Somalia và Ethiopia đạt thỏa thuận chấm dứt tranh chấp về tiếp cận Biển Đỏ

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông – Bắc Phi, ngày 11/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết các nhà lãnh đạo SomaliaEthiopia đã đạt được thỏa thuận chấm dứt tranh chấp gay gắt kéo dài gần một năm giữa hai nước sau nhiều giờ đàm phán tại Ankara.

Somalia và Ethiopia đạt thỏa thuận chấm dứt tranh chấp về tiếp cận Biển Đỏ - Hình 1
Tàu thuyền di chuyển tại cảng Saleef, ngoài khơi tỉnh Hodeida (Yemen), phía Tây Biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Erdogan ca ngợi đây là “thỏa thuận lịch sử”, đồng thời bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ là “bước đầu tiên hướng tới một khởi đầu mới dựa trên hòa bình và hợp tác giữa Somalia và Ethiopia”. Thổ Nhĩ Kỳ là bên trung gian tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa hai nước vùng Sừng châu Phi nói trên. Cuộc gặp ba bên ngày 11/12 thể hiện nỗ lực ngoại giao nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình. Trước cuộc gặp này, cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có cuộc gặp riêng rẽ với Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed tại Ankara.

Cũng trong ngày 11/12, báo Somalia Daily đưa tin Somalia và Ethiopia dự kiến vào tháng 2/2025 sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán kỹ thuật về vấn đề tiếp cận bờ biển bền vững của Addis Ababa qua Somalia. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán này. Hai bên dự kiến trong vòng 4 tháng sẽ đạt được một thỏa thuận chính thức về vấn đề liên quan, cùng một số thỏa thuận thương mại, trong đó có các hợp đồng thuê và cho thuê.

Kể từ tháng 1/2024, căng thẳng đã gia tăng ở vùng Sừng châu Phi sau khi Somaliland – một khu vực ly khai khỏi Somalia nhưng không được công nhận – đã đồng ý cho Ethiopia thuê 20 km bờ biển trong 50 năm.

Dù không giáp biển, nhưng Ethiopia muốn thiết lập một căn cứ hải quân và một cảng thương mại ven Biển Đỏ. Thỏa thuận thuê bờ biển đã gây ra những căng thẳng giữa Ethiopia và Somalia. Vào tháng 3/2024, Ethiopia và Somalia đã nhất trí đàm phán để tìm kiếm giải pháp.

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới

Theo thỏa thuận, Somaliland đồng ý cho Ethiopia thuê một cảng hải quân ở Biển Đỏ đã gây ra sự phẫn nộ từ phía Somalia và khơi mào một cuộc xung đột tiềm tàng mới.

Video đang HOT

1. Đúng vào ngày 1/1/2024, Thủ tướng Ethiopia, ông Abiy Ahmed đã ký vào thỏa thuận ban đầu với khu vực ly khai Somaliland của Somalia để sử dụng cảng Berbera ở Biển Đỏ.

Buổi lễ diễn ra vào sáng đầu tiên của năm 2024 tại thành phố Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia với sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Somaliland, ông Muse Bihi Abdi.

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 1
Lễ ký bản ghi nhớ giữa Ethiopia và Somaliland.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Văn phòng Thủ tướng Ethiopia mô tả thỏa thuận này là "lịch sử" và nói thêm rằng nó "sẽ mở đường để hiện thực hóa khát vọng của đất nước trong việc đảm bảo quyền tiếp cận biển và đa dạng hóa khả năng tiếp cận cảng biển".

Nói về thỏa thuận mình vừa ký, Thủ tướng Abiy cho biết: "Đây là điều được thống nhất với những người anh em Somaliland và một biên bản ghi nhớ đã được ký hôm nay". Sự "thống nhất" mà ông Abiy nhắc tới chính là điều bất ngờ mà nhà lãnh đạo này đã mơ hồ đề cập từ nhiều tháng trước khi ông bày tỏ quan điểm khẳng định quyền tiếp cận Biển Đỏ của đất nước mình.

