamily
Cái tát trời giáng cho người vợ được đằng chân lân đằng đầu
Anh đã quá chiều người vợ được đằng chân lân đằng đầu mà không giúp vợ thấy cái sai của mình? Anh tặc lưỡi, thôi thì cứ về với mẹ đã, dù sao mẹ cũng chỉ có một
Anh Tiến đăng nhập vào zalo, vừa mở ra đã thấy một loạt tin nhắn của vợ gửi cho anh. Đọc vội anh Tiến chỉ toàn thấy cô viết về mẹ chồng: "Trời ơi, em điên lên mất, anh cứ bảo em im lặng rồi có gì trút sang cho anh nhưng có phải lúc nào anh cũng online đâu, toàn là em phải nhắc, hôm nay mẹ lại cho cu Tí nghịch bẩn, nó đang ho bảo mẹ đừng cho nó xuống đất, thế mà bà bảo là trẻ con phải cho nghịch đất thì nó mới mau khỏi. Em vừa dặn bà là tuyệt đối không được cho con uống nước lạnh, thế mà nói chưa dứt mồm bà đã cho nó ăn ngay sữa chua vừa bỏ trong tủ lạnh ra".
Cứ thế, toàn là những tin nhắn vợ ngồi than vãn với chồng về mẹ chồng khiến anh Tiến phát mệt. Chẳng biết trả lời gì vợ thì ngay lập tức lại có tin nhắn lại: "Ơ, anh buồn cười thật, đọc tin nhắn xong thì phải nhắn lại chứ, đọc xong im lặng thế à?".
Nhiều lúc về nhà, anh cũng thấy cảnh chướng tai gai mắt với vợ anh
Anh Tiến chỉ biết trả lời: "Vậy em muốn anh nhắn sao? Bênh mẹ thì em tức rồi em giận anh, bênh em thì mẹ buồn, ngoài im lặng ra anh biết làm gì?".
Nói thì nói vậy thôi, chứ anh Tiến chẳng mấy khi im lặng. Anh cứ để vợ trút toàn bộ sự giận dữ khó chịu rồi anh nhẹ nhàng phân tích cho vợ hiểu. Nhưng hình như quan điểm của vợ và mẹ anh trái ngược nhau quá nên càng nói vợ càng không thấy thỏa mãn chút nào.
Hai vợ chồng anh sinh cậu con trai đầu lòng. Vì vốn là cháu đích tôn nên ông đã cử hẳn bà lên trông cháu cho vợ anh có thêm thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị làm việc. Ông bà còn ra lệnh dù đã qua cữ thai sản nhưng vợ phải ở nhà hẳn 9 tháng rồi mới được đi làm để cho khôi phục sức khỏe hoàn toàn.
Mẹ anh năm nay 60 nhưng vốn dân ở quê lao động chân tay nên bà có sức khỏe và minh mẫn. Mọi việc trong nhà từ trông cháu đến đi chợ rồi giặt giũ lau nhà, thậm chí đêm hôm thức trông cháu đều do một mình bà làm hết.
Bà bắt hai vợ chồng anh đi ngủ, bà bảo giờ bà già rồi ngủ ít nên trông cháu được. Vậy mà không hiểu sao vợ anh Tiến vẫn không thấy hài lòng, thậm chí là khó chịu khi bà lên và làm đảo lộn cuộc sống của vợ chồng trẻ.
Đầu tiên vợ anh kêu là mệt mỏi vì con hay quấy khóc. Và vợ anh bảo không có thời gian nghỉ ngơi. Anh Tiến đã tìm cho cô 4 người giúp việc. Nhưng chỉ được vài ngày hoặc vài tuần thì hoặc là những người đó tự ra đi, hoặc là vợ anh sẽ cho họ nghỉ với lý do không hợp. Rồi cuối cùng thương cháu, mẹ anh đã lên để chăm cháu cho con dâu.
Mẹ anh vốn dĩ cũng là người xuề xòa, tính bà ở quê vốn sống đơn giản, ăn uống cũng đơn giản nhưng vợ anh thì không như vậy. Với vợ anh, nấu nướng bất cứ món gì cũng phải có đầy đủ gia vị cô mới ăn. Chỉ cần thiếu rau thơm là vợ anh không đụng đũa. Vì thế, có nhiều lần những món ăn mà mẹ anh nấu cho con dâu vẫn còn nguyên bát.
