Sơmi hồng chóe của vợ Trump cháy hàng sau cuộc tranh luận
Chiếc áo màu hồng của một thương hiệu cao cấp được săn lùng đến mức cháy hàng sau khi bà Melania Trump diện nó tới cuộc tranh luận của chồng.
Bà Melania bắt tay chào cựu tổng thống Bill Clinton trước cuộc tranh luận của chồng. Ảnh: Reuters
Bà Melania, một cựu người mẫu, gây chú ý ở hàng ghế khán giả của cuộc tranh luận với chiếc áo sơmi bằng lụa bóng, thắt nơ ở cổ, mặc cùng quần đồng bộ. Chiếc áo trên là một thiết kế của thương hiệu Gucci có giá bán 1.100 USD.
Chỉ nửa giờ sau đó, một kích cỡ của chiếc áo đã hết sạch hàng, trong khi các cỡ khác chỉ còn số lượng ít. Số người tìm kiếm thông tin về chiếc áo hồng trên Google cũng nhảy vọt.
Nhiều người nhận xét rằng qua màu sắc và phong cách của chiếc áo trên, bà Melania đang ngầm bày tỏ sự ủng hộ với bà Hillary Clinton bởi các bộ cánh mang màu sắc rực rỡ rất được ứng viên đảng Dân chủ ưa thích. Điều này đã dẫn tới nhiều bài viết đi kèm từ khóa #WithHer trên Twitter.
Bà Melania trò chuyện với ông Trump và các con của chồng. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Bên cạnh đó, kiểu áo buộc nơ ở cổ nổi lên vào những năm 70 và 80 như một biểu tượng nữ quyền trong thời trang khi nhiều phụ nữ Mỹ tham gia vào lực lượng lao động và tìm kiếm một loại trang phục vừa nghiêm túc vừa nữ tính.
Trong khi đó, ông Trump từ lâu đã bị chỉ trích vì nhiều lần công kích và miệt thị phụ nữ. Ngay trước cuộc tranh luận, một video từ năm 2005, trong đó ông mô tả về những hành vi bạo lực tình dục của mình với phụ nữ, bị rò rỉ.
Bà Melania đã lên án những lời lẽ của chồng là “xúc phạm và không thể chấp nhận được”.
“Điều đó không đại diện cho người đàn ông mà tôi biết. Ông ấy có trái tim và tâm hồn của một nhà lãnh đạo. Tôi hy vọng mọi người sẽ chấp nhận lời xin lỗi của ông ấy như tôi, và tập trung vào các vấn đề quan trọng mà quốc gia của chúng ta và thế giới đang đối mặt”, bà nói.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trump bị cứa bởi lưỡi gươm vung ngay trước tranh luận với Clinton
Việc ông Trump sử dụng bê bối tình ái của chồng để công kích bà Clinton dường như không phát huy tác dụng mà còn khiến đối thủ vững vàng hơn.
Ông Trump và bà Clinton trong cuộc tranh luận trực tiếp lần hai. Ảnh: Reuters
Ngay trước thềm cuộc tranh luận trực tiếp lần hai, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã tung ra một quả bom, khi mời ba phụ nữ từng cáo buộc cựu tổng thống Bill Clinton quấy rối tình dục tham dự một cuộc họp báo, sau đó vào hội trường nghe tranh luận trực tiếp.
Theo giới phân tích, ông Trump tung ra vũ khí này nhằm mục đích "tiên phát chế nhân", ném búa rìu dư luận về phía bà Hillary Clinton, nhằm thoát khỏi vụ bê bối lớn sau khi đoạn video mang tính miệt thị phụ nữ gây sốc của ông bị công bố.
Bình luận viên Shawn Boburg của Washington Post cho rằng đây là một chiến thuật liều lĩnh của ông Trump nhằm dồn bà Clinton vào thế phải phòng thủ, nhưng mọi việc diễn ra trong cuộc tranh luận đã trái với dự tính của ông, thậm chí còn gây tác động ngược lại.
