Sởn da gà nếm thử 5 đặc sản từ sâu béo núc ở Việt Nam
Các món ăn được chế biến từ: sâu chít, sâu muồng… tuy bề ngoài có phần kỳ dị nhưng nếu đã vượt qua cảm giác sợ hãi ban đầu thì đây đều là các đặc sản thơm ngon với vị hấp dẫn riêng.
Sâu muồng – đặc sản Tây Nguyên
Sâu muồng là ấu trùng của loài sâu trên cây muồng, có màu xanh như lá cây. Ở vùng miền Trung – Tây Nguyên, cây muồng thường được trồng để cây tiêu bám vào, còn loài sâu này chỉ ăn lá muồng nên nông dân không phun thuốc trừ sâu, chờ đến khi chúng đóng kén thì thu hoạch.
Cũng giống như nhộng tằm, bạn có thể chiên, xào, lăn bột, luộc hay thậm chí ăn sống. Sâu muồng có vị bùi béo đặc trưng của các loại ấu trùng sâu, thường người dân đợi cho loài sâu này đóng kén rồi mới thu hoạch, chế biến làm thức ăn
Sâu chít – đặc sản vùng cao Tây Bắc
Sâu chít – loại công trùng xuất hiện trong thân những cây chít mọc trên rừng, được xem là đặc sản ở vùng cao Tây Bắc. Loại sâu này có thể dùng để chế biến thành các món ăn có vị bùi ngậy, thơm ngon hoặc dùng ngâm trong rượi có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho đàn ông và làm đẹp da phụ nữ…
Mùa sâu chít thường kéo dài khoảng 4 tháng, từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 2 năm sau. Hiện nay, nhiều tiểu thương lặn lội lên vùng cao Tây Bắc thu gom số lượng lớn chuyển về tiêu thụ tại các tỉnh dưới xuôi, thậm chí là vào cả TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Dân Việt
Video đang HOT
Trên thị trường 1kg sâu chít thường có giá từ 800.000 – 1.000.0000 đồng/kg. Sâu chít có thể chế biến thành nhiều món, trong đó ngon nhất là món sâu chít xào lá chanh. Vị bùi, béo ngậy và ngọt của món sâu này chinh phục bất cứ thực khách nào dù là khó tính đến đâu.
Sâu măng – món ngon khó cưỡng ở Thanh Hóa
Những con sâu bóng nhẫy, ngọ nguậy nhìn rùng mình qua bàn tay chế biến của người phụ nữ H’Mông đã trở thành món ăn đặc sản vào mùa lạnh đối với người Mường Lát (Thanh Hóa) và bất cứ du khách nào có dịp ghé qua mảnh đất này.
Tháng Chín, tháng Mười (dương lịch) là bắt đầu vào mùa “săn” sâu măng. Khi cây măng nứa đã cao quá đầu người cũng là lúc những con sâu trưởng thành vào độ béo nhất. Món ăn “kỳ dị”, có vẻ rất đơn giản nhưng có giá đắt đỏ, dao động từ 300-500 nghìn đồng/kg.
Đuông dừa – đặc sản miền Tây
Đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng, được sử dụng để làm nhiều món đặc sản trong ẩm thực Việt Nam. Đuông dừa luôn được giới sành ăn đánh giá cao về độ giòn, vị béo ngậy, thơm lừng độc đáo.
Đuông dừa trưởng thành tùy loại sẽ có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3cm đến 5cm, toàn thân có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa).
Thịt đuông dừa được chế biến thành các món nướng, chiên, xào tỏi, hấp lá chanh nhưng phổ biến nhất phải kể đến đuông dừa tắm mắm. Những người “nghiện” món ăn này cho rằng, cái thú của việc thưởng thức đuông dừa là khi nước trong con đuông dừa tràn ra, đầy vị béo, sau đó thấm vào khoang miệng, vòm họng, khiến những ai đã can đảm ăn thử sẽ bị hấp dẫn lạ lùng. Tuy nhiên, để ngăn chặn việc đuông dừa phá hoại cây cối, thu hẹp diện tích trồng dừa thì bắt đầu từ năm 2016, tỉnh Bến Tre đã có lệnh cấm kinh doanh loài côn trùng này.
Sùng đất
Không chỉ được xem là đặc sản ngon khó cưỡng, sùng đất còn được người Cơ Tu (Quảng Nam) xem là loại “xuân dược” nghìn năm tráng kiện, là vị thuốc mà đàn ông Cơ Tu tin dùng để duy trì khả năng phòng the của mình.
Thông thường, sùng đất trưởng thành vào mùa mưa, độ giữa tháng 8 cho đến hết tháng 12 (âm lịch). Cứ mỗi độ đến mùa sùng đất, người dân Quảng Nam lại tranh thủ “hái lộc” từ con vật trời cho này. Chúng thường sống ở các bãi bồi ven sông hoặc tại các vùng đất pha cát và nhiều lá mục, nơi có đất ẩm thấp ở trung du, miền núi…
Nhìn bề ngoài, sùng đất dễ khiến ta có cảm giác rùng mình. Nhưng khi thưởng thức hương vị của nó, nhiều người mới gật gù mà tấm tắc khen ngon. Có vô vàn món ngon được chế biến từ sùng đất như luộc, rang hay băm nhỏ đúc bánh xèo,… Nhưng dậy mùi và giữ được hương vị vốn có của sùng nhất vẫn phải kể đến món sùng nướng muối ớt.
Hiện thương lái đang thu mua loại côn trùng này với giá 200.000 đồng/kg.