Ethiopia là một trong những quốc gia đông dân nhất châu Phi với 120 triệu người, nhưng nền kinh tế của nước này bị hạn chế do thiếu khả năng tiếp cận biển. Quốc gia Đông Phi này bị cắt khỏi vịnh Aden sau cuộc chiến kéo dài 3 thập kỷ khiến Eritrea ly khai vào năm 1993, mang theo toàn bộ bờ biển trước đây của đất nước. Kể từ đó, Ethiopia chủ yếu dựa vào nước láng giềng Djibouti cho các hoạt động cảng của mình. Cảng Djibouti xử lý hơn 95% hàng hóa xuất nhập khẩu của Ethiopia. Chính quyền Addis Ababa thậm chí còn vận hành một tuyến vận chuyển từ cảng Djibouti.

Vào ngày 13/10/2023, phát biểu trước Quốc hội, ông Abiy nói rằng biển là "nguyên tắc cơ bản mang lại sự phát triển hoặc dẫn đến sự sụp đổ của Ethiopia". Tuyên bố của ông đã làm dấy lên mối lo ngại trên khắp khu vực Đông Phi. Các nhà phân tích khi đó đã tự hỏi, không biết ông Abiy có đề cập đến một cuộc xâm lược quân sự mới để hiện thực hóa mục tiêu của mình không. Nhưng, chính quyền Addis Ababa sau đó đã làm rõ rằng thủ tướng không đề cập đến bất kỳ loại hành động quân sự nào chống lại các nước láng giềng. Cuối cùng, thỏa thuận với Somaliland đã trở thành lựa chọn của ông Abiy, nhưng tất nhiên, nó có cái giá của nó. Sự "thống nhất" đó chính là nước cờ "có đi có lại" giữa hai bên mà nhà lãnh đạo Somaliland đã nhắc đến trong buổi họp báo ngay sau lễ ký: "Chúng tôi rất vui mừng và cảm ơn Thủ tướng Ethiopia khi ký thỏa thuận tại đây. Chúng tôi cho phép họ tiếp cận 20 km biển của chúng tôi và họ cũng sẽ công nhận chúng tôi là một quốc gia độc lập. Họ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Somaliland sau khi ký biên bản ghi nhớ này".

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 2
Cảng Berbera, nơi Ethiopia sẽ đặt căn cứ Hải quân của mình.

2. Somalia và Somaliland có một lịch sử lâu dài. Cả hai vùng đất này giành độc lập từ người Anh và Italy. Có cùng gốc dân Somali, vào năm 1960, họ sáp nhập với nhau để thành lập một nước cộng hòa. Somaliland tách khỏi Somalia vào năm 1991 sau khi tiến hành một cuộc chiến tranh giành độc lập do những xung đột về sắc tộc. Đó là một cuộc chiến gây nhiều tổn thương cho cả hai bên, trong đó có sự kiện nổi tiếng là "Diệt chủng Isaaq" với hàng trăm nghìn người bị thiệt mạng.

Dù cuộc chiến đã kết thúc hơn 30 năm nhưng Somalia vẫn coi Somaliland là một phần lãnh thổ không thể tách rời của đất nước mình. Cũng không có tổ chức quốc tế nào công nhận quyền độc lập của Somaliland, bất chấp vùng đất này đã thông qua hiến pháp độc lập vào năm 2001. Vì thế, việc Ethiopia ký vào bản ghi nhớ sẽ "đánh giá chuyên sâu" về "mong muốn độc lập của Somaliland" - trích thông báo từ Văn phòng Chính phủ Ethiopia - không thể khiến chính quyền ở Mogadishu (thủ đô của Somalia) hài lòng.

Ngay lập tức, chính quyền Mogadishu đã triệu hồi đại sứ của mình từ Ethiopia vào hôm 2/1/2024 để tổ chức "các cuộc thảo luận" về vấn đề này. Chính quyền Somalia nhấn mạnh thỏa thuận cảng được ký một ngày trước đó sẽ làm gia tăng căng thẳng và gây nguy hiểm cho sự ổn định ở khu vực Sừng châu Phi rộng lớn hơn.