Juanita Broaddrick, Paula Jones, Kathleen Willey và Kathy Shelton là những phụ nữ từng cáo buộc ông Bill Clinton quấy rối tình dục và cưỡng hiếp, tuy nhiên không người nào có thể đưa ra bằng chứng chứng minh trước tòa, và ông Bill cũng đã bác bỏ những cáo buộc này. Bởi vậy, Boburg tin rằng đây có thể là "lá bài" cuối cùng mà ông Trump có thể sử dụng để lái sự chú ý ra khỏi những bình luận tục tĩu, xúc phạm phụ nữ của ông trong đoạn video vừa được rò rỉ.
Trump gọi những người phụ nữ này là "dũng cảm" khi đứng ra tố cáo chồng của bà Hillary Clinton. Nhưng điều trớ trêu là chính ông đã từng gọiPaula Jones, cựu viên chức nhà nước ở Arkansas kiện ông Bill Clinton tội quấy rối tình dục, bằng danh từ "kẻ thất bại". Và ông từng nói rằng nếu ông là ứng viên tổng thống, ông cũng sẽ gặp phải những tranh cãi tương tự.
Bình luận viên Cathleen Decker của LATimes cho rằng việc mời những phụ nữ này đến nghe trực tiếp cuộc tranh luận chứng tỏ ông Trump không có sự chuẩn bị kỹ càng cho cuộc đối đầu, mà chỉ áp dụng những biện pháp đối phó tình thế.
Theo Decker, ông Trump dường như hy vọng rằng bà Clinton sẽ mất bình tĩnh khi đối mặt với những phụ nữ cáo buộc chồng mình có hành vi quấy rối, hãm hiếp, và bà sẽ bị lu mờ trong phiên tranh luận, tự chứng minh cho hàng triệu khán giả truyền hình thấy rằng bà không xứng đáng trở thành tổng thống.
Tuy nhiên, có vẻ như ông Trump đã tính nhầm. Bình luận viên Hariet Alexander của Telegraph, bà Clinton là "một chính trị gia quá lão luyện" trước những tình huống như vậy, và không dễ gì để cuộc tranh luận trở nên mất kiểm soát khi có sự hiện diện của những người phụ nữ đó.
Trong khi ông Trump không ngừng tung ra những lời công kích cá nhân, bà Clinton vẫn điềm tĩnh ngồi trên ghế, với một dáng vẻ vững vàng, chắc chắn và kiên định.
Rõ ràng bà Clinton, người chưa từng mất bình tĩnh trước công chúng khi xuất hiện những lời tố cáo về hành vi lăng nhăng của chồng, đã có sự chuẩn bị và kế hoạch đối phó với bất kỳ câu hỏi nào về bê bối của chồng mình.
Decker cho rằng "lưỡi gươm" mà Trump tung ra có "hai lưỡi", không làm hại được đối thủ, ngược lại còn khiến ông càng đánh mất cảm tình đối với bộ phận cử tri là nữ giới đông đảo của nước Mỹ.
"Nếu có chiến lược sau những hành động này, thay vì công kích cá nhân đối thủ, Trump có lẽ nên lấy lòng những cử tri là phụ nữ ở các bang vùng Trung Tây, những người thường bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng hòa nhưng nay đã không còn ủng hộ ông", bình luận viên này nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Kết thúc tranh luận, thị trường tài chính "trao bàn thắng" cho bà Hillary Clinton Có thể thấy, nhà đầu tư đang khá yên tâm với phát súng đầu tiên trong cuộc đua đến Nhà Trắng năm nay. Theo Bloomberg, chiến dịch của bà Clinton đã nhận được 21,1 triệu USD từ 17 nhà tài phiệt, trong khi ông Trump chỉ nhận được 1,02 triệu USD từ 12 nhà tài phiệt. Cuộc tranh luận đầu tiên giữa 2...