Theo vietnamnet.vn
Vêch - Món ăn đặc biệt dâng Yàng
Đến với Tây Nguyên không chỉ có sử thi, nhạc cụ, cồng chiêng, những làn điệu dân ca, mà một phần rất quan trọng không thể thiếu, là nghệ thuật ẩm thực, trong đó đặc sắc nhất là "Vêch", món ăn đặc biệt mà đồng bào Êđê thường kỳ công thực hiện để dâng Yàng (thần linh) trong những dịp lễ trọng đại.
Cây và hoa tiêu rừng
Giữa hàng trăm món ăn được thể hiện tài hoa, độc đáo theo phong cách ẩm thực các vùng miền dự hội thi món ngon trong Liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam lần thứ 8 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, món "Vêch" đặc sắc của đồng bào Êđê đã đoạt giải nhất đầy ấn tượng.
Món "Vêch" vị đắng, cay, thơm, beo béo rất đặc trưng
Đã một lần đến với lên Tây Nguyên, không ít du khách được thưởng thức những món ăn như dưa món, gỏi cà đắng, đu đủ giã thậm chí sang hơn một chút là gà xa lửa, lẩu lá rừng, cá bống thác kho riềng... Riêng món ăn xếp vào hàng "đặc sản", thượng hạng như món "Vêch" thì không phải lúc nào thực khách muốn là có ngay. Một dịp tham gia chương trình "Trải nghiệm Văn hoá - ẩm thực của đồng bào Ê Đê" do CLB Khát Vọng Xanh Krông Ana tổ chức tại buôn Êcăm, thị trấn Buôn Trấp, Krông Ana (Đắk Lắk), tôi may mắn được thưởng vị món ăn đặc biệt này. Chủ nhà Amí Nen cho biết để nấu món Vêch bò, bà đã vào rừng hái loại môn ngứa bẹ nhỏ, dặn lò mổ bò để dành cho bà một đoạn Vêch (đoạn ruột non của con bò). Để món canh thêm ngon bà ninh xương bò và đu đủ non hơn tiếng đồng hồ, bỏ bẹ môn,"Vêch" và gia vị vào nấu đến cho nhừ. Cảm nhận ban đầu, món canh có mùi ngai ngái của Vêch; đăng đắng của đu đủ non, môn rừng; cay nồng của ớt, tiêu, riềng; nhai chậm sẽ cảm giác ngọt ngon ở cổ họng. Món ăn vừa lạ vừa ngon khiến du khách trong đoàn tò mò nếm rồi ngật đầu tấm tắc khen ngon.
Ông Khăm Phết Lào giới thiệu món "Vêch"
Gần đây, tôi lại được thưởng thức món "Vêch" trong buổi tiệc của gia đình ông Khăm Phết Lào - con trai vua Voi Ama Kông ở buôn Ko Tam, xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột). Tại đây, tôi được tìm hiểu sâu hơn về nguyên liệu, quy trình chế biến món ngon này. Để nấu món "Vêch", ông đã mổ nguyên một con bò được chăn thả tự nhiên để đảm bảo phần ruột thông sạch, thịt chắc, thơm ngon. Khi mổ bò, người thợ nhanh tay chọn một đoạn ruột non liền kề với bao tử, dùng lạt buộc chặt hai đầu rồi mới cắt ra để riêng làm "Vêch". Đoạn ruột này được chần qua nước sôi, bóp lấy phần dịch tiêu hóa bên trong pha với nước, lọc, lắng rồi cô đặc. Chọn xong phần "Vêch", các phần nội tạng còn lại được làm sạch nấu với với da, đuôi và nhiều gia vị khác như ớt, củ nén, sả, riềng, tiêu rừng cho thật mềm rồi cho thêm "Vêch" vào để tạo mùi vị đặc trưng. Để món "Vêch" thêm đậm đà, người nấu cho các gia vị vào nguyên liệu ướp qua một đêm cho lên men.
Đoạn ruột non làm "Vêch"
Nguyên liệu, quy trình chế biến món "Vêch" rất tốn kém và công phu nên không phải khi nào, nhà nào cũng nấu. Trước kia, mỗi khi buông làng tổ chức lễ hội, gia đình khá giả có việc quan trọng mới nấu món "Vêch". Đây là món người dân dùng để cúng Yàng (thần linh). Họ chọn những nguyên liệu ngon nhất, nấu kỹ lưỡng nhất để bày tỏ lòng thành với Yàng. Cúng xong, chỉ những người đặc biệt có chức sắc trong làng hay mời khách quý mới được thưởng thức. Ngày nay, cuộc sống người dân trong các buôn làng Tây Nguyên đã cải thiện. Vào dịp lễ, tết họ thường "đốt" trâu, bò để ăn. Khi mổ, họ đều chọn lấy phần "Vêch" để chế biến nhiều món ăn đãi dân làng, còn lại treo lên gác bếp để dành. Khi nào dùng, họ lại cắt một đoạn "Vêch" nấu cùng với các loại rau, củ, quả rừng. "Vêch" trở thành một thứ gia vị tạo hương vị đặc biệt cho món ăn. Dù là nguyên liệu chính hay phụ, món ăn có "Vêch" sẽ có vị đắng, cay, thơm, beo béo và mùi rất đặc trưng.
LÊ NHUẬN
Theo baodansinh
Gỏi lá, măng nướng xào "vênh" bò ngon nức tiếng ở Tây Nguyên Nếu một lần đến vùng đất Tây Nguyên, bạn nhất định nên thử món gỏi lá hay măng nướng "vênh" bò đặc sản của người dân cùng đất nắng gió này. Heo rẫy nướng Hai món heo nướng cao nguyên và heo nướng muối ớt đều có mùi đặc trưng bởi các loại gia vị tẩm ướp cơ bản: củ nén, ngò gai,...