Tổng thống Somalia, ông Hassan Sheikh Mohamud phát biểu trước Quốc hội hôm 2/1: "Chúng tôi sẽ không đứng yên nhìn chủ quyền của mình bị xâm phạm". Cơ quan truyền thông nhà nước SONNA của Somalia tuần trước đó cũng mới đưa tin rằng, sau các nỗ lực hòa giải giữa Somalia và Somaliland đang diễn ra tích cực. Thỏa thuận giữa Somaliland và Ethiopia diễn ra chỉ vài ngày sau khi Mogadishu và Hargeisa đồng ý khởi động lại các cuộc hòa giải do Djibouti dẫn đầu nhằm giúp cả hai bên giải quyết các vấn đề của họ.

Moustafa Ahmad, một nhà nghiên cứu độc lập từ Hargeisa, nói rằng, với diễn biến mới nhất này, những cuộc đàm phán đó có thể bị đình trệ một lần nữa. Ahmad nói: "Cả hai bên đều chia sẻ những cách giải thích khác nhau về những gì cuộc đàm phán đòi hỏi. Mogadishu cho biết, đây là cuộc nói chuyện về sự đoàn tụ và Somaliland nói rằng đó là để quyết định số phận của mình với tư cách là một quốc gia độc lập. Nó chắc chắn sẽ thất bại, nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ là chất xúc tác cho sự sụp đổ của nó".

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 3
Không còn là lời nói, Tổng thống Somalia tung hành động vô hiệu hóa thỏa thuận giữa Ethiopia - Somaliland. Nguồn: AFP

3. Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Ethiopia, ông Redwan Hussien cho biết, thỏa thuận mới mở đường cho phép Ethiopia thực hiện các hoạt động thương mại hàng hải trong khu vực bằng cách cho phép nước này tiếp cận căn cứ quân sự cho thuê trên Biển Đỏ. Điều đó có nghĩa là sẽ có sự hiện diện quân sự của Ethiopia tại Somaliland. Một điều rõ ràng là có tính khiêu khích mạnh mẽ với chính quyền ở Mogadishu trong nỗ lực "đòi lại" vùng lãnh thổ đang tách rời này. Phản ứng mạnh mẽ của người Somalia sau đó là có thể hiểu được.

Trong cuộc họp báo ngày 4/1/2024 tại thủ đô Mogadishu, người phát ngôn của Chính phủ Somalia, ông Farhan Mohamed Jimale cho biết: "Bước đi của Ethiopia là một cuộc tấn công gây nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình của khu vực vốn đang lung lay với nhiều vấn đề. Đó là sự vi phạm và xâm phạm công khai chủ quyền, tự do và sự thống nhất của Cộng hòa Liên bang Somalia. Cái gọi là "Bản ghi nhớ" và "Thỏa thuận hợp tác" là vô hiệu".

Đáp lại, Chính phủ Ethiopia cũng đưa ra tuyên bố: "Thỏa thuận này cho phép Somaliland có được sự hỗ trợ và quan hệ đối tác mà họ không thể nhận được từ bất kỳ quốc gia nào khác, đồng thời đáp ứng các nhu cầu lâu dài của họ". Với giọng điệu căng thẳng và khiêu khích, người ta lo ngại những rạn nứt ngoại giao giữa Ethiopia và Somalia có thể kéo theo một cuộc xung đột vũ trang mới giữa hai nước. Hai quốc gia láng giềng này vốn đã có sẵn một lịch sử xung đột lãnh thổ. Năm 1977, Somalia xâm chiếm Ogaden, vùng lãnh thổ tranh chấp hiện thuộc Ethiopia. Sự thất bại trong cuộc chiến đó đã khơi mào cho việc Somaliland tuyên bố độc lập. Đó có thể là một "vết thương lòng" của những người Somalia có tư tưởng dân tộc. Trong giai đoạn 2006-2009, quân đội Ethiopia cũng từng tiến vào Mogadishu để truy quét phiến quân Hồi giáo. Hiện, vẫn còn hàng nghìn lính Ethiopia trên lãnh thổ Somalia trong những nhiệm vụ khác nhau. Một cuộc xung đột mới có thể sẽ kéo cả Somaliland vào vòng xoáy và dẫn đến sự hỗn loạn ở khu vực vùng Sừng châu Phi.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2018, Thủ tướng Abiy đã kéo đất nước của mình vào 3 cuộc xung đột khác nhau với các lực lượng trong khu vực. Nhà lãnh đạo này được ủng hộ mạnh mẽ vì có tư tưởng dân tộc nhưng cũng được biết đến là người rất cứng rắn. Hiện, cả hai đất nước đều đang phải đối mặt với nhiều bất ổn bên trong. Mogadishu đang tiến hành một cuộc chiến lâu dài với nhóm vũ trang Hồi giáo al-Shabab. Ethiopia đang giải quyết hậu quả của cuộc chiến Tigray cũng như bất ổn tại khu vực Amhara phía Bắc đất nước.

Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ xung đột mới - Hình 4
Bản đồ khu vực.

Một số quốc gia và tổ chức quốc tế đã lên tiếng về thỏa thuận mới này. Hầu hết đều ủng hộ Somalia. Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều đưa ra tuyên bố kêu gọi Ethiopia tôn trọng chủ quyền của Somalia. Liên đoàn Arab cũng kêu gọi Ethiopia nên "tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc của tình láng giềng tốt". Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD), một khối thương mại của nhóm các nước Đông Phi thì từ chối đứng về phía nào trong một tuyên bố hôm 3/1, thay vào đó kêu gọi tất cả các bên giải quyết vấn đề một cách thân thiện. Mogadishu đã chỉ trích phản ứng này, nói rằng nó không có sự lên án thích đáng.

Bất chấp những tranh cãi và lo ngại về căng thẳng gia tăng, người Somaliland đã ăn mừng trên đường phố sau khi công bố thỏa thuận về cảng. Họ vui mừng về triển vọng khu vực của họ được các nước khác công nhận và những cơ hội kinh tế mà họ tin rằng đang chờ đợi họ ngoài tầm ảnh hưởng của Mogadishu. Nhưng, đó cũng là lúc mọi con mắt đổ dồn về phía Somalia để xem nước này sẽ phản ứng như thế nào. Dù thế nào, đó cũng sẽ là một tin xấu cho khu vực bất ổn hàng đầu của châu Phi này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạchNghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạch
12:48:54 10/01/2025
Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông TrumpThách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump
20:11:16 10/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắngThảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắng
09:15:57 11/01/2025
Tòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nayTòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nay
20:05:13 10/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngụcThảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngục
10:00:11 10/01/2025
UAV Ukraine tấn công các cơ sở quân sự bí mật của NgaUAV Ukraine tấn công các cơ sở quân sự bí mật của Nga
22:17:31 11/01/2025
Đòn đáp trả cứng rắn của Canada khi ông Trump dọa sáp nhập lãnh thổĐòn đáp trả cứng rắn của Canada khi ông Trump dọa sáp nhập lãnh thổ
21:29:50 11/01/2025
AI sắp đạt được bước đột phá mới, có thể vượt qua trí tuệ con người?AI sắp đạt được bước đột phá mới, có thể vượt qua trí tuệ con người?
22:19:55 11/01/2025

Tin đang nóng

Án mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹÁn mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹ
21:17:51 11/01/2025
18 thuyền viên Việt Nam gặp nạn nguy hiểm trên vùng biển quốc tế18 thuyền viên Việt Nam gặp nạn nguy hiểm trên vùng biển quốc tế
20:44:04 11/01/2025
Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?
22:15:58 11/01/2025
Ông hoàng bà chúa Cbiz làm 1 việc "ngàn năm có 1" tránh tranh địa vị thảm đỏ, Triệu Lệ Dĩnh vẫn sáng át dàn sao ở Đêm hội WeiboÔng hoàng bà chúa Cbiz làm 1 việc "ngàn năm có 1" tránh tranh địa vị thảm đỏ, Triệu Lệ Dĩnh vẫn sáng át dàn sao ở Đêm hội Weibo
21:50:38 11/01/2025
Nam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đờiNam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đời
21:58:40 11/01/2025
Mỹ nhân đẹp nhất Đêm hội Weibo 2025: Nhan sắc xé sách bước ra, chặt chém cả dàn sao vì lên đồ chẳng giống aiMỹ nhân đẹp nhất Đêm hội Weibo 2025: Nhan sắc xé sách bước ra, chặt chém cả dàn sao vì lên đồ chẳng giống ai
22:27:37 11/01/2025
5 triệu người xem Quang Hải nhảy múa khi vừa bước xuống từ xế hộp bạc tỷ, ôm con nhún nhảy dưới gốc bưởi5 triệu người xem Quang Hải nhảy múa khi vừa bước xuống từ xế hộp bạc tỷ, ôm con nhún nhảy dưới gốc bưởi
21:02:33 11/01/2025
Tóm dính cặp đôi Hoa ngữ "tíu tít" tại Đêm Hội Weibo 2025: Sự kiện nào cũng ngồi cạnh nhau, cả làng mong phim giả tình thậtTóm dính cặp đôi Hoa ngữ "tíu tít" tại Đêm Hội Weibo 2025: Sự kiện nào cũng ngồi cạnh nhau, cả làng mong phim giả tình thật
22:39:05 11/01/2025

Tin mới nhất

Đức ghi nhận đợt bùng phát bệnh lở mồm long móng lần đầu tiên sau 35 năm

Đức ghi nhận đợt bùng phát bệnh lở mồm long móng lần đầu tiên sau 35 năm

05:59:14 12/01/2025
Thông tin mới nhất về bệnh và các biện pháp phòng ngừa hiện được cập nhật thường xuyên trên Hệ thống thông tin y tế động vật thế giới (WAHIS).
Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản: 'Từ cội nguồn, hướng tới tương lai'

Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản: 'Từ cội nguồn, hướng tới tương lai'

05:33:30 12/01/2025
Ngoài ra, trong năm 2024, Chi hội VYSA Gifu cũng đã được thành lập, giúp mở rộng hơn nữa hoạt động của thanh niên sinh viên Việt Nam tại khu vực miền Trung của Nhật Bản.
Người dân Mayotte hứng chịu cơn bão thứ 2 trong một tháng qua

Người dân Mayotte hứng chịu cơn bão thứ 2 trong một tháng qua

05:30:47 12/01/2025
Tuy nhiên, các nhà dự báo cho biết cơn bão sẽ yếu dần vào tối 11/1, xuống mức bão nhiệt đới mạnh trước khi di chuyển ra khỏi bờ biển phía Nam Mayotte vào ngày sau đó.
Ngăn chặn thành công âm mưu đánh bom thánh đường ở ngoại ô Damascus

Ngăn chặn thành công âm mưu đánh bom thánh đường ở ngoại ô Damascus

05:21:59 12/01/2025
Nhà chức trách Syria thông báo vừa phá vỡ một âm mưu tấn công của các tay súng có liên quan tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Phát hiện nhiều giải pháp mới của Ukraine nhằm khắc phục việc thiếu vũ khí hiện đại

Phát hiện nhiều giải pháp mới của Ukraine nhằm khắc phục việc thiếu vũ khí hiện đại

05:11:24 12/01/2025
Bệ phóng này có khả năng phóng các loại rocket cỡ 128mm được thiết kế để tấn công cả mục tiêu là con người lẫn các mục tiêu bọc thép, công sự và các cấu trúc khác của đối phương.
Syria chặn tàu chở hàng Sparta II của Nga tại cảng chiến lược Tartus

Syria chặn tàu chở hàng Sparta II của Nga tại cảng chiến lược Tartus

05:06:31 12/01/2025
Việc chính quyền Assad sụp đổ đã thúc đẩy Moskva tham gia đàm phán với chính quyền mới nhằm bảo vệ chỗ đứng còn lại của mình tại Syria, đặc biệt là căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Khmeimim.
Hân hoan đón 'Xuân quê hương 2025 - Tết đại đoàn kết' tại Fukuoka, Nhật Bản

Hân hoan đón 'Xuân quê hương 2025 - Tết đại đoàn kết' tại Fukuoka, Nhật Bản

05:02:24 12/01/2025
Sự kiện còn có sự tham gia của các đoàn ngoại giao và bạn bè quốc tế và đông đảo kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Kyushu - Okinawa và Trung Nam Nhật Bản.
Tên lửa không đối không Nga bắn hạ máy bay MiG-29 của Ukraine

Tên lửa không đối không Nga bắn hạ máy bay MiG-29 của Ukraine

04:59:08 12/01/2025
Theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Nga, một máy bay chiến đấu của họ đã bắn hạ chiếc MiG-29 của Ukraine. Thông tin này phù hợp với các báo cáo từ ngày 5/1, khi một đoạn video xuất hiện cho thấy chiếc MiG-29 đang tìm cách tránh một tên lửa ...
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thiệt hại từ lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với dầu Nga

Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thiệt hại từ lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với dầu Nga

04:56:51 12/01/2025
Về phía Guyana, Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Vickram Bharrat khẳng định sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ một lượng lớn dầu thô, với điều kiện Exxon Mobil - đơn vị khai thác dầu ngoài khơi chính của Guyana - đồng ý với thỏa thuận này.
IMF: Kinh tế toàn cầu năm 2025 ổn định nhưng gặp nhiều thách thức

IMF: Kinh tế toàn cầu năm 2025 ổn định nhưng gặp nhiều thách thức

04:54:46 12/01/2025
Bà Georgieva cho biết với việc lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và dữ liệu cho thấy thị trường lao động ổn định, Fed có thể chờ thêm dữ liệu trước khi thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo.
Tại sao lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ với dầu mỏ Nga lại là một vấn đề lớn?

Tại sao lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ với dầu mỏ Nga lại là một vấn đề lớn?

04:51:12 12/01/2025
Động thái này được đánh giá có khả năng gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga nhiều hơn bất kỳ biện pháp nào mà phương Tây từng áp dụng trước đây.
Ukraine được tăng cường khả năng phòng thủ trong gói viện trợ cuối cùng từ chính quyền Biden

Ukraine được tăng cường khả năng phòng thủ trong gói viện trợ cuối cùng từ chính quyền Biden

04:50:01 12/01/2025
Được thực hiện theo Quyền rút vốn của Tổng thống (PDA), gói viện trợ này đảm bảo việc chuyển giao nhanh chóng các thiết bị quân sự từ kho dự trữ hiện có của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên "lùn nhất" Việt Nam bị soi thiếu vắng bố mẹ chồng trong ngày cưới, lý do phía sau gây xót xa

Nữ diễn viên "lùn nhất" Việt Nam bị soi thiếu vắng bố mẹ chồng trong ngày cưới, lý do phía sau gây xót xa

Sao việt

06:34:12 12/01/2025
Vào đầu tháng 1 vừa qua, diễn viên Trương Phương đã tổ chức hôn lễ với bạn trai ngoại quốc. Trong ngày vui, cô liên tục thể hiện tình cảm thắm thiết với nửa kia trước đông đảo quan khách.
Hà Nội gia tăng ca mắc sởi

Hà Nội gia tăng ca mắc sởi

Sức khỏe

06:27:44 12/01/2025
Hiện tại, Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đang điều trị cho bốn bệnh nhân mắc sởi nặng từ 10 tháng đến 4 tuổi. Theo bác sĩ điều trị, hầu hết các ca mắc sởi đều chưa đến tuổi tiêm phòng sởi và tiêm phòng chưa đầy đủ.
Baifern Pimchanok đại chiến visual với Lý Nhất Đồng và công chúa Cbiz, đang được cả cõi mạng "đẩy thuyền" với Trương Lăng Hách

Baifern Pimchanok đại chiến visual với Lý Nhất Đồng và công chúa Cbiz, đang được cả cõi mạng "đẩy thuyền" với Trương Lăng Hách

Sao châu á

06:26:28 12/01/2025
Khung hình chung giữa Baifern Pimchanok và dàn sao xứ Trung ở Đêm hội Weibo đang là tâm điểm bàn luận trên MXH Weibo.
Kim Kardashian bị chỉ trích vì quảng bá kinh doanh giữa thảm họa cháy rừng

Kim Kardashian bị chỉ trích vì quảng bá kinh doanh giữa thảm họa cháy rừng

Sao âu mỹ

06:07:05 12/01/2025
Kim Kardashian đang hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội khi thương hiệu thời trang Skims của cô vẫn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội
Cặp đôi Hoa ngữ hôn ngọt như mía lùi ở phim cổ trang mới: Netizen chấm 100 điểm, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc

Cặp đôi Hoa ngữ hôn ngọt như mía lùi ở phim cổ trang mới: Netizen chấm 100 điểm, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc

Hậu trường phim

06:06:13 12/01/2025
Mới đây, cảnh hôn ngọt như mía lùi của Trần Phi Vũ và Địch Lệ Nhiệt Ba đã được chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút nhiều sự chú ý.
Mỹ nam đóng chính cùng lúc 2 phim Hàn đang hot điên đảo, chỉ cần cạo râu là nhan sắc thăng hạng ngút ngàn

Mỹ nam đóng chính cùng lúc 2 phim Hàn đang hot điên đảo, chỉ cần cạo râu là nhan sắc thăng hạng ngút ngàn

Phim châu á

06:04:32 12/01/2025
Mỹ nam 8x đang phủ sóng khắp mọi mặt trận từ truyền hình lẫn điện ảnh khi có đến 2 tác phẩm ra mắt cùng lúc tại thị trường châu Á.
Bất ngờ tìm thấy chất chống ung thư trong loại nấm bán đầy chợ Việt

Bất ngờ tìm thấy chất chống ung thư trong loại nấm bán đầy chợ Việt

Ẩm thực

06:00:31 12/01/2025
Người tiêu dùng được khuyến khích sử dụng loại nấm mỡ này trong chế độ ăn uống hàng ngày, kết hợp cùng lối sống khỏe mạnh, giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
Tổng thống Ukraine công bố ảnh và giấy tờ quân nhân bên thứ ba bị bắt ở Kursk

Tổng thống Ukraine công bố ảnh và giấy tờ quân nhân bên thứ ba bị bắt ở Kursk

04:41:56 12/01/2025
Theo ông Zelensky, các binh sĩ của Ukraine đã bắt giữ các quân nhân này ở tỉnh Kursk, dù bị thương, nhưng họ vẫn sống sót và đã được đưa đến Kiev, nơi họ đang làm việc với Cơ quan An ninh Ukraine.
Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Netizen

22:25:15 11/01/2025
Nam tài xế không mặc áo, có biểu hiện không tỉnh táo, lái ô tô lạng lách, chèn ép một xe khác trên đường ĐT746, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

Tv show

21:34:35 11/01/2025
Chương trình Táo quân 2025 sẽ lên sóng tối 29 Tết Nguyên đán 2025 nhưng thời gian ghi hình chương trình vẫn chưa được tiết lộ.
Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Tin nổi bật

21:32:35 11/01/2025
Một giáo sư Trung Quốc bị chỉ trích trên mạng xã hội vì tuyên bố phụ nữ có thể sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 người con . Ông cho rằng phụ nữ theo đuổi sự nghiệp thường có tuổi thọ ngắn hơn.