Nhiều lúc về nhà anh thấy cảnh chướng tai gai mắt với vợ. Mẹ anh vừa trông cháu, vừa tất bật nhặt rau rồi lau nhà trong khi anh bước lên phòng thì con dâu là vợ anh đang nằm giũa móng tay và kẹp điện thoại buôn chuyện với bạn. Chưa hết, anh cứ về đến nhà là lôi anh vào phòng đóng cửa lại rồi chê bai mẹ chồng hết cái nọ đến cái kia.
Vợ anh chê mẹ chồng bẩn, chê bà không mấy khi rửa tay khi bế cháu, rồi chê bà lúc nào cũng cái mồm ăn trầu đỏ hoen hoét. Vợ anh còn chê bà người lúc nào cũng hôi hám.
Anh đã nhắc nhở vợ rằng, là con vợ không nên coi thường mẹ chồng thì vợ lại ôm con giận anh. Ở với mẹ, anh không muốn bà chứng kiến chiến tranh lạnh của hai vợ chồng nên anh lại cố nén nhịn. Còn mẹ anh thì cứ vô tư chăm cháu mà không biết hàng ngày con dâu mình lại khó chịu đến vậy.
Cho đến một ngày, hôm đó như thường lệ bà lại thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Người già thường hay khó ngủ, bà định chạy sang phòng để thay bỉm cho cháu thì thấy có tiếng cãi vã của hai vợ chồng anh.
Bà định không tò mò nhưng tiếng cãi vã nổi lên ngày càng lớn làm bà lại phải ghé tai xem vợ chồng anh đang gặp vấn đề gì.
Bà thấy anh đang lớn tiếng mắng vợ ích kỷ còn con dâu thì bảo với con trai: "Mai anh bảo mẹ biến về quê cho tôi nhờ, tôi không thể chịu nổi cái kiểu ăn lông ở lỗ như thế. Từ ngày mẹ anh lên chăm cháu, con tôi không tăng lên được một lạng nào. Ở với bà lâu chắc nó suy dinh dưỡng mất, đã thế còn tiêu hoang. Tôi đưa bao nhiêu tiền cũng cầm hết cấm bao giờ trả lại cho tôi được đồng nào". Bà nghe thấy tiếng cái tát trời giáng, rồi nghe tiếng khóc của con dâu.
Bà đứng lặng ở hành lang hồi lâu rồi khe khẽ bước vào phòng gói ghém quần áo. Sáng hôm sau anh thức dậy mà không thấy có mùi nấu nướng như mọi bữa. Ngỡ mẹ bị ốm, anh sang phòng gõ cửa nhưng cửa không khóa, anh bước vào thấy chăn gối đã được gấp gọn gàng và có một lá thư để lại cộng với chiếc phong bì dày.
Mẹ thì chỉ có 1, anh quyết về với mẹ đã
Anh mang lá thư ra đọc, mẹ anh viết: "Mẹ xin lỗi, mẹ không ngờ sự vô tâm của mẹ đã làm cho các con khổ, mẹ về quê với bố và mong các con đừng giận mẹ. Số tiền mỗi lần đi chợ còn thừa mẹ đều cất cả ở đây vì muốn giữ lại cho các con mẹ sợ các con tiêu pha nhiều quá sau này hết cả tiền chứ mẹ không có ý định cất riêng cho mẹ đồng nào cả".
Anh tức tốc lao ra bến xe bắt tiếp chuyến khác về quê, anh nhắn lại cho vợ: "Mẹ đã biết hết toàn bộ chuyện của em, bây giờ em tự đi xử lý. Còn anh sẽ về với mẹ, hai mẹ con em ở đó tự xoay sở với nhau, khi nào em thấy cần thay đổi thì anh sẽ về. Còn không, chúng ta tạm xa nhau một thời gian để cả hai cùng suy nghĩ lại".
Anh hi vọng rằng vợ anh sẽ thay đổi suy nghĩ sau những ngày hai mẹ con cô vắng anh. Hay có lẽ vì anh đã quá chiều người vợ được đằng chân lân đằng đầu mà không giúp vợ thấy cái sai của mình? Anh tặc lưỡi, thôi thì cứ về với mẹ đã, dù sao mẹ cũng chỉ có một.
Theo Phunuvagiadinh
Ký ức nhờ người sinh con giúp chồng Cả tôi, mẹ chồng, và chồng tôi đều thống nhất sẽ coi cô bé như đứa em út trong nhà. Chỉ cần cô bé không tiết lộ bí mật thcó thể đến thăm con bất cứ lúc nào. Có lẽ số phận luôn đẩy đưa những con người xa lạ đến với nhau, rồi lại gắn kết họ bằng sợi dây vô